Cây xương rồng phong thủy, tác dụng và một số hình ảnh đẹp
Các loại thực vật đã phát triển song song cùng với con người từ bao đời nay. Và mỗi loại cây thì lại mang trong mình nhiều ý nghĩa. Cây xương rồng là một loại cây quen thuộc với chúng ta. Ngoài tác dụng trang trí, làm đẹp không gian sống thì cây còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy. Hôm nay hãy cùng Elead đi tìm hiểu về phong thủy cây xương rồng, việc trồng cây xương rồng trước nhà có tốt không?, tác dụng của cây xương rồng ba cạnh và xương rồng gai cũng như nhìn ngắm một số hình ảnh đẹp của loại cây này.
Phong thủy cây xương rồng
Cây xương rồng được biết đến với nhiều cái tên như: hóa ương lặc, bá vương tiêm,… Cây xương rồng là một loại cây nổi tiếng với việc sống trong môi trường khô hạn rất tốt. Bên trong thân cây tích nước nên rất căng mọng, xung quanh cây có gai nhọn, có hoa, thường được trồng để trang trí cho không gian sống. Nhiều người mua cây xương rồng về bởi ý nghĩa đặc biệt mà cây mang lại.
Nếu cây xương rồng mang ý nghĩa của sự kiên cường, bất khuất, vượt lên mọi khó khăn trong cuộc sống thì hoa xương rồng lại mang ý nghĩa của một tình yêu vô cùng mãnh liệt, một tình yêu kiên trì, âm thầm không dám bày tỏ. Ngoài ra, ý nghĩa của hoa xương rồng còn là sự thành công sau khi trải qua vô vàn khó khăn và vất vả.
Trong phong thủy, cây xương rồng được ví như hình dáng con rồng bởi sự phát triển luôn hướng lên trên, mang ý nghĩa phong thủy ”hóa dữ thành lành”, sự vươn lên, phát triển và luôn gặp nhiều may mắn. Đây chính là ý nghĩa tuyệt vời mà cây mang lại. Ngoài ra, hoa xương rồng còn thể hiện sự may mắn, tương trợ, giúp đỡ chúng ta làm ăn luôn phát đạt và thuận lợi.
Tuy nhiên, loại cây này lại được bao bọc bởi rất nhiều gai nhọn bao xung quanh, gai nhọn lại chính là sát khí, nên nếu những chiếc gai nhọn chĩa vào gia chủ sẽ mang lại điềm xấu và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của gia chủ. Khi muốn sở hữu cho mình một cây xương rồng thì bạn nên nắm rõ được ý nghĩa của cây cũng như đặt cây ở một vị trí thích hợp nhất tránh cây mang lại những điều không may.
Bởi ý nghĩa phong thủy cây xương rồng mang lại nên rất nhiều người đã trồng cây xương rồng trước nhà với mong muốn cây sẽ mang lại những điều tốt cho cả gia đình. Nhưng liệu điều đó có thực sự tốt không? Hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé!
Trồng cây xương rồng trước nhà có tốt không?
Xét về khía cạnh thẩm mỹ thì đây là một sự lựa chọn không tồi. Bởi đây là loại cây dễ thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt, do đó chúng ta sẽ không cần chăm sóc quá nhiều. Ngoài ra, cây xương rồng còn có khả năng hấp thụ được các tia bức xạ trong không khí để mang lại môi trường sống an lành nhất cho cả gia đình.
Vậy việc trồng cây xương rồng trước nhà có tốt không? Câu trả lời là có. Trong quan niệm phong thủy từ xưa tới nay thì cây xương rồng có khả năng xua đuổi ma quỷ và âm khí rất tốt. Do đó nếu gia chủ trồng cây xương rồng trước nhà thì có thể tránh cho được ma quỷ vào nhà, tránh được những vận xấu giúp cho gia chủ luôn bình an và hạnh phúc. Đồng thời đây cũng là loại cây mang lại nhiều may mắn và hút được nhiều tài lộc vào nhà. Thậm chí những chiếc gai sắc nhọn bao quanh cây còn có tác dụng ngăn chặn được những người có ý định trộm cắp hay những người bước vào gia đình bạn với ý đồ xấu.
Có nên trồng cây xương rồng trong nhà?
Tuy mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp nhưng đây lại không phải là loại cây thích hợp để trồng ở trong nhà. Tuyệt đối không nên sử dụng chúng làm cây cảnh trang trí ở bên trong ngôi nhà của bạn bởi cây xương rồng là loại cây được bao bọc bởi rất nhiều gai nhọn, nó sẽ chỉa trực tiếp vào người của gia chủ nên sẽ mang lại những điều không may. Những chiếc gai này gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tiền tài và công danh sự nghiệp của gia chủ, gây bất trắc trong chuyện tình cảm. Vậy nên việc trồng cây xương rồng trong nhà là không nên, các bạn hãy lưu ý điều này nhé!
Tác dụng của cây xương rồng
Ngoài việc trồng cây xương rồng với mục đích để trang trí cho không gian sống và mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Ngoài ra, cây xương rồng còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người. Theo y học, cây xương rồng có vị đắng thanh, có tính hàn và mang nhiều độc tố bên trong. Từ lâu cây xương rồng đã được sử dụng như một loại dược liệu để điều trị những bệnh như đau lưng, mụn, nhọt, đinh sang,… Cũng đa dạng như cái tên của nó, xương rồng cũng có rất nhiều loại và nhiều màu sắc khác nhau nhưng ở Việt Nam chủ yếu người ta sử dụng hai loại xương rồng chính để chữa bệnh đó là xương rồng ba cạnh và xương rồng gai. Mỗi loại lại có những công dụng khác nhau.
