Cây tùng: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa trong phong thủy 

Việt Nam là nước có nguồn thực vật rất đa dạng, nhiều loại thực vật cho giá trị kinh tế lớn. Nhắc tới những loại cây mang lại giá trị kinh tế lớn người ta không thể không nhắc tới cây cảnh phong thủy. Bởi người ta luôn tin vào những ý nghĩa mà các loại cây này mang lại. Trong đó cây tùng là một ví dụ điển hình. Đây chính là loại cây quý hiếm trong danh sách cây dân gian “Tùng, Cúc, Trúc, Mai”. Nhưng không phải ai cũng biết về đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và việc cây tùng có thích hợp trồng ở trong nhà hay không? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu. 

Nội Dung Chính

Cây tùng, cây bách là cây gì? 

Cây tùng hay còn được gọi là cây bách, đây là loại cây có nguồn gốc từ Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc nhưng được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Cây có nhiều chủng loài khác nhau và mỗi chủng loài lại có những hình dáng và kích thước khác nhau. Có những giống cây có kích thước lớn có giá trị lên tới cả chục tỷ đồng nhưng cũng có những cây có kích thước nhỏ, dùng để trang trí bàn làm việc chỉ có giá trị khoảng vài trăm nghìn. 

Cây tùng, cây bách là cây gì? 

Cây tùng, cây bách là cây gì?

Cây còn có tên tiếng Anh là Araucariaceae, tuy không có nguồn gốc từ Việt Nam nhưng lại rất hợp với khí hậu tại nước ta. Cây tùng, cây bách mang trong mình nhiều ý nghĩa nên được các nhà cây nghệ thuật uốn nắn thành nhiều hình dạng bonsai khác nhau, từ đó giá trị kinh tế của cây mang lại ngày một cao. Cây có dạng thân gỗ, thân cây thẳng đứng có tuổi thọ khá cao. Ngoài tự nhiên có những cây có thể cao lên tới 20m. Cành phân bố đều quanh thân cây và chỉ có một tán lá lớn duy nhất phát triển từ phần giữa thân đi lên. Nhánh cây có độ đàn hồi rất tốt nên có thể dễ dàng uốn nắn được theo sở thích của người sở hữu. Cây thuộc họ lá Kim, lá sẽ mọc bao quanh cả nhánh cây và sum suê từ thân cho tới đỉnh. cây có một mùi thơm thoang thoảng rất dễ dịu. Cây cũng là một loại cây có hoa, mỗi loại tùng khác nhau sẽ mang trong mình một loại hoa khác nhau. 

Các loại cây tùng 

Trên thế giới có hàng trăm các loại cây tùng khác nhau nhưng chủ yếu đều ở vùng khí hậu nhiệt đới và có nguồn gốc không phải ở Việt Nam. Ở Việt Nam, tùng có hại dạng chính đó là tùng cảnh và tùng tự nhiên:

Cây tùng cảnh

Đây là loại tùng có kích thước và hình dáng đa dạng, được uốn nắn theo ý thích của người trồng. Loại cây này thường được trồng ở trong chậu có kích thước vừa và nhỏ. Phần thân cây được uốn nắn bonsai tạo ra các hình dáng đẹp và bắt mắt. Đây cũng chính là loại cây hiện đang được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. 

Cây tùng cảnh

Cây tùng cảnh

Cây tùng tự nhiên

Nghe cái tên chắc bạn cũng đã hiểu rõ được đây là loại cây mọc trực tiếp ngoài tự nhiên. Cây thường có kích thước khá lớn, có những cây có thể cao lên tới 20m. Các tán lá thường mọc rất rậm rạp và hướng lên trời theo hình tháp nhọn. Đây chính là loại cây thường xuyên được khai thác để làm gỗ bởi sự chắc chắn và có thể dễ dàng uốn nắn theo hình dạng khi có nhiệt độ cao. Hiện nay cây tùng đang được rất nhiều đại gia chơi cây để ý. Cây tùng tự nhiên hiện đã được khai thác gần hết, chỉ còn những cây có kích thước bé, không còn được phong phú như trước nhưng giá trị kinh tế mà nó mang lại vẫn không thể phủ nhận được. Bởi có những vị đại gia chơi cây sẽ không tiếc giá nào săn đón bằng được những loại cây tùng tự nhiên có hình dáng đẹp. 

Cây tùng tự nhiên

Cây tùng tự nhiên

Cây tùng chính là loại cây thường xuyên xuất hiện ở những ngôi nhà cao cấp, khu đô thị mới, biệt phủ lộng lẫy và trong khuôn viên nhiều ngôi nhà tại Việt Nam. Việc lựa chọn những cây tùng có kiểu dáng bonsai hay lựa chọn những cây tùng có kích thước nhỏ, đẹp mắt để bàn cũng đang rất là thịnh hành. 

Ý nghĩa của cây tùng

Như đã nói ở trên, cây tùng là loại cây có tuổi thọ lớn, nên ý nghĩa của cây tùng trong phong thủy là sự trường thọ, của cuộc sống lâu dài. Một số người cũng tin rằng nếu trồng cây tùng trong nhà thì sẽ đem lại hạnh phúc, no ấm cho cả gia đình. Cây còn mang ý nghĩa của sự đùm bọc, luôn yêu thương nhau và tương trợ giúp đỡ cho nhau của các thành viên trong gia đình. 

Ngoài ra cây còn có dương khí rất tốt, cây có thể xua đuổi được ma quỷ, tránh cho gia chủ gặp những điều xui xẻo. Cây giữ tác dụng là vị thần hộ mệnh bảo vệ gia chủ, vậy nên nếu trồng cây tùng trong nhà thì sẽ giúp cho công việc cuộc sống luôn may mắn và thành công. Đem lại sự bình yên, sức khỏe, sự sung túc cho người sở hữu. 

Ý nghĩa của cây tùng

Ý nghĩa của cây tùng

Chính bởi ý nghĩa phong thủy đặc biệt trên mà những người chơi cây không tiếc giá nào muốn sở hữu cho gia đình một cây tùng trong nhà. Bởi ngoài tác dụng phong thủy thì cây tùng còn có công dụng trong việc trang trí. Với hình ảnh cây đẹp, độc, lạ, cây mang lại tính thẩm mỹ cao và thể hiện được nét độc đáo riêng của gia chủ. 

Cây tùng là cây lá Kim, vậy nên cây mang mệnh Kim. Xét theo ngũ hành thì Kim sinh Thủy. Vậy nên cây sẽ hợp nhất với những người mang hai mệnh đó là Kim và Thủy. Ngoài ra nếu biết cân bằng được màu sắc của chậu cây và sỏi đá trang trí thì các mệnh khác cũng có thể sở hữu cho mình một cây tùng. 

Có nên trồng cây tùng trước nhà? 

Cây tùng hội tụ ý nghĩa nhân sinh cực kỳ tốt, nên việc lựa chọn được một vị trí đặt cây tùng sao cho chuẩn với phong thủy cũng là một điều mà gia chủ nên cân nhắc. Vị trí cây quyết định tới ý nghĩa của cây, đặt đúng vị trí thì cây cảnh phong thủy mới thể hiện được hết ý nghĩa và tỏa ra sự cao quý cho gia chủ. Và vị trí đặt cây tùng được mọi người ưa thích nhất đó là trước nhà. Vậy có nên trồng cây tùng trước nhà hay không? Câu trả lời là có.

Vị trí đặt cây tùng thích hợp nhất đấy chính là đặt trong khuôn viên, góc sân, hai bên cổng, ban công,… Xét theo khía cạnh phong thủy thì khi trồng cây tùng ở những vị trí này, sẽ giúp cho gia chủ gia tăng được vận khí, đem tới sự thịnh vượng, tài lộc, ấm no và hạnh phúc muôn đời cho các thành viên trong gia đình. Còn xét theo khía cạnh thẩm mỹ thì cây tùng có hình dáng đẹp và dẻo dai nên có thể uốn nắn sao cho phù hợp với sở thích của gia chủ và hình dáng của ngôi nhà. 

Có nên trồng cây tùng trước nhà? 

Có nên trồng cây tùng trước nhà?

Cây tùng là loại cây có sức sống vô cùng mãnh liệt, có thể sinh trưởng tốt ở cả những nói có khí hậu khắc nghiệt, không cần chăm bón tưới tiêu thường xuyên. Ngoài ra, lá của cây tùng có thể giữ được màu xanh từ khi ra lá tới khi cây chết đi. Hầu như lá cây tùng sẽ không rụng nên gia chủ cũng sẽ không cần quan ngại việc cây rụng lá. Tạo cho không gian sống của chúng ta được xanh, sạch, đẹp, thoáng mát và tăng sức sống của cả ngôi nhà. Đây chính là công dụng của việc trồng cây tùng trước nhà. 

Hy vọng bài viết về “Cây tùng: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa, cây tùng có thích hợp trồng ở trong nhà hay không?” sẽ đem tới cho quý độc giả được những thông tin hữu ích và giúp ích cho độc giả tìm ra được một loại cây phong thủy hợp với bản thân. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.

Xem thêm: Cây anh túc: Đặc điểm, phân loại, cách trồng

Sinh Vật Cảnh -