Cây ngô đồng là cây gì? Phân loại, ý nghĩa và tác dụng
Cây ngô đồng là một loại cây thân gỗ có hoa được trồng nhiều ở khu vực Đông Á. Đây là loài cây phổ biến ở khu vực nông thôn và được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây tơ đồng, cây bo xanh, cây bo rừng,… Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về cây ngô đồng, cây ngô đồng cổ thụ và cây ngô đồng cảnh, ý nghĩa phong thủy cũng như tác dụng đối với sức khỏe con người.
Cây ngô đồng là cây gì?
Cây ngô đồng là giống cây thuộc họ nhà Cẩm Quỳ, có tên tiếng anh là Firmiana Simplex. Cây có nguồn gốc từ các nước Nam Á, châu Mỹ và châu Âu. Cây có hai loại chính là cây ngô đồng cảnh và cây ngô đồng thân gỗ. Hiện nay, ngô đồng ở Việt Nam chủ yếu là giống cây ngô đồng cảnh. Cây có chiều cao khá lớn, những cây trưởng thành thường cao lên tới 16m, đường kính cây trung bình khoảng 30m. Vỏ cây thường nhẵn bóng. Cây ngô đồng thường xuất hiện ở nước ta với kích thước nhỏ, phần thân phình to giống lọ hoa và cao trung bình khoảng 1 – 5m. Thân cây khi phát triển sẽ chia thành nhiều nhánh, lá có hình dáng giống chân vịt (giống như lá cây cây đu đủ). Mỗi lá thường to và dài khoảng 15-30cm, trông hình dáng khá là bắt mắt.
Đây cũng là một loại cây có hoa, hoa có màu đỏ tươi, có 5 cánh, thường nở vào cuối tháng 7. Quả của cây ngô đồng có màu xanh, khi chín thì chuyển sang màu vàng và bên trong có hạt.
Cây không cần chăm sóc nhiều, có khả năng chịu hạn tốt, có khả năng tự sinh trưởng và phát triển mà không cần tưới quá nhiều, có thể tự sinh sản ở môi trường khắc nghiệt. Nhờ vậy, cây mọc dại rất nhiều ở ven đường, những nơi thường xuyên không được dọn dẹp, ẩm thấp. Cây xanh tốt quanh năm và có thể thu hoạch được loại cây này vào bất kỳ lúc nào. Đây cũng là loại dược liệu bảo quản rất dễ dàng. Chỉ cần phơi hoặc chế biến thành dạng khô là có thể sử dụng được.
Cây ngô đồng có mấy loại?
Hiện nay, cây ngô đồng có hai loại được sử dụng nhiều nhất đó là cây ngô đồng cảnh và cây ngô đồng cổ thụ thân gỗ.
Cây ngô đồng cổ thụ (cây ngô đồng thân gỗ)
Cây ngô đồng cổ thụ là loại cây có kích thước lớn, tán cây tỏa rộng, có độ che phủ cao, thường sống lâu năm, có chiều cao khoảng trên 10m. Trước đây, cây chủ yếu phân bổ ở các khu rừng nhiệt đới, hiện nay được trồng chủ yếu để làm cây công trình, bóng mát và lấy gỗ. Cây gắn liền với hình ảnh chim phượng hoàng nên thể hiện được sự sang trọng, quý phái và vương giả. Chính vì lẽ đó, cây dần trở thành loại cây cảnh phong thủy phổ biến trồng ở sân, vườn, trước nhà,…
Một số hình ảnh cây ngô đồng thân gỗ
Cây ngô đồng cảnh
Cây ngô đồng cảnh cũng là một loại cây thân gỗ nhưng được trồng trong chậu với kích thước bé. Chỉ có tác dụng làm cây cảnh phong thủy và trang trí chứ không có tác dụng lấy gỗ. Đây là loại cây mang ý nghĩa phong thủy tương tự cây ngô đồng cổ thụ và có thể đặt cây ở bàn làm việc, văn phòng, phòng khách,…
Cây ngô đồng có gai thuộc loại nào?
Nhiều người nhầm tưởng “cây ngô đồng có gai” là một loại ngô đồng. Nhưng thực chất, đây chỉ là một đặc điểm bên ngoài của cây. Nhiều nơi còn gọi cây ngô đồng có gai là cây gạo gai bởi phần thân được bao phủ bởi một lớp gai, gai thường ngắn và mọc tua tủa từ phần gốc tới ngọn cây. Tuổi đời càng cao, cây càng có nhiều gai, chính vì vậy, cây ngô đồng cảnh thường không xuất hiện gai.
Ý nghĩa phong thủy khi trồng cây ngô đồng trong nhà
Cây ngô đồng được nhiều người ưa chuộng trồng trong nhà với mục đích để trang trí không gian sống. Ngoài ra, cây còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, có thể dùng để làm quà tặng cho người thân bạn bè. Khi cây phát triển thì cây có kích thước khá lớn, mọc thẳng đứng và rất chắc chắn. Cây mang trong mình màu xanh, tán cây rộng mang lại sự tao nhã, thanh thoát nhưng lại rất kỳ vĩ, thường được trồng để làm cây che bóng mát vô cùng hiệu quả và là biểu tượng của làng quê yên bình.
Ý nghĩa phong thủy khi trồng cây ngô đồng trong nhà chính là thu hút được nhiều sự may mắn, cát tường cho gia chủ, là biểu tượng của sự khỏe mạnh và kiên cố. Khi trồng cây ngô đồng trong nhà sẽ mang tới lên nhiều sự may mắn, thuận lợi, hạnh phúc và thu hút được tài lộc cho gia chủ. Trồng cây ngô đồng trong sân có tác dụng tốt trong việc khắc chế âm khí, xua đuổi ma quỷ.
