Cây trầu bà: Ý nghĩa, phân loại, tác dụng và cách trồng

Cây trầu bà là một loại cây cảnh phong thủy dễ chăm sóc, có tuổi thọ cao, thân cỏ, có hình dáng giống cây trầu, có thể trồng trong chậu thủy sinh hoặc trồng trực tiếp trên đất. Mỗi một người chơi cây hoặc có ý định lựa chọn cho mình một loại cây phong thủy thì chắc chắn cũng đã một lần tham khảo tới cây trầu bà. Vậy “ý nghĩa phong thủy cây trầu bà là gì?, các loại trầu bà, tác dụng, cách trồng ra sao” thì lại không phải ai cũng biết rõ. Hôm nay elead.com.vn sẽ cùng bạn đi giải đáp cho những câu hỏi này.

Nội Dung Chính

Ý nghĩa phong thủy cây trầu bà

Cây trầu bà là loại cây mang giá trị thẩm mỹ cao, tốt cho sức khỏe và mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt cho người trồng. Ý nghĩa phong thủy cây trầu bà chính là sự phát triển không ngừng, sự thịnh vượng, tiền tài, tiền bạc và may mắn. Khi sử dụng trầu bà làm cây phong thủy thì sẽ giúp cho mọi chuyện suôn sẻ, làm gì cũng dễ dàng và thuận lợi, tránh được nhiều vận xui trong cuộc sống. Hạn chế được những tính cách xấu của gia chủ, bổ trợ và giúp đỡ gia chủ có nhiều vận khí tốt, tiếp thêm nhiều sức lực cho họ vượt qua thử thách trong công việc và cuộc sống. Vậy nên đây là một loại cây rất phù hợp để làm cây phong thủy hỗ trợ tài vận, may mắn và dẫn lối cho gia chủ tiến tới thành công. 

Ý nghĩa phong thủy cây trầu bà

Ý nghĩa phong thủy cây trầu bà

Cây trầu bà hợp mệnh gì? 

Cây trầu bà hợp với những người mang mệnh Mộc bởi người mang trong mình bản mệnh Mộc là một người rất có lòng tin, chính bởi vì lòng tin này lại mang lại cho người mệnh Mộc nhiều tai họa. Họ dễ tin người và có cách xử lý mọi chuyện không dứt khoát đặc biệt là ở phương diện tình cảm. Bởi thế cây trầu bà là một loại cây có thể áp chế được tính cách này của người mệnh Mộc, hỗ trợ người mệnh Mộc phát triển và thăng tiến hơn trong công việc.  

Cây trầu bà hợp tuổi gì? 

Cây trầu bà hợp với những người tuổi Ngọ. Bởi tuổi Ngọ thường mang trong mình nhiều tính cách tốt nhưng họ lại là người không biết tiết kiệm và thường xuyên tiêu xài phung phí. Họ là một người quan trọng vẻ bề ngoài và không biết giữ tiền của. Chính bởi vì tính cách này nên họ ít khi có cuộc sống dư dả. Vậy nên khi sở hữu cho mình cây trầu bà sẽ mang lại nhiều lợi ích cho họ. Đầu tiên là kìm hãm được các tính cách trong con người họ giúp cho họ chi tiêu một cách hợp lý. Tích trữ được nhiều tiền của hơn và nhanh chóng thăng tiến trong công việc, việc tích trữ tiền tài có thể nhanh như diều gặp gió. 

Các loại cây trầu bà

Cây trầu bà leo lá to

Trầu bà leo là loại cây trầu bà có kích thước không quá lớn, phần lá to hơn bình thường nên được gọi là cây trầu bà leo lá to. Loại cây này có thể phù hợp với mọi không gian, có thể uốn nắn theo ý thích một cách rất dễ dàng và trồng phù hợp nhất trong chậu thủy sinh. Đây là loại cây thường được ưu tiên đặt ở trên bàn làm việc, trong các quán cafe, những hiệu sách,… Bởi đặc tính phát triển của cây theo dạng dây leo và có thể phát triển theo không gian sống nên không ít người còn trồng trầu bà leo theo dạng giàn che nắng, mọc phủ kín tường hoặc theo dạng chậu treo. Đa số người sở hữu đều mê đắm bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng nhưng không kém phần bắt mắt sinh động của cây mang lại. Vậy nên cây trầu bà leo sẽ không kén vị trí đặt. Một số người còn trồng cây trầu bà uốn quanh cột nhà, cột cổng hoặc trong bàn làm việc, phòng khách, phòng họp,…

Cây trầu bà leo

Cây trầu bà leo

Cây trầu bà đế vương 

Khác với sự mềm mại của cây trầu bà leo, cây trầu bà đế vương lại cứng cáp, chắc chắn và quyền lực hơn hẳn. Cây có kích thước lớn, thân được chia thành nhiều nhánh nhỏ, lá cây to như lá dong và có độ tỏa của các nhánh cây lớn. Cây mang trong mình sự quyền lực của bậc đế vương nên được trưng ở phòng làm việc, phòng học, trước cửa nhà, sân nhà nhằm mong cầu may mắn và những điềm tốt với người sở hữu.

Đây cũng chính là loại cây được các nhà kinh doanh buôn bán rất ưa chuộng đặt ở cửa hàng, văn phòng hay công ty. Mục đích là để thu hút tài vận, hút lộc, sinh tiền, sinh tài. Bên cạnh đó những người có chức vụ cao trong công ty như quản lý, giám đốc, chủ tịch,… thường trồng một cây trầu bà đế vương đỏ với mục đích thể hiện được quyền lực cũng như uy phong của bản thân. Nó sẽ mang tới cho chủ sở hữu nhiều quyền lực hơn và dễ dàng thăng tiến cũng như phát triển nhanh hơn trong sự nghiệp. 

