Cây bồ công anh, nhận biết, tác dụng, tác hại và cách sử dụng
Cây bồ công anh đã xuất hiện trong các tác phẩm văn học và nghệ thuật của Việt Nam từ lâu. Nó được xem là biểu tượng đầy chất thơ ca và là cảm hứng sáng tác của nhiều nghệ sĩ từ bao đời nay. Nhưng liệu các bạn có biết bồ công anh cũng là một loại dược liệu quý giá cho sức khỏe con người. Vậy nhận biết cây bồ công anh thế nào? Tác dụng, tác hại, cách sử dụng ra sao hãy cùng elead.com.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Cách nhận biết cây bồ công anh
Cây bồ công anh hay còn được biết với các tên gọi khác như cây diếp trời, cây bồ cóc, cây rau lưỡi cày, diếp hoang, diếp cá trời,… là loại cây thảo mộc thuộc họ nhà Cúc. Cây có dáng mọc thẳng đứng, cao trung bình từ 1-2m. Thân cây trơn bóng, mọc thẳng, không có cành, phần thân có chất dịch nhờn màu trắng đục như sữa tươi. Lá cây có kích thước dài, phần viền lá có nhiều răng cưa. Hoa có màu trắng và vàng là bộ phận có kích thước to nhất của cây.
Cây bồ công anh có nguồn gốc chủ yếu ở các quốc gia vùng Nam Á, Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, cây thường phân bố chủ yếu ở những khu vực có khí hậu nóng lạnh xen kẽ như khu vực miền Bắc. Cây thường mọc dại ở ven đường, ven sông, ven hồ hoặc mọc thành bãi ở trên các sườn núi. Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh và có thể tự sinh sản bằng phương pháp phân tán hạt.
Cây bồ công anh là gì?
Dựa vào các đặc điểm nhận biết bồ công anh, người ta chia bồ công anh thành ba loại chính:
- Cây bồ công anh Việt Nam: Đây là loài bồ công anh có chiều cao lớn, thường xuyên mọc ở các vùng đồng bằng và trung du miền núi Bắc Bộ của nước ta.
- Cây bồ công anh Trung Quốc: Đây chính là loài bồ công anh có chiều cao thấp hay còn được gọi với cái tên là cây bồ công anh lùn. Chiều cao của cây chỉ có khoảng 40-60cm, đây là loại bồ công anh có tác dụng chữa bệnh và được sử dụng như một loại thuốc bổ cho sức khỏe con người.
- Cây bồ công anh chỉ thiên: Đây là loài bồ công anh không có tác dụng chữa bệnh, thường chỉ sử dụng để làm rau ăn sống, làm trà uống và làm cảnh trang trí trong nhà, thường mọc chủ yếu ở khu vực miền Nam Việt Nam.
Ý nghĩa cây bồ công anh
Hoa bồ công anh đã xuất hiện trong thơ ca, văn học nghệ thuật Việt Nam từ rất sớm. Là loài hoa dại có hình dáng nhỏ bé nhưng lại mang trong mình rất nhiều ý nghĩa vô cùng sâu sắc về tình yêu và cuộc sống.
Ý nghĩa cây bồ công anh trong tình yêu
Trong tình yêu, bồ công anh tượng trưng cho sự thuần khiết, trong sáng và chung thủy. Hoa của bồ công anh được sử dụng như một biểu tượng để cổ vũ cho sự cố gắng, kiên trì trong tình yêu và là biểu tượng của một tình yêu đẹp. Hoa bồ công anh thường được sử dụng như một hình thức ẩn dụ đẹp về tình yêu nồng cháy. Ngoài ra, hoa bồ công anh còn được ví như một thiên thần trong cõi mộng mơ, được dùng để ám chỉ một người con gái đẹp, trong sáng và đáng yêu. Một số người còn sử dụng loại cây này như một lời chào tạm biệt khi kết thúc một điều gì đó hay một người chuẩn bị bước sang một tình yêu mới.
Bởi đặc tính phát tán hạt mỗi khi gió thổi qua nên hoa mang một ý nghĩa rất riêng trong tình yêu, mang một nét đẹp gì đó rất giản dị, dễ thương, mong manh. Nhiều bạn trẻ còn ưu ái cho loài cây này tên gọi là thần tiên tri của tình yêu. Những cánh hoa của cây bồ công anh thường được sử dụng trong trò chơi đếm hoa xem anh ấy có yêu mình không? hay người đó có thích mình như mình thích người đó không?
