Cây cần sa: Tìm hiểu cách nhận biết, phân loại, cách sử dụng
Cây cần sa là một loài cây được nhắc tới thường xuyên trên báo đài Việt Nam. Là một loài cây bị cấm trồng tự phát tại Việt Nam bởi nhiều lý do. Phần nhiều là do bên trong cây có chất gây nghiện nhưng để hiểu rõ về đặc điểm nhận biết cây cần sa, các loại cần sa, cách sử dụng và một số hình ảnh cây cần sa ra hoa, mời các bạn cùng đọc bài viết dưới đây.
Đặc điểm nhận biết cây cần sa
Cây cần sa có tên tiếng anh là Sativa. Đây là loại cây chính để sản xuất ma túy thông dụng tại Việt Nam và được các “dân chơi” thân thiết gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như “cỏ”, “bồ đà”, “tài mà”,… Nếu chữa từng thấy loài cây này thì rất khó nhận biết cây cần sa bởi hình thức bên ngoài của cần sa thì trông giống như cỏ dại, trông giống lá trà, có thể chứa các hạt hoặc chia thành nhiều nhánh nhỏ khác nhau. Cây thường có màu xám, xanh hoặc nâu. Trước đây, người dân vùng cao thường xem nó như một cây rau, cây thuốc hút được sử dụng mỗi ngày bởi khoái cảm và sự đê mê nó mang lại. Người ta thường quấn thành hình tròn giống điếu thuốc để hút hoặc thái sợi nhỏ và hút bằng điếu giống như thuốc lào. Ngoài ra, một số người còn sử dụng cần sa bằng cách phơi khô, nghiền bột sau đó trộn lẫn cùng thức ăn.
Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu ra, bên trong cây cần sa có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng hạ đường huyết, hạ huyết áp đột ngột, có tác dụng an thần, kích thích tạo khoái cảm, tạo sự hưng phấn tột độ và làm con người ta tưởng tượng ra những quang cảnh trong mơ lung linh huyền ảo. Vậy nên một số người, đặc biệt là những người đàn ông vùng cao thiếu hiểu biết thường xem đây là một thần dược diệu kỳ giúp con người ta khỏe mạnh.
Cây cần sa có mấy loại?
Hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới chưa có sự thống kê cụ thể về chủng loại và số lượng của cây cần sa. Nên việc “cây cần sa có mấy loại?” thì vẫn là một dấu chấm hỏi. Theo nghiên cứu thì hiện tại trên thị trường có chủ yếu 3 loại cần sa sau:
Cây cần sa lưỡng tính
Đây là loại cây cần sa đặc biệt, xuất hiện cả hoa đực và cái trên cùng một cây. Loại này được sinh ra không phải do di truyền mà do qua quá trình chăm bón cho cây bị một số tác động bên ngoài khiến cây bị biến đổi gen. Loại cây này là kết quả của việc nhân giống thất bại. Nguyên nhân bởi loài cây này không có chứa nhiều THC (hợp chất gây nghiện trong cây). Vậy nên, nếu trồng được loại cây lưỡng tính này thì người trồng sẽ lập tức chặt bỏ bởi nó không mang lại quá nhiều giá trị kinh tế và không mang lại lợi ích cho người trồng.
Cây cần sa hoa đơn
Cây cần sa hoa đơn là chỉ các loại cây cần sa chỉ ra hoa có một màu. Các màu sắc hoa được phát hiện gồm: đỏ, xanh, tím, vàng, đen, cam, trắng. Còn cây ra hoa màu gì là do chất anthocyanin có trong cây quyết định. Tùy vào độ PH có trong môi trường khi cây sinh trưởng mà cũng cho ra màu hoa khác nhau. Bên cạnh đó màu sắc của cây cũng do yếu tố di truyền quyết định.
