Cây chó đẻ : Phân loại, tác dụng và cách sử dụng

Cây chó đẻ là một loài cây mọc dại tại Việt Nam, cây thường mọc cùng với cỏ dại và được những nhà lang trung phát hiện có công dụng chữa được một số các loại bệnh trên da như mụn, lang beng, hắc lào và các loại bệnh liên quan tới gan, thận,… Đọc bài viết sau để cùng tìm hiểu về cây chó đẻ răng cưa, phân loại, tác dụng, cách dùng và chiêm ngưỡng một số hình ảnh chi tiết của cây.

Nội Dung Chính

Tìm hiểu về cây chó đẻ 

Cây chó đẻ (tên dân gian thường gọi) hay còn được biết tới với nhiều cái tên khác như: cam kiềm, cây chó đẻ răng cưa, răng cưa, diệp hạ châu, diệp hạ châu trắng, trân châu thảo, diệp hậu châu, nhật khai dạ bế,… Theo nhiều nghiên cứu khoa học có chỉ ra rằng, cây chó đẻ có vị đắng thanh bởi bên trong có chứa một số chất hóa học hữu cơ như ancaloit, flavonit, tannin, phenol,… 

Cây chó đẻ là cây gì?

Cây chó đẻ là cây gì?

Cây chó đẻ có thể sử dụng được toàn bộ, chỉ bỏ đi phần rễ, có thể ăn sống hoặc phơi khô nấu thuốc chữa bệnh. Cây có tính hàn, mát có thể nấu trà để uống. Cây thuộc họ nhà thân thảo, kích thước nhỏ, sinh trưởng ở nơi có nhiệt độ thấp, ẩm. Thường cao chưa tới 1m, tuổi thọ chỉ dưới 1 năm. Khi trưởng thành sẽ có thân thẳng, lá có hình bầu dục, mỏng, có nhiều xương, dưới lá có hạt xếp thành một hàng mọc song song cùng với phiến lá. 

Cây chó đẻ thường được phân bố ở các nước khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam đây là loại cây thường được thấy ở ven đường, ven tường, trong các kẽ hở của những ngôi nhà lâu không có người ở, những vùng đất hoang và mọc ở rìa đồng. Thường được thu hái vào mùa lạnh. Cây được thu hoạch thủ công và đem phơi hoặc sấy khô để chế biến. 

Cây chó đẻ (diệp hạ châu) có mấy loại? 

Là một loại cây dược liệu mọc dại đã lâu nên chắc hẳn cũng có rất nhiều người thắc mắc rằng: “Cây chó đẻ có mấy loại?” hay “Cây diệp hạ châu có mấy loại?“. Hiện nay, diệp hạ châu (cây chó đẻ) có hai loại chính đó là:

Diệp hạ châu đắng (diệp hạ châu thân xanh)

Đây là loại cây chó đẻ thân thẳng, ít phân nhánh, màu xanh tươi bao phủ toàn bộ cây. Khi nhai có vị đắng, có dược liệu rất cao nên là loại cây được sử dụng làm thuốc.

Diệp hạ châu đắng (diệp hạ châu thân xanh)

Diệp hạ châu đắng (diệp hạ châu thân xanh)

Diệp hạ châu ngọt (diệp hạ châu thân đỏ)

Phần thân có màu đỏ nhạt, màu đậm dần về phía gốc, phân nhánh ngay từ phần gốc. Lá dầy và dài hơn diệp hạ châu xanh. Khi nhai có vị ngọt, dược tính không mạnh nên ít được sử dụng và trồng đại trà.

Diệp hạ châu ngọt (diệp hạ châu thân đỏ)

Diệp hạ châu ngọt (diệp hạ châu thân đỏ)

Cây chó đẻ chữa bệnh gì?