Hình ảnh cây ngô đồng, phượng hoàng đậu mang ý nghĩa gì?
Nhắc đến ý nghĩa của cây ngô đồng người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh cây ngô đồng, phượng hoàng đậu. Từ xưa, trong dân gian đã quan niệm rằng khi trồng cây ngô đồng sẽ thu hút được phượng hoàng. Chim phượng hoàng là một loài chim quý hiếm thường rất ít khi xuất hiện, nếu chim phượng hoàng xuất hiện thì đây chính là biểu hiện của sự may mắn, niềm vui, hạnh phúc và báo hiệu của điềm lành sắp diễn ra. Chính vì vậy, cây ngô đồng được xem là một loại cây gỗ quý hiếm và có giá trị về mặt tinh thần rất tốt.
Tác dụng của cây ngô đồng đối với sức khỏe con người
Ngoài ý nghĩa phong thủy lớn thì cây ngô đồng còn chứa nhiều tác dụng về mặt sức khỏe cho con người. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cây ngô đồng có thể duy trì sức khỏe và tăng tuổi thọ của con người. Hiện nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về tác dụng của cây ngô đồng nhưng trong dân gian đã có rất là nhiều bài thuốc sử dụng loại cây dược liệu này.
Cây ngô đồng có thành phần hóa học đa dạng và rất phong phú, bên trong có chứa nhiều dầu béo, peptid cyclic, xanthophyl,… Từ xưa trong y học cổ truyền đã sử dụng loại dược liệu này để điều trị viêm, giúp giảm sưng và nhanh chóng làm lành những vết thương hở ngoài da. Ngô đồng có vị ngọt thanh, đắng, có tính hàn, có nhiều công dụng trong việc thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng, giảm viêm, sát trùng,… Ngoài ra, phần lá và vỏ ngô đồng còn có tác dụng chữa trị mụn nhọt, ghẻ lở, táo bón và đặc biệt có thể giúp lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.
Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng cây ngô đồng có thể bồi bổ tốt cho nam giới. Có tác dụng vô cùng tốt đối với phái mạnh, hỗ trợ tăng cường sinh lực, cải thiện khả năng sinh lý. Ngoài ra, cây còn có thể chữa được những bệnh về xương khớp. Việc sử dụng cây ngô đồng nấu nước uống hằng ngày có thể giúp cho xương chắc khỏe, thuyên giảm tình trạng bệnh. Loại dược liệu này còn có thể chữa được bệnh ho gà, giảm thiểu được những cơn ho, sự ngứa rát ở vùng cổ. Một số người còn sử dụng cây ngô đồng làm thuốc nhuộm tóc, họ đem ngô đồng đốt thành tro sau đó sử dụng hỗn hợp tro này để nhuộm tóc sẽ khiến cho tóc đen trở lại.
Ngoài những bệnh trên thì cây ngô đồng còn có thể chữa được một số bệnh khác như trĩ, khớp, sa tử cung, lòi dom,…
Cây ngô đồng có độc không ?
Mặc dù là một loại thuốc quý nhưng cây ngô đồng lại rất độc hại. Từng có trường hợp hàng chục học sinh do ăn phải quả ngô đồng đã có hiện tượng đau bụng, nôn ói và hải nhập viện cấp cứu.
Cây ngô đồng thường mọc dại ở trong những khuôn viên trường học không thường xuyên được dọn cỏ, quả của cây ngô đồng có hình dáng bắt mắt, trẻ em hay nhầm lẫn quả cây ngô đồng với các loại quả ăn được vậy nên đã có rất nhiều vụ việc đáng tiếc đã xảy ra. Trong năm 2017, tại một trường tiểu học trong địa bàn tỉnh Quảng Trị có 4 trường hợp nhập viện do ăn phải quả của cây ngô đồng. Ngay sau đó tại Nghệ An và Hà Tĩnh có hơn 120 học sinh cũng bị ngộ độc phải nhập viện do ăn phải loại cây này.
Tương tự như: Lá ngón, cà gai độc,… hoa và lá của cây ngô đồng có nhiều thành phần gây hại. Nhựa của cây còn chứa chất curcin rất độc hại có thể gây viêm gan, làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Nếu trẻ nhỏ ăn phải hạt thì sẽ có hiện tượng tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng,… Trường hợp ngộ độc nặng có thể bị rối loạn hệ thần kinh, tim mạch và hệ tiêu hoá gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ.
Trên đây là tất cả thông tin về cây ngô đồng, cây ngô đồng cổ thụ và cây ngô đồng cảnh, ý nghĩa phong thủy cũng như tác dụng đối với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với các bạn. Chúc các bạn lựa chọn được loại cây phù hợp với nhu cầu và mục đích của bản thân.
Xem thêm: Cây dừa – Đặc điểm, công dụng đối với cuộc sống và sức khỏe con người
Sinh Vật Cảnh -Cây dừa trong văn học và ý nghĩa của cây dừa trong đời sống
Cây cỏ mực: Cách nhận biết, tác dụng và tác hại đối với sức khỏe
Cây bồ công anh, nhận biết, tác dụng, tác hại và cách sử dụng
Cây an xoa – Đặc điểm nhận dạng, công dụng và cách sử dụng
Cây hạnh phúc: Đặc điểm, vị trí phong thủy và cách chăm sóc
Cây chó đẻ : Phân loại, tác dụng và cách sử dụng
Cây xạ đen: Phân loại, tác dụng, tác hại và hình ảnh chi tiết