Cây cỏ mực: Cách nhận biết, tác dụng và tác hại đối với sức khỏe

Việt Nam là quốc gia được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều ưu đãi. Được biết đến với nhiều loại thảo dược mà không phải nơi nào trên thế giới cũng có. Một trong số những loại dược liệu có nhiều công dụng thần kỳ trong việc chữa bệnh đó là cây cỏ mực. Hôm nay elead.com.vn sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách nhận biết cây cỏ mực, công dụng, tác hại và việc uống cây cỏ mực nhiều có tốt không?

Nội Dung Chính

Cách nhận biết cây cỏ mực 

Cây cỏ mực là một loại dược liệu có từ rất lâu tại Việt Nam, cây còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: cây nhọ nồi hay là cây liên thảo,… Cây thuộc họ nhà Cúc, tên là cỏ mực bởi vì khi cây bị nhàu nát sẽ chảy ra một chất dịch có màu đen giống mực. 

Cây có nguồn gốc từ nhiều nước trên thế giới như: Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Việt Nam và một số nước ở khu vực Nam Á. Cây phân bố trải rộng khắp nơi, thường mọc hoang ở nông thôn bởi đây là loại cây ưa những nơi có nhiệt độ thấp, thường xuyên có mưa và không chịu được nắng gió. 

Cây cỏ mực là gì?

Cây cỏ mực là gì?

Cây có dáng đứng thẳng, kích thước nhỏ, thân có màu xanh nhạt, một số loại cây thì có màu đỏ, lá cây mọc đối xứng với nhau. Cách nhận biết cây cỏ mực nhanh chóng nhất đó là dựa vào hình dáng bên ngoài của cây, cây được bao phủ bởi một lớp lông, phần lông của cây mọc dày hơn ở hai mặt của lá, cây có hình trụ, rễ cây có màu xám tro. Hoa của cây màu trắng, thường mọc ở kẽ lá, hạt cây thường có kích thước nhỏ trung bình từ 2-3mm. 

Hình dáng bên ngoài của cây trông giống một loài cây cỏ dại, nhưng từ xưa đã được sử dụng như một loại dược liệu thần kỳ có tác dụng chữa bệnh. Trước đây, khoa học hiện đại vốn dĩ không hề coi trọng loại cây này bởi họ cho rằng đây là loại cây không có quá nhiều công dụng đối với sức khỏe. Nhưng những nghiên cứu gần đây lại chỉ ra rằng bên trong cây có nhiều chất như: sắt, vitamin E, magie, vitamin D, vitamin A, caroten, saponin, tanin, ancoloit, vitamin K,… có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. 

Cây cỏ mực có tác dụng gì?

Cây cỏ mực đã được ứng dụng trong Đông Y từ rất lâu, vậy cụ thể cây cỏ mực có tác dụng gì?

Tác dụng chính của cây cỏ mực đó là điều trị các bệnh về bệnh gan. Bởi bên trong cây chứa hàm lượng cao các hoạt chất sinh học, những chất này có thể hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới gan như: vàng da, gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan. Một số nhà khoa học cũng đã nghiên cứu loại cây này bằng cách thí nghiệm qua những con chuột bạch. Họ đã tiêm chất độc gan CCI4 và cho chúng uống dung dịch của cây cỏ mực. Kết quả là những con chuột được uống dung dịch cây cỏ mực có tỷ lệ chết là 23% trong khi những con chuột không được điều trị có tỷ lệ tử vong là 78% và thời gian chết cũng rất nhanh. 

Đây chính là nghiên cứu được thực hiện tại viện y khoa Hoa Kỳ vào năm 2015. Nghiên cứu được đăng tải và công bố rộng rãi trên báo đài và những thông tin đại chúng, từ đó cây cỏ mực đã được biết tới nhiều hơn và được những người có bệnh gan mua về sử dụng tại nhà rất nhiều. 

Công dụng của cây cỏ mực đối với những người bị bệnh gan

Công dụng của cây cỏ mực đối với những người bị bệnh gan

Một tác dụng vô cùng tuyệt vời của loại cây này chính là có chứa nhiều ethanol giúp thúc đẩy quá trình trao đổi enzym và chống oxy hóa cho gan rất tốt. Đây cũng là chất bảo vệ chức năng gan, thận; bảo vệ gan khỏi một số chất độc hại có trong rượu bia, trong thực phẩm hằng ngày và có thể giúp tái tạo lại các tế bào gan. 

Tác dụng của cây cỏ mực và đậu đen điều trị các bệnh dạ dày

Theo các bài thuốc dân gian tại Ấn Độ thì cây cỏ mực có thể kết hợp cùng đậu đen để điều trị các bệnh về dạ dày và các bệnh về đường tiêu hóa như: rối loạn hệ tiêu hóa, táo bón, khó tiêu, đầy hơi,… Khi hai loại dược liệu này sử dụng chung với nhau, có thể giúp cân bằng được các chức năng hoạt động của cơ thể. 

Theo một số nghiên cứu gần đây có chỉ ra rằng, cỏ mực chứa nhiều chất có thể làm trung hòa được axit amin, cải thiện các triệu chứng về bệnh dạ dày như: viêm loét dạ dày, viêm tá tràng. Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, nóng rát thượng vị và các triệu chứng có liên quan. Khi hoạt chất tanin của cây cỏ mực đi vào đường tiêu hóa có thể tạo một lớp màng bảo vệ khu vực niêm mạc khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn và dịch vị. Khi cơ thể có triệu chứng đau dạ dày, thì vitamin K có trong cây cỏ mực sẽ cải thiện được tình trạng chảy máu dạ dày, hỗ trợ điều trị các vết loét dạ dày. Đậu đen có chứa hợp chất caretene và flavonoid. Đây là loại hợp chất có thể làm trung hòa được các axit amin của dạ dày, làm cải thiện được một số các triệu chứng do dạ dày tiết axit quá mức. 

Công dụng của cây cỏ mực trong điều trị các bệnh tiêu hóa

Công dụng của cây cỏ mực trong điều trị các bệnh tiêu hóa

Tác dụng của cây cỏ mực và đậu đen trong điều trị dạ dày là không thể phủ nhận. Tuy nhiên cây cỏ mực là loại cây có tính hàn vậy nên cần tránh sử dụng đối với người bị bệnh dạ dày và có các triệu chứng như: Đi ngoài phân lỏng, viêm tá tràng mãn tính, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, đông máu. 

Ngoài ra, cây cỏ mực và đậu đen khi kết hợp với nhau còn có công dụng hỗ trợ điều trị nhiễm trùng, điều trị các bệnh về mắt, tim mạch và có thể sử dụng hỗn hợp này như một loại thuốc diệt côn trùng trong nông nghiệp. 

Cây cỏ mực có tác dụng cầm máu

Cây cỏ mực thường được góp mặt trong danh sách các bài thuốc Đông Y chữa các bệnh do xuất huyết gây nên. Cỏ mực có thể trị được các bệnh như: chảy máu cam, đi tiểu tiện ra máu, phụ nữ bị rong kinh, ho ra máu, hiện tượng băng huyết sau sinh. Đây chính là tác dụng tuyệt vời của loại cỏ mực này. 

Tuy đây là loại cây dược liệu rất tốt cho việc cầm máu nhưng khi sử dụng loại cây này để cầm máu thì chúng ta cần lưu ý những điều sau: 

Công dụng của cây cỏ mực trong việc nuôi dưỡng tóc

Nhiều nhà y học cổ truyền cho rằng cây cỏ mực có thể thức đẩy được sự phát triển của nang tóc và giữ cho tóc luôn suôn mượt và chắc khỏe. Dịch chiết của cây cỏ mực có chứa nhiều thành phần methanol nên sẽ là yếu tố giúp điều trị rụng tóc, đề phòng hói đầu, bảo vệ da đầu và chữa trị các bệnh có trên da. Chúng ta chỉ cần trộn một ít tinh chất của cây cỏ mực vào dầu xả tóc, massage da đầu và tóc thì sau một thời gian hiện tượng rụng tóc sẽ được cải thiện. 

 Công dụng của cây cỏ mực trong việc nuôi dưỡng tóc

Công dụng của cây cỏ mực trong việc nuôi dưỡng tóc

Tác dụng của cây cỏ mực với trẻ sơ sinh

Cây cỏ mực có tác dụng trong diều trị một số bệnh của trẻ sơ sinh như ho, đau họng, sốt, rôm sảy và một số bệnh ngoài da. Vào mùa hè, trẻ sơ sinh thường bị mẩn ngứa, côn trùng cắn, các bậc cha mẹ có thể sử dụng cây cỏ mực để tắm cho bé, loại bỏ các chất bẩn bám trên da của trẻ. Hầu hết trẻ đều có lớp lông mềm ở phần lưng, khi 2-3 tuổi lông sẽ tự rụng đi nhưng vẫn chưa mất hẳn. Nếu lông mọc thưa thì không sao nhưng nếu mọc quá rậm rạp thì cần loại bỏ các sợi lông để da bé được dịu nhẹ và thoải mái. Cây cỏ mực chính là nguyên liệu để tẩy lông cho bé an toàn và lành tính.

Ngoài ra, khi trẻ bị sốt, các mẹ có thể cho bé uống nước được giã nát từ cây cỏ mực, đắp phần bã lên trán cho bé, như vậy sẽ giúp bé hạ sốt chỉ sau khoảng 40-60 phút sử dụng. Tác dụng của cây cỏ mực với trẻ sơ sinh là rất tốt, tuy nhiên chúng ta chỉ nên tắm cho bé bằng dung dịch này 2-3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 10-15 phút và tuyệt đối không nên sử dụng nước tắm quá đặc.

Uống cây cỏ mực nhiều có sao không? 

Tuy cây cỏ mực có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người nhưng sử dụng cỏ mực như thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng có thể biết rõ. Việc uống cây cỏ mực nhiều có sao không, có tốt không? là câu hỏi của rất nhiều người đang sử dụng loại dược liệu này.

Như chúng ta đã biết, lạm dụng cái gì quá cũng không tốt, nhất là thuốc chữa bệnh. Chính vì vậy, việc uống quá nhiều cây cỏ mực hay lạm dụng chúng trong một khoảng thời gian dài là điều không nên. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn về thời gian sử dụng cũng như liều lượng sử dụng phù hợp. Vì thế, bạn cần tuân thủ đúng theo lời khuyên của bác sĩ, sử dụng đúng và đủ, tránh sử dụng quá nhiều khiến cho chúng phản tác dụng và gây hại lại cho sức khỏe của mình.

Uống cỏ mực nhiều có sao không? 

Uống cỏ mực nhiều có sao không?

Tác hại của cây cỏ mực

Khi sử dụng cần tuân theo một số nguyên tắc sau để tránh một số tác hại của cây cỏ mực mang lại:

Tác hại của cây cỏ mực

Tác hại của cây cỏ mực

Tuy có nhiều tác hại nhưng chúng ta không thể phủ nhận tác dụng của loại dược liệu này đối với sức khỏe con người. Vậy nên hãy dùng đúng liều, đúng cách và cân nhắc thêm một số lưu ý trên để có thể sử dụng thành công loại dược liệu này.

Thông qua bài viết về cách nhận biết cây cỏ mực, công dụng, tác hại và việc uống cây cỏ mực nhiều có tốt không? Elead hy vọng sẽ giúp cho các bạn lựa chọn ra loại dược liệu phù hợp với nhu cầu của bản thân. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây bồ công anh là gì? Ý nghĩa, công dụng và tác hại

Sinh Vật Cảnh -