Bên trong cây chó đẻ chứa nhiều chất giúp ức chế vi khuẩn, virus trong cơ thể con người. Làm cho virus không bám vào được ADN của con người, từ đó các tế bào có hại cho cơ thể được đào thải ra bên ngoài. Những bệnh nhân bị những bệnh như trên thì sẽ có hiệu quả rõ rệt chỉ sau 3 ngày sử dụng. Bởi, đây là loại cây có hoạt chất enzym lớn, có thể thúc đẩy được quá trình sinh sản enzym trong cơ thể người. Khi con người ăn cây chó đẻ thì các chất hóa của cây chó đẻ sẽ tạo cho con người cảm giác no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn và đào thải mỡ trong máu qua đường bài tiết. Đây là một trong những công dụng đã được y học chứng minh. 

Ngoài ra, cây còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, cân bằng nội tiết tố nữ và lợi sữa cho bà mẹ mới sinh. Với những công dụng thần kỳ đối với chị em phụ nữ nên đây là một bài thuốc hiện đang được sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên, mọi người cũng cần lưu ý rằng đây chỉ loại cây có tác dụng hỗ trợ, phải kết hợp cùng nhiều loại thuốc khác nhau thì mới mang lại kết quả được. Việc giảm cân hay điều hòa nội tiết còn cần phải kết hợp với rèn luyện sức khỏe thân thể thì mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Việc “cây chó đẻ chữa bệnh gì” đã được dân gian truyền miệng với nhau từ rất lâu và y học cũng đã kiểm chứng những tác dụng đó. 

Cây chó đẻ chữa bệnh gì?

Cây chó đẻ chữa bệnh gì?

Uống nước lá chó đẻ răng cưa có tác dụng gì?

Cách sử dụng cây chó đẻ an toàn, lành tính và ít tốn kém nhất trong Đông Y đó là đun lấy nước uống hằng ngày. Thường thì người ta sẽ sử dụng lá chó đẻ để đun nước uống, vậy uống nước lá chó đẻ răng cưa có tác dụng gì mà nhiều người lại sử dụng tới vậy?

Trong lá chó đẻ răng cưa có hàm lượng dược tính cao, vậy nên nước nấu từ loại cây này có tác dụng thanh lọc cơ thể, tiêu độc, khử trùng, kháng viêm, đả thông kinh mạch, khí huyết, hỗ trợ giảm cân rất tốt. Ngoài ra, cây còn có tác dụng tốt trong điều trị viêm gan B. Để điều trị viêm gan, loại dược liệu này thường được sắc cùng với một số vị thuốc khác như mã đề, chí tử, nhân trần,… để uống.  

Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra, nước nấu từ cây chó đẻ có tác dụng đối với trẻ em bị tưa lưỡi, mụn nhọt, đau mắt đỏ, kiết lỵ, hạ sốt, chữa trị đái tháo đường, u xơ, u nang, các bệnh đường sinh dục, đại tràng và đặc biệt là khả năng hỗ trợ điều trị chứng biếng ăn ở trẻ. 

Tác dụng của cây cà gai leo khi kết hợp cùng cây chó đẻ

Cà gai leo là dược liệu có thể hỗ trợ điều trị bệnh về gan, phong tê thấp, chảy máu chân răng,… Chính bởi các tác dụng này nên cà gai leo thường được sử dụng kết hợp cùng cây chó đẻ. Tác dụng của cây gà gai leo khi kết hợp cùng cây chó đẻ đó là: hạ men gan, hỗ trợ điều trị viêm xoang và xơ gan. Người ta thường đem sắc hai loại dược liệu này với nhau để uống hằng ngày, chỉ khoảng 15-20 ngày sau, các triệu chứng sẽ được thuyên giảm.

Cách sử dụng cây chó đẻ (cây cam kiềm) mang đến hiệu quả cao

Cây chó đẻ là loại dược liệu dễ tìm, không khó để tìm được nó kể cả ở những nơi như thành phố. Nhưng tìm được là một chuyện còn cách sử dụng cây chó đẻ như thế nào để mang lại hiệu quả cao thì không phải ai cũng biết. Đây là loại dược liệu có thể dùng được dưới nhiều cách khác nhau, có thể đun nước uống hằng ngày, sắc thuốc hoặc ăn sống trực tiếp. Hôm nay Elead sẽ chỉ cho bạn ba cách sử dụng cây chó đẻ thông dụng nhất.