Cây cần sa cầu vồng
Tên gọi cây cần sa cầu vồng là chỉ các loại cây cần sa có hoa với màu sắc đa dạng. Một cây có thể ra hoa với nhiều màu sắc khác nhau. Dựa vào sự biến đổi đa dạng theo môi trường sống của bốn bộ phận của cây như: nhụy, đài, lá, tuyến nhựa nên cây cũng có thể biến đổi màu sắc dựa vào ánh sáng bên ngoài môi trường.
Ngoài 3 loại cần sa chính như trên, các nhà khoa cũng chia cây cần cần thành nhiều nhánh khác nhau như cây cần sa đực, cây cần sa cái, cây cần sa bonsai,…
Các loại cây cần sa ở Việt Nam
Hiện nay, các loại cây cần sa ở Việt Nam được phân loại theo màu sắc của hoa. Chủ yếu với ba loại cây chính:
Cây cần sa hoa đỏ
Cây cần sa hoa đỏ là loại cây bị biến đổi màu sắc của hoa do tác động của môi trường, của con người. Vào cuối chu trình phát triển của cây, khi cây chuẩn bị ra hoa, các chồi hoa sẽ bị chuyển màu bất thường sang màu đỏ đậm hơn bình thường.
Cây cần sa hoa tím
Giống như cây cần sa hoa đỏ, cây cần sa hoa tím là loại cần sa bị biến đổi gen. Vào cuối chu kỳ, cây sinh ra quá nhiều chất anthocyanin khiến cho cây không hấp thụ được ánh nắng mặt trời để quang hợp, chính vì vậy nên hoa và lá mang màu tím.
Cây cần sa hoa xanh
Cây cần sa hoa xanh là loại cây cần sa khỏe mạnh, không bị biến đổi, là giống cây cần sa nguyên bản được trồng tại Việt Nam từ trước tới nay.
Cách sử dụng cây cần sa
Hiện nay, cây cần sa đang bị nhà nước cấm trồng và có điều luật về việc phạm tội trồng cần sa trái phép. Vậy nên, cây cần sa chỉ được trồng khi cơ quan nhà nước cấp phép. Những cây cần sa này chủ yếu được sản xuất thành thuốc điều trị bệnh vậy nên cách sử dụng cây cần sa như thế nào sẽ được các bác sĩ hướng dẫn cụ thể khi bạn đi thăm khám và điều trị.
Tác dụng của cây cần sa
Tất cả mọi người đều được biết cây cần sa chính là một loại cây chứa chất gây nghiện và bị nhà nước cấm sử dụng trái phép, cấm trồng và sản xuất cũng như bán ra bên ngoài. Tuy nhiên về mặt y tế thì cây cần sa có nhiều hoạt chất có ích cho sức khỏe.
Cây cần sa có tác dụng giảm cân
Trong cây cần sa có nhiều hoạt chất giúp cho cơ thể của chúng ta sản xuất ra nhiều insulin, một hoạt chất kiểm soát được cân nặng và giúp cơ thể tiêu hao calo mạnh. Giảm cảm giác thèm ăn và giảm cân một cách hiệu quả.
Cây cần sa có tác dụng tốt cho người bị tiểu đường
Cây cần sa giúp giảm cân, từ đó kiểm soát được trọng lượng cơ thể và chống lại căn bệnh tiểu đường. Vậy nên, đây cũng là loại cây sẽ được chế biến thành thuốc trị tiểu đường rất tốt trên thị trường trong tương lai.
Cần sa có tác dụng cho những người bị bệnh ung thư
Nhiều nhà khoa học của Việt Nam và quốc tế cũng đã nghiên cứu ra rằng, cần sa có tác dụng đẩy lùi tế bào ung thư. Nhưng một số người trong chính phủ cũng đã bác bỏ nghiên cứu này vì họ cho rằng cây cần sa chứa hàm lượng chất THC quá lớn sẽ gây nghiện cho người bệnh.
