Cây dương xỉ: Đặc điểm, phân loại và cách trồng
Cây dương xỉ là một loại cây có sức sống vô cùng bền bỉ, có sự phát triển nhanh chóng. Đây là một loại cây có hình dáng đẹp, có tác dụng hàng đầu trong việc thanh lọc không khí. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về cây dương xỉ, phân loại, cách trồng cũng như chiêm ngưỡng một số hình ảnh của cây.
Cây dương xỉ là gì?
Cây dương xỉ hay còn được gọi là cây rau dờn. Cây thuộc họ nhà Quyết, có từ thời cổ đại. Dương xỉ thường có nhiều loại, mỗi loại được phân biệt bằng những cái tên đặc trưng khác nhau. Hiện nay rất nhiều chủng loại của cây dương xỉ đã bị tuyệt chủng, nhưng vẫn còn hàng chục ngàn loại có mặt ở trên thế giới. Cây tự sinh sản thông qua các bao tử nằm ở dưới lá. Cây có thân nhỏ, thường xuyên được trồng để làm cảnh. Thường xuyên mọc ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và có mặt ở mọi nơi trên khắp thế giới. Hiện nay, cây thường xuyên mọc bên ao, ven hồ, ở trong rừng, chân tường nơi thường xuyên có độ ẩm lớn và nhiều ánh sáng.
Tùy theo giống cây mà cây có hình dạng, chiều cao, kích thước khác nhau. Một số giống cây có chiều cao lên tới chục mét, một số giống cây lại chỉ cao chưa đầy một gang tay. Theo một số nghiên cứu gần đây, bên trong cây dương xỉ có nhiều hoạt chất có tác dụng làm đẹp, chống nắng cho làn da, bảo vệ sức khỏe làn da. Dương xỉ có chất chống oxy hóa, làm chậm sự tăng sinh hắc sắc tố da, sự lão hóa do tia UV gây ra. Hiện nay, cây được sử dụng để sản xuất mỹ phẩm và thuốc điều trị một số bệnh ngoài da như: viêm da dị ứng, vảy nến, bạch tạng.
Cây dương xỉ có mấy loại?
Người ta chưa thống kê được chính xác cụ thể việc cây dương xỉ có mấy loại? Theo tính toán thì trên thế giới có hơn 12.000 loại dương xỉ nhưng chỉ có duy nhất ba loại cây thường xuyên xuất hiện xung quanh chúng ta, được trồng để làm cây cảnh phong thủy và trồng thủy sinh trong nhà.
Cây dương xỉ cảnh
Đây là loại cây có kích thước nhỏ, thường mọc thành bụi, có chiều cao trung bình từ 50cm cho đến 1m. Cành lá sum suê ngay từ phần gốc, tỏa rộng sang hai bên. Đây là loại cây thường xuyên được sử dụng để trang trí trong văn phòng làm việc, công ty, gia đình. Với kích thước nhỏ cây có thể trưng bày ở những không gian hẹp như cửa sổ, ban công, trên bàn làm việc. Đây chắc chắn là loại cây trang trí cho không gian sống phù hợp mà bạn nên thử.
Cây dương xỉ thủy sinh
Đây là loại cây được trồng nhiều trong các bể cá cảnh và bể cá thủy sinh. Cây thường bám trực tiếp vào các lớp đá hoặc sống trực tiếp trên thân cây gỗ trong điều kiện ánh sáng và nhiệt độ nhà. Cây sẽ hút khí cacbonic và thải ra khí oxy, hỗ trợ việc hô hấp của các loài sinh vật trong nước nên thường xuyên được sử dụng để trang trí thủy sinh. Vì phát triển chậm nên chiều dài cao nhất của cây chỉ khoảng 30-35 cm.
Cây dương xỉ thân gỗ cổ đại
Cây dương xỉ thân gỗ hay còn được gọi là cây dương xỉ thân gỗ cổ đại. Đây là loại cây có kích thước lớn, thân gỗ có tuổi đời cao. Trước kia, cây thường xuyên mọc ở trong rừng, ven bờ bụi ẩm ướt. Cây có tuổi đời lên tới hàng ngàn năm và trước đây chỉ mọc ở trong rừng nên rất khó khai thác. Chính vì vậy gỗ của cây cũng có giá trị kinh tế khá cao. Thân cây thẳng, chỉ có tán lá ở phần ngọn, nhìn từ xa cây có hình dạng giống cây dừa nước. Hiện nay, cây dương xỉ thân gỗ cổ đại thường xuyên được sử dụng làm cây cảnh công trình.
Cách trồng cây dương xỉ thân gỗ
Ngoài việc sử dụng cây dương xỉ thân gỗ làm cây công trình, thì hiện nay rất nhiều người cũng đã lựa chọn đây là loại cây cảnh trồng trong nhà. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trồng dương xỉ thân gỗ. Tuy đây là một loại cây không cần phải chăm sóc quá nhiều nhưng bạn cũng cần quan tâm một số vấn đề để cây có thể lớn nhanh và phát triển.
Khi mua dương xỉ về chúng ta cần trồng cây ở nơi có nhiệt độ thấp, nhiều bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp. Nên trồng cây dương xỉ ở trong hai chậu lồng vào nhau để tránh tình trạng thất thoát nước.
Đây là loại cây ưa ẩm vậy nên cần thường xuyên tưới nước cho cây và lấp đầy rêu ướt ở trên mặt đất, khu vực quanh gốc cây. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí giúp cho cây có thể phát triển một cách khỏe mạnh hoặc có thể phun sương hằng ngày cho cây. Cần bón phân cho dương xỉ mỗi tháng một lần, ở các nhà buôn bán cây cảnh sẽ có loại phân chuyên dụng dành cho cây dương xỉ. Lưu ý rằng sau 6 tháng đầu tiên thì mới được phép bón phân cho cây.
Cần thường xuyên cắt bỏ những bộ phận bị chết, thối, hư hại. Cần thay đất trồng dương xỉ một năm một lần. Tuy đây là loại cây phát triển chậm nhưng phần rễ cây thì phát triển rất nhanh vậy nên bạn cần thay chậu 6 tháng một lần và tối đa là 1 năm một lần.
Cách trồng cây dương xỉ thủy sinh
Cây dương xỉ mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Cây tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, sự phát triển không ngừng nghỉ. Hình dạng cây đẹp với cành lá mọc um tùm, lại dễ chăm sóc và thích nghi được trong nhiều môi trường khác nhau nên cây còn có ý nghĩa là gia đình sung túc, hòa thuận, an nhiên. Trồng cây dương xỉ trong nhà như một lời nhắn nhủ đối với tất cả các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh, luôn phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Vậy nên việc trồng cây dương xỉ thủy sinh trong nhà đang được rất nhiều người ưa chuộng.
Đây là một loại cây dễ chăm sóc và có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, cách