Cách sử dụng cây chó đẻ mang đến hiệu quả cao

Cách sử dụng cây chó đẻ mang đến hiệu quả cao

Cách sử dụng cây chó đẻ (cây cam kiềm) tươi

Đầu tiên chúng ta hái một nắm nhỏ chó đẻ tươi, đem đi rửa sạch cho vào nồi đun với lửa nhỏ khoảng tầm 25 phút. Sau đó để nguội, chắt lấy nước. Cây tươi có vị đắng sẽ rất khó uống đối với những bạn nào không quen, bạn có thể cho thêm đường, đá hoặc mật ong để dễ uống hơn. 

Nếu dùng cây chó đẻ để trị các bệnh ngoài da thì nên sử dụng lá cây chó đẻ tươi, rửa sạch để ráo nước. Mang đi nghiền nhỏ hoặc giã lấy bã để đắp trực tiếp lên vết thương hở, những vết mụn nhọt, ghẻ, lang beng, hắc lào. 

Cách sử dụng cây chó đẻ (cây cam kiềm) khô

Dùng cây chó đẻ khô cũng rất là đơn giản. Chúng ta chỉ cần hái cây tươi sau đó mang đi rửa sạch, phơi khô hoặc có thể mua trực tiếp cây chó đẻ khô để sử dụng. Cây chó đẻ khô thì dễ sử dụng và bảo quản được lâu, vậy nên chúng ta có thể pha trà hoặc dùng làm nước uống hằng ngày.

Nếu pha trà thì chúng ta sẽ tráng sơ qua bình trà với nước sôi, sau đó sử dụng 20g cây chó đẻ hãm với nước sôi trong vòng 10 phút. Tiếp đó, chúng ta có thể thêm cam thảo hoặc mật ong cho dễ uống hơn. 

Nếu để pha nước uống hằng ngày thì chúng ta đun 100g cây khô với nửa lít nước. Đun chung với nhau cho tới khi cạn phân nửa nước. Và sử dụng nước đó trong ngày. 

Cách dùng cây chó đẻ kết hợp cùng với các loại thuốc khác

Cây chó đẻ có thể phối hợp với hầu hết tất cả các loại thuốc đông y của Việt Nam. Nhưng cụ thể liều lượng và cách dùng ra sao, phối hợp với những loại thuốc nào thì cần có sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn. 

Cách dùng cây chó đẻ kết hợp cùng với các loại thuốc khác

Cách dùng cây chó đẻ kết hợp cùng với các loại thuốc khác

Lưu ý khi sử dụng cây chó đẻ

Cây chó đẻ tuy có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người nhưng khi sử dụng chúng ta cần phải lưu ý những điều sau để tránh các tác dụng phụ của nó :

Một số hình ảnh cây chó đẻ răng cưa

Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây chó đẻ răng cưa dưới đây:

Một số hình ảnh cây chó đẻ 

Một số hình ảnh cây chó đẻ

Một số hình ảnh cây chó đẻ 

Một số hình ảnh cây chó đẻ

Một số hình ảnh cây chó đẻ 

Một số hình ảnh cây chó đẻ

Một số hình ảnh cây chó đẻ 

Một số hình ảnh cây chó đẻ

Một số hình ảnh cây chó đẻ 

Một số hình ảnh cây chó đẻ

Thông qua bài viết: “Cây chó đẻ: Phân loại, tác dụng và cách sử dụng” elead.com.vn hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với các bạn. Chúc bạn sớm tìm được loại dược liệu phù hợp với bản thân!

Xem thêm: Cây xạ đen: Phân loại, tác dụng, tác hại và hình ảnh chi tiết

Sinh Vật Cảnh -