Cần sa giúp chữa bệnh trầm cảm
Rất nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra cây cần sa có tác dụng điều trị cho trẻ em bị trầm cảm và một số người đang có nguy cơ tái phát bệnh trầm cảm trở lại.
Cần sa làm giảm stress
Bên trong cây cần sa có một số thành phần hỗ trợ làm giảm lo âu, stress, tạo cảm giác thoải mái.
Trên đây là các tác dụng chính của cây cần sa. Ngoài ra còn rất nhiều tác dụng khác của cây cần sa đang được các nhà khoa học nghiên cứu thêm.
Tác hại của cần sa
Cần sa là một loại cây vừa có tác dụng tốt cho sức khỏe và cũng có tác hại đối với sức khỏe con người. Tác hại ra sao thì còn được quyết định bởi liều dùng, loại cây sử dụng và số lượng chất gây nghiện THC có trong loại cần sa đó.
Khi sử dụng tức thì
- Hàm lượng nhỏ: Cơ thể sẽ được khỏe khoắn tức thời nhưng sẽ không kiểm soát được các cơ ở miệng và tay chân. Cười điên dại và rất khó tập trung xử lý được công việc, cơ thể mất cân bằng, nóng lên, tim đập nhanh hơn và có hiện tượng mắt đỏ.
- Hàm lượng lớn: Xuất hiện ảo giác, cơ thể sẽ sinh ra những cảm giác không thực như lo lắng, run sợ, khó hòa nhập với mọi người xung quanh và không kiểm soát được bản thân, khó điều khiển được các động tác cơ thể, ảnh hưởng tới khả năng hoạt động bình thường của con người.
Khi sử dụng lâu dài
Có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp và phổi: Như viêm phổi, ung thư, ho lao, ho khan liên tục, viêm hô hấp cấp,.. Suy giảm trí nhớ và không thể tiếp thu được những cái mới. Giảm khoái cảm khi quan hệ tình dục, tinh trùng yếu và dễ mắc các bệnh đường sinh dục.
Đối với nữ giới thì sẽ bị rối loạn nội tiết, kinh nguyệt thay đổi và dễ mang trong mình các bệnh tình dục. Có tác hại rất lớn đối với tâm lý con người. Dễ sinh ra ảo giác không tồn tại, nặng hơn có nguy cơ bị tâm thần. Gây nên các triệu chứng như cơ thể mất nước, uể oải, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt và nếu không được đưa tới bệnh viện kịp thời còn có nguy cơ mất mạng.
Hoa cây cần sa có màu gì và một số hình ảnh cây cần sa ra hoa
Chắc hẳn bởi vẻ đẹp của hoa cần sa mang lại nên việc “Hoa cây cần sa màu gì?” đang được mọi người quan tâm khá nhiều. Như đã biết ở trên thì hoa cây cần sa chủ yếu có 3 màu đó là: Xanh, đỏ, tím. Vậy nên, Elead xin gửi tới bạn một số hình ảnh cây cần sa ra hoa đẹp để bạn có thể chiêm ngưỡng và hiểu hơn về loại cây này:
Trên đây là thông tin về đặc điểm nhận biết cây cần sa, các loại cần sa, cách sử dụng cũng như một số hình ảnh cây cần sa ra hoa mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng nó có hữu ích cho cuộc sống của bạn.
Xem thêm: Các loại cây cảnh đẹp và dễ trồng – Vựa cây cảnh uy tín.
Sinh Vật Cảnh -Các loại cây cảnh đẹp và dễ trồng – Vựa cây cảnh uy tín.
Cây lưỡi hổ: Ý nghĩa, tác dụng, tác hại, những sai lầm khi trồng
Cây kim ngân: Tác dụng, cách chọn, cách trồng và chăm sóc
Cây thông Noel: Nguồn gốc, ý nghĩa và một số hình ảnh đẹp
Cây cỏ máu: Nhận biết, tác dụng, tác hại và cách dùng
Cây kim tiền trong phong thủy, cách trồng và tác hại của cây