Tác dụng của cây xương rồng ba cạnh
Cây xương rồng ba cạnh có thân và cạnh lồi lõm rõ ràng thành 3 cạnh, chiều cao trung bình từ 1-3m. Cây có lá nhỏ, cuống và lá ngắn thường mọc dọc cạnh lồi của cây. Hoa của cây có màu vàng, một số có màu trắng, mọc thành chùm, quả cây có màu xanh nhạt.
Mỗi một bộ phận của cây lại có tác dụng khác nhau:
Thân cây: Trong phần thân có nhiều chất có thể sát khuẩn, chữa được những vết mụn nhọt, chữa những vết viêm ngoài da, chữa đau răng, đau lưng, sâu răng,..
Lá cây: Lá cây có chứa nhiều chất có thể giải độc, giải nhiệt, hỗ trợ sức khỏe bệnh nhân khi thực hiện hóa trị, đái dắt, trĩ,…
Nhựa cây: Phần nhựa chảy ra khi cây bị thương có tác dụng hỗ trợ điều trị xơ gan, mụn cóc, các bệnh ngoài da, ngứa, cổ trướng,…
Ngoài ra, cây còn chứa một số hoạt chống oxy hóa, chống viêm, giảm đau, tiêu độc,…
Tác dụng của cây xương rồng gai
Cây xương rồng gai là một giống cây xương rồng đã có quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Khác với cây xương rồng ba cạnh, cây xương rồng gai có thân và cạnh lồi lõm thành nhiều hình dáng và số lượng khác nhau. Chính bởi vậy nên hình dáng của cây bên ngoài sẽ nhiều gai và kích thước lớn hơn. Cây xương rồng gai có sức sống khỏe hơn xương rồng ba cạnh, màu sắc đẹp hơn và phần thân cũng tích nước nhiều hơn. Loại cây này được người dân sử dụng để điều trị các bệnh về xương khớp và thần kinh.
Cũng giống như xương rồng ba cạnh cây có tính hàn, vị đắng thanh, có thể dùng để thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, cây còn được dùng để hỗ trợ hoạt động tuần hoàn máu, điều trị các bệnh về xương khớp và thần kinh. Bên trong cây có chứa hoạt chất có lợi cho việc phục hồi lại các chấn thương liên quan tới xương và các bệnh lão hóa xương ở tuổi già.
Cách dùng cây xương rồng
Cây xương rồng có thể sử dụng được bằng nhiều cách. Cách đơn giản nhất đó là chúng ta loại bỏ đi phần gai của cây xương rồng, sau đó rửa sạch lại với nước. Đem ngâm với nước muối loãng để làm sạch. Nướng xương rồng trong khoảng 5 phút và nướng đều cả hai mặt, sau đó bọc xương rồng vào một miếng vải và chườm lên vùng da có vấn đề. Khoảng 5-10 phút cho tới khi hết nóng. Dùng cách này sẽ giảm thiểu được các cơn đau và hỗ trợ điều trị xương khớp rất tốt. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng xương rồng bằng cách ép lấy nước uống, luộc lên ăn trực tiếp, kho xương rồng với cá lóc (món ăn bổ dưỡng của người miền Tây).
Tuy cây xương rồng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng các bạn cũng nên lưu ý làm sạch gai và mủ xương rồng. Phụ nữ có thai và người già chỉ được sử dụng cây xương rồng ngoài da, không được ăn uống trực tiếp cây xương rồng. Và nếu muốn sử dụng kết hợp cùng những loại dược liệu khác thì phải được sự hỗ trợ của các bác sĩ có trình độ chuyên môn. Ngoài ra, muốn mang lại hiệu quả tốt nhất thì cần kết hợp với quá trình luyện tập thể dục thể thao và ăn uống, không nên lạm dụng cây xương rồng.
Hình ảnh cây xương rồng mạnh mẽ
Hãy cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh cây xương rồng mạnh mẽ không cúi đầu trước thiên nhiên khắc nghiệt, lúc nào cũng sinh trưởng với đầy những chiếc gai của mình:
Những hình vẽ cây xương rồng trang trí nhà đẹp mắt
Dưới đây là gợi ý một số hình vẽ cây xương rồng đẹp có thể dùng để trang trí cho các bức trường trong nhà, quán cafe,…
Trên đây là tất cả những thông tin về phong thủy cây xương rồng, việc trồng cây xương rồng trước nhà có tốt không?, tác dụng của cây xương rồng ba cạnh và xương rồng gai cũng như nhìn một số hình ảnh đẹp của loại cây này mà Elead muốn gửi gắm tới bạn. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với cuộc sống của bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây tùng la hán hợp mệnh gì? Vị trí và hình ảnh cây tùng đẹp
Sinh Vật Cảnh -Cây tùng la hán hợp mệnh gì? Vị trí và hình ảnh cây tùng đẹp
Cây tùng: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa trong phong thủy
Cây anh túc và cây cần sa, đặc điểm, phân loại và cách trồng
Cây nguyệt quế: Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc
Cây ngô đồng là cây gì? Phân loại, ý nghĩa và tác dụng
Cây dừa trong văn học và ý nghĩa của cây dừa trong đời sống
Cây cỏ mực: Cách nhận biết, tác dụng và tác hại đối với sức khỏe