Cây trầu bà đế vương xanh 

Cây trầu bà đế vương xanh hay còn được gọi là cây đế vương xanh. Đây là loại cây trầu bà có lá màu xanh, sức sống tốt, ưa sống trong môi trường thiếu sáng. Cây mang ý nghĩa của sự quyền lực và may mắn nên được sử dụng làm cây cảnh phong thủy ở văn phòng làm việc.

Cây trầu bà đế vương xanh 

Cây trầu bà đế vương xanh

Cây trầu bà đế vương vàng 

Trầu bà đế vương vàng có hình dáng giống với cây đế vương xanh nhưng phần lá non của cây sẽ mang màu vàng nhạt. Theo thời gian lá sẽ ngả dần về màu xanh vốn có.

Cây trầu bà đế vương vàng 

Cây trầu bà đế vương vàng

Cây trầu bà đế vương đỏ 

Trong số 3 loại trầu bà đế vương thì cây trầu bà đế vương đỏ có hình dáng đẹp, bắt mắt nhất thường xuyên được sử dụng nhiều ở phòng họp, đại sảnh lớn, các trung tâm hội nghị…

Cây trầu bà đế vương đỏ

Cây trầu bà đế vương đỏ

Khi trồng cây trầu bà cũng cần lưu tâm tới môi trường sống của cây, bởi đây là loại cây không thích hợp tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, nên đặt cây ở những nơi có nắng nhưng không quá gay gắt. Và tưới nước cho cây hằng ngày, tránh để cho cây chết như vậy sẽ mang tới nhiều điều không may. 

Tác dụng của cây trầu bà đối với sức khỏe con người

Tác dụng của cây trầu bà không chỉ dừng lại ở việc trang trí cho không gian sống và làm cây cảnh phong thủy mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Hai công dụng chính của trầu bà đó là điều hòa không khí và làm dược liệu chữa bệnh thận.

Theo “từ điển cây thuốc của Việt Nam” thì cây trầu bà cùng loại với cây kim ngân, kim tiền có tác dụng thanh lọc không khí, hút khí cacbonic, benzen, bức xạ điện từ và thải ra khí oxi tốt cho sức khỏe con người. Vậy nên trong một căn phòng nên sắp xếp từ 1-2 cây trầu bà, sẽ có tác dụng giúp chúng ta có bầu không khí trong lành, thoải mái và thư giãn. Từ lâu, trầu bà đã được sử dụng kết hợp trong một số bài thuốc y học cổ truyền của Đông Y Việt Nam để chữa các bệnh về thận.

Tác dụng của cây trầu bà đối với sức khỏe con người

Tác dụng của cây trầu bà đối với sức khỏe con người

Cách trồng cây trầu bà trong nước

Với nhiều ý nghĩa tốt đẹp mà cây trầu bà mang lại nên việc trồng cho mình một cây trầu bà như thế nào là điều mà chắc hẳn mọi người cũng đang rất quan tâm. Trầu bà thủy sinh sẽ dễ chăm sóc và phù hợp để trong mọi không gian trong nhà. Vì vậy hôm nay Elead sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây trầu bà trong nước sao cho cây phát triển khỏe mạnh:

Bước 1: Cần lựa chọn địa chỉ mua cây trầu bà uy tín để làm giống. Chậu, lọ, chậu, bình thủy tinh phải có đáy bình, miệng nhỏ để dễ dàng cố định cây. Chuẩn bị nước sạch và phân nước thủy sinh chuyên dụng.

Bước 2: Sau khi mua cây trầu bà giống về, tách phần bầu đất ra, rửa hết phần đất ở rễ. Sau đó, tỉa những phần rễ bị thối và cắt hết những chiếc lá mọc gần gốc.

Bước 3: Cố định cây trong lọ, cho nước ngập qua phần rễ, tiếp đó bón phân thủy sinh.

Để cây ở nơi khuất nắng, khoảng 1-2 hôm cây sẽ bắt đầu tươi tắn và phát triển. Sau đó, chúng ta cần bón phân 4-6 tuần 1 lần, 2-3 tuần thay nước 1 lần.

Trồng cây trầu bà trong nhà có tốt không?

Cây trầu bà là loại cây có lá xanh tốt quanh năm, mang tới sự hút mắt cho người nhìn, tạo thẩm mỹ cho không gian sống. Vậy nên, với câu hỏi “Trồng cây trầu bà trong nhà có tốt không?” thì câu trả lời là có. Xét về mặt thẩm mỹ và phong thủy thì cây trầu bà giúp cho ngôi nhà của chúng ta trở nên sinh động hơn, tạo cảm giác thư thái, thoải mái. Đặt cây trong nhà còn mang tới cho gia chủ nhiều may mắn, tài lộc, sự thịnh vượng và tránh được những điều xui xẻo cho gia chủ. Ngoài ra cây có khả năng hút bức xạ từ các thiết bị điện tử hằng ngày như tivi, máy tính, điện thoại,… Vậy nên loại cây này cũng có thể đặt trực tiếp ở trong phòng ngủ. Với những lợi ích trên thì đây là loại cây rất phù hợp để bạn trồng trong nhà. Bạn có thể trồng trong phòng khách, phòng ngủ, ban công hoặc trên bàn làm việc nhé!

Trồng cây trầu bà trong nhà có tốt không? 

Trồng cây trầu bà trong nhà có tốt không?

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết: “Cây trầu bà: Ý nghĩa, phân loại, tác dụng và cách trồng”. Qua bài biết này elead.com.vn hi vọng bạn sẽ lựa chọn được loại cây cảnh phong thủy phù hợp với bản thân. 

Xem thêm: Các loại cây mộc hương, công dụng và những lưu ý khi sử dụng

Sinh Vật Cảnh -