Có lẽ bởi nhiều ý nghĩa ẩn dụ trong tình yêu nên cây bồ công anh rất được các nhà nghệ thuật ưu ái và thường xuất hiện trong các tác phẩm nghệ thuật viết về tình yêu.
Ý nghĩa cây bồ công anh trong cuộc sống
Trong cuộc sống, cây bồ công anh cũng mang nhiều ý nghĩa rất lớn. Đầu tiên bồ công anh được ví như chiếc đồng hồ sinh học bởi khung giờ hoa nở và tàn đều rất nhất định, đặc tính phát tán hạt của cây cũng mang nhiều ý nghĩa tượng trưng của sự tự do, tự tại, không bị trói buộc. Ngoài ra, những cánh hoa bồ công anh trong gió còn tượng trưng cho những con người có ước mơ bay cao, bay xa, bay tới một điểm cuối cùng vô tận nào đó.
Ngoài hai ý nghĩa trong tình yêu và cuộc sống cây bồ công anh còn mang nhiều ý nghĩa trong y học.
Tác dụng của cây bồ công anh
Trong suy nghĩ của một số người bồ công anh chỉ là loại cỏ dại có hình ảnh đẹp, mang nhiều ý nghĩa chứ không hề biết tới việc đây là một loại dược liệu có ích cho sức khỏe con người. Vậy cụ thể tác dụng của cây bồ công anh là gì, hôm nay Elead sẽ cùng tìm hiểu với bạn.
Trong lá và hoa của bồ công anh có chứa nhiều hoạt chất có lợi như canxi, sắt, magie, photpho, kali, mangan, protein và các loại vitamin như A, B, C, D, K, B1, B2, B6. Nên cây bồ công anh có thể ăn và làm thuốc chữa bệnh.
Chữa các bệnh trên da
Nhựa cây bồ công anh có tính chất sát trùng, có thể tiêu diệt được côn trùng và vi khuẩn có hại bám trên da của chúng ta. Nó có tính kiềm cao và có thể trị các bệnh ngoài da như ghẻ lở, lang ben, hắc lào và các bệnh ngứa do vi sinh vật gây nên.
Chữa bệnh tiểu đường
Nhờ các hợp chất có trong cây bồ công anh nên sẽ kích thích cơ thể sản xuất insulin. Từ đó giúp lợi tiểu, loại bỏ được các loại đường và mỡ dư thừa, loại bỏ được các chất gây hại cho thận. Đây chính là lợi ích sức khỏe tuyệt vời nhất mà bồ công anh mang lại.
Phòng chống ung thư
Tác dụng phòng chống ung thư của cây bồ công anh đã được những người bác sĩ ở các nước trên thế giới như Mỹ, Ả Rập, Trung Quốc,… công nhận từ lâu. Bên trong cây bồ công anh có nhiều hợp chất hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Nhiều nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng phần gốc và rễ của cây bồ công anh có tác dụng làm cho các tế bào ung thư ngừng phát triển cũng như hạn chế sự phát triển của các gốc tự do.
Tốt cho xương khớp
Bồ công anh có nhiều canxi, tốt cho sự tăng trưởng và phục hồi của xương khớp. Có nhiều chất chống oxy hoá nên sẽ làm suy yếu các gốc tự do có hại cho xương, giảm mật độ dịch xương và lão hóa xương sớm.
Điều trị các bệnh về gan
Bồ công anh sẽ cải thiện được các vấn đề về gan. thông qua việc thúc đẩy sự hoạt động của gan và hệ tiêu hóa. Để cải thiện chức năng gan tốt nhất, bạn nên ăn sống loại cây dược liệu này, các hoạt chất bên trong của cây bồ công anh tươi có thể giúp cân bằng chất điện giải và hydrat. Tuy nhiên, cây bồ công anh tươi lại rất khó ăn, có thể kết hợp với các loại rau khác hoặc ăn cùng với thịt. Ngoài những tác dụng chính trên thì cây bồ công anh còn kích thích được sự thèm ăn, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và cân bằng sức khỏe đường tiết niệu.
Cách sử dụng cây bồ công anh
Hãy tham khảo một số cách sử dụng cây bồ công anh sau:
Pha trà uống trong ngày
Có lẽ những gói trà mang hương thơm của hoa bồ công anh thường xuyên bày bán ở khắp nơi đã quá quen thuộc và gần gũi với chúng ta. Vậy cách đơn giản nhất để sử dụng được cây bồ công anh đó là mua những gói trà khô có sẵn ở ngoài để sử dụng. Ngoài ra, chúng ta có thể pha trà bằng bồ công anh tươi. Để nấu trà, chúng ta cần dùng rễ và hoa, đem rửa sạch thật kỹ với nước, để khô ráo và ngâm chúng trong nước sôi khoảng 30 phút. Sau đó, tách lấy phần nước và sử dụng trong ngày.
Cách nấu nước cây bồ công anh từ phần rễ cây
Nước cây bồ công anh được các bác sĩ khuyên nên dùng vào buổi sáng, thay thế cho cafe sẽ thúc đẩy được quá trình hoạt động của gan, cải thiện được sức khỏe hệ miễn dịch, tăng cường việc hấp thụ chất.
Cách nấu nước cây bồ công anh như sau: Chúng ta cần dùng phần rễ và hoa, đem rửa sạch thật kỹ với nước, để khô ráo và ngâm chúng trong nước sôi khoảng 30 phút. Sau đó, tách lấy phần nước và sử dụng trong ngày.
Cách sử dụng rau bồ công anh tím làm salad và gia vị
Trong lá rau bồ công anh có rất nhiều chất xơ, vitamin và omega nên thường xuyên được sử dụng để làm gia vị cho các món ăn và làm món salad. Loại bồ công anh được ăn phổ biến đó là bồ công anh tím. Cách sử dụng rau bồ công anh tím như sau:
- Đối với món salad: Rửa sạch, cắt nhỏ vừa ăn sau đó trộn cùng các loại rau khác và chế biến sao cho hợp khẩu vị.
- Làm gia vị món ăn: Bồ công anh thường được sử dụng để trang trí các món ăn, kết hợp với lá ngò để làm nước sốt hải sản, ăn kèm với hải sản và mì ống. Ngoài ra, phần hoa còn có thể sử dụng như rau gia vị, rau thơm trang trí lên các món ăn để tăng độ thẩm mỹ.
Tác hại cây bồ công anh
Như đã chia sẻ ở trên thì bồ công anh là một loại cây có dược tính khá cao, do vậy trước khi bạn sử dụng cây bồ công anh để chữa bệnh thì bạn nên chú ý tới một số tác hại của cây bồ công anh như sau:
- Cây bồ công anh có thể gây viêm da, gây dị ứng cho một số người nhạy cảm, gây buồn nôn, chán ăn,…
- Với những người mới sinh, sử dụng cây bồ công anh để chữa tắc sữa thì chỉ nên sử dụng mỗi ngày khoảng 300ml, tránh sử dụng quá nhiều gây tác dụng phụ không đáng có.
- Không nên sử dụng cây bồ công anh trong thời gian dài hoặc sử dụng kết hợp cùng với thuốc Tây, như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt sẽ làm biến đổi kháng sinh.
Một số hình ảnh cây bồ công anh ở Việt Nam
Cây bồ công anh thường xuất hiện ở nhiều nơi với nhiều kích thước khác nhau. Hãy cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây bồ công anh ở Việt Nam sau đây:
Trên đây là tất cả những thông tin về: “Cây bồ công anh, nhận biết, tác dụng, tác hại và cách sử dụng”. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn và chúc bạn lựa chọn được loại dược liệu phù hợp nhất với bản thân. Cảm ơn bạn đã đọc bài biết của chúng tôi!
Xem thêm: Cây an xoa – Tìm hiểu đặc điểm, công dụng, cách sử dụng
Sinh Vật Cảnh -Cây an xoa – Đặc điểm nhận dạng, công dụng và cách sử dụng
Cây hạnh phúc: Đặc điểm, vị trí phong thủy và cách chăm sóc
Cây chó đẻ : Phân loại, tác dụng và cách sử dụng
Cây xạ đen: Phân loại, tác dụng, tác hại và hình ảnh chi tiết
Cây trầu bà: Ý nghĩa, phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây mộc hương: Đặc điểm, ý nghĩa và vị trí trồng phong thủy
Cây hương thảo: Tác dụng, tác hại, cách dùng và cách chăm sóc