Cây an xoa – Đặc điểm nhận dạng, công dụng và cách sử dụng

Việt Nam là đất nước có nhiều dược liệu Đông Y quý hiếm, trong số các loại dược liệu dân gian thì chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe nói tới cây an xoa. An xoa là một vị thuốc điều trị được rất nhiều bệnh về gan nhưng không phải ai cũng có thể tận dụng được tất cả những công dụng mà cây mang lại. Hôm nay, elead.com.vn sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về đặc điểm nhận dạng, công dụng, cách sử dụng và chiêm ngưỡng một số hình ảnh đẹp về cây an xoa.

Nội Dung Chính

Đặc điểm nhận dạng cây an xoa là gì?

Cây an xoa là một loại cây thuộc họ nhà Trôm, có tên gọi khác là tổ kén cái, cây dó lông, thâu kén lông,… Đặc điểm nhận dạng cây an xoa gồm: “Cây thường mọc tập trung tại một vị trí và sống được rất nhiều năm, toàn bộ cây được phủ một lớp lông bên ngoài, phần lá cây hơi nhám và có hình elip, mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới”. Càng phát triển thì mặt dưới của lá sẽ càng ngả dần về màu trắng sữa. Đây là một loài thực vật có hoa, hoa có màu tím, quả của cây có hình bầu dục và có rất nhiều lông.

Cây xoa an là gì?

Cây an xoa là gì?

Cây thường được phân bổ chủ yếu ở những nơi ẩm thấp, có nhiều nước như ven sông, suối, ao, hồ,… Cây có nguồn gốc ở phía nam Trung Quốc và các nước Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Ấn Độ, Campuchia,… Ở Việt Nam, cây tập trung ở nơi râm mát, một số cánh rừng ở khu vực Tây Nguyên, Bình Phước, Tây Ninh. Cây thuộc dạng cây bụi có chiều cao trung bình khoảng 2-3m, có nhánh hình trụ. Thường ra hoa vào tháng 7-11 hằng năm.

Tác dụng cây an xoa đối với sức khỏe con người

Người ta thường thu hoạch cây sau đó cắt nhỏ, phơi khô. Bên trong cây có chứa nhiều hoạt chất hóa học như flavonid, alcoloid, enzym và chứa nhiều các vi lượng khác. Đây là các hoạt chất có tác dụng chữa trị và kháng các loại bệnh ung thư, ngăn cản sự phát triển của các khối u. Ngoài ra, đây cũng chính là thành phần giúp chống oxy hóa mạnh mẽ, tăng cường miễn dịch cho con người và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Một số tác dụng cây an xoa:

Cây an xoa có tác dụng gì?

Cây an xoa có tác dụng gì?

Từ lâu, cây an xoa đã được cả giới Đông và Tây Y tin dùng để chữa rất nhiều loại bệnh. Bên trong cây an xoa chứa các thành phần có tính enzym mạnh. Giúp phục hồi các tế bào gan, hỗ trợ giải độc gan, tăng cường các chức năng gan và làm dịu gan. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư gan rất tốt. Phần rễ của cây an xoa còn được dùng để chữa các bệnh về đường ruột và các bệnh thông thường như: lỵ, sởi, cảm, đái dắt,… Ngoài ra, cây có thể hỗ trợ giảm cân, giảm đau, tiêu độc, khử trùng, chữa mụn nhọt và vết thương đang sưng, lở loét.

Thực hư tác dụng của cây an xoa

Rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu ra rằng, các hoạt chất sinh học có trong cây có thể chống oxy hóa và ức chế sự phát triển của các tế bào có hại trong cơ thể. Cây có thể kháng viêm, giảm đau, tiêu sưng. Có tác dụng ức chế tế bào ung thư gan vô cùng tốt bởi ung thư gan được gây nên do tế bào gan HepG2. Mà bên trong cây an xoa lại có các hoạt chất ức chế sự phát triển của tế bào này. Vậy nên đây chính là loại thần dược được ca tụng là có thể chữa được bách bệnh liên quan tới gan.

Thực hư tác dụng của cây an xoa

Thực hư tác dụng của cây an xoa

Một số nhà nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh được thực hư tác dụng của cây an xoa. Nghiên cứu mới nhất chỉ ra, bên trong an xoa có nhiều hợp chất lignan – đây là hợp chất có khả năng ức chế tế bào ung thư tuyến vú và ung thư phổi, đặc biệt là có tác dụng rất lớn trong việc ức chế tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Đây chính là loại thuốc mở ra được con đường đi mới cho y học. Tuy nhiên tác dụng này y học đang cần thời gian nghiên cứu thêm.

Tác dụng của lá cây an xoa

Lá cây an xoa là phần thường xuyên được sử dụng để nấu nước uống hằng ngày, có công dụng trong việc giảm cân, kiết lỵ, cảm lạnh, tiêu độc, khử trùng, giải độc gan. Ngoài ra, phần lá cây còn có thể sử dụng để đắp trực tiếp lên các vết thương hở, điều trị mụn, nhọt, lở loét. Tuy nhiên, đây là loại cây có nhiều lông bao phủ, cần xử lý sao cho sạch phần lông, lúc này mới có thể sử dụng trực tiếp lá an xoa trên miệng vết thương được. Ngoài ra lá cây an xoa còn được phơi khô và sử dụng chung với các loại dược liệu khác.

Cách sử dụng cây an xoa

An xoa là một loại dược liệu điều trị bệnh vậy nên cách sử dụng cây an xoa ra sao chắc chắn là điều bạn cần phải lưu tâm khi sử dụng. Cây có lông phủ khắp khu vực lá cho tới gốc cây, vậy nên khi thu hoạch người ta thường xử lý loại lông này bằng cách “sao vàng hạ thổ”. Sau khi phơi cây an xoa cho héo sẽ đem rang trên chảo lớn, tới khi cây  chuyển màu và có mùi thơm đặc trưng tỏa ra thì tắt bếp. Tiếp đó, bỏ toàn bộ hỗn hợp vừa rang vào một miếng vải lớn rồi chôn xuống dưới đất. Khoảng 3 ngày sau thì có thể sử dụng được loại dược liệu này, đây là biện pháp loại bỏ hoàn toàn phần lông hữu, giúp cho cổ họng không bị bỏng rát khi sử dụng. Sau khi chúng ta xử lý được lông của cây và ra thành phẩm an xoa khô thì chúng ta có thể sử dụng bằng cách đun lấy nước uống hằng ngày hoặc sắc thuốc uống trong một lần.

Với phương pháp đun cây lấy nước uống hằng ngày, chúng ta sẽ đun 100g cây với 1 lít rưỡi nước, đun với lửa nhỏ liu diu. Khi sôi tiếp tục đun khoảng 20p nữa, sau đó tắt bếp, chắt lấy nước cốt. Sử dụng nước đó để uống hằng ngày thay nước lọc. Lưu ý: chỉ uống trong ngày.

Cách sử dụng cây an xoa

Cách sử dụng cây an xoa

Một cách sử dụng cây an xoa phổ biến nữa đó là phương pháp sắc thuốc, chúng ta sẽ đun bằng nồi đất, đun 100g cây với khoảng 1 lít nước và đun với lửa nhỏ liu diu tới khi cạn phân nửa nước. Sau đó, chắt lấy nước và uống ngay. Nếu khó uống có thể bỏ thêm mật ong hoặc đường.

Ngoài hai phương pháp này thì cây an xoa còn có thể kết hợp với các loại dược liệu khác nữa nhưng với điều kiện bạn phải có sự hướng dẫn chi tiết của bác sĩ chuyên môn.

Người bình thường có uống được cây an xoa không?

Rất nhiều người đang có suy nghĩ sẽ sử dung cây an xoa như một loại nước thuốc bổ uống hằng ngày. Vậy “người bình thường có uống được cây an xoa không?“. Câu trả lời là hoàn toàn không nên. Người bình thường khi sử dụng an xoa sẽ gặp một số tác dụng phụ sau:

Chính vì những tác dụng phụ kể trên nên lời khuyên của các bác sĩ Đông y đó là: “Người bình thường không nên sử dụng cây an xoa”. Nhiều người lầm tưởng việc uống nước nấu từ cây an xoa sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe và phòng bệnh, nhưng đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Nếu sử dụng ngoài mục đích chữa bệnh thì có thể tham khảo nhiều loại cây khác như: xạ đen, nấm ninh xanh, cà gai leo,…

Người bình thường có uống được cây an xoa không?

Người bình thường có uống được cây an xoa không?

Uống cây an xoa kiêng ăn gì?

Sử dụng cây an xoa bằng bất kỳ cách nào, trong bất kỳ trường hợp nào cũng cần lưu ý một số điều sau:

Trên đây là câu trả lời cho việc “sử dụng cây an xoa cần lưu ý gì?” hay “uống cây an xoa kiêng ăn gì?“. Các thành phần trong cây an xoa đều là những thành phần lành tính nên thực tế cây an xoa sẽ mang lại ít tác dụng phụ cho người biết sử dụng đúng cách.

Một số hình ảnh cây an xoa

An xoa là loài cây mọc ở nơi ít ánh sáng và hay mọc xen kẽ cùng với các loại cây khác. Chính vì vậy, cây hay bị nhầm lẫn với các giống cây tương tự. Hãy chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây an xoa dưới đây để phân biệt được chính xác nhất loại cây dược liệu này:

Một số hình ảnh cây an xoa

Một số hình ảnh cây an xoa

Một số hình ảnh cây an xoa

Một số hình ảnh cây an xoa

Một số hình ảnh cây an xoa

Một số hình ảnh cây an xoa

Một số hình ảnh cây an xoa

Một số hình ảnh cây an xoa

Một số hình ảnh cây an xoa

Một số hình ảnh cây an xoa

Một số hình ảnh cây an xoa

Một số hình ảnh cây an xoa

Tuy cây an xoa có nhiều hiệu quả trong việc điều trị bệnh nhưng để điều trị sao cho đúng cách và hiệu quả nhất thì bạn hãy cực kỳ thận trọng trong quá trình sử dụng. Với bài viết: “Cây an xoa – công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng” chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe!

Xem thêm : Cây hạnh phúc: Đặc điểm, vị trí phong thủy và cách chăm sóc

Sinh Vật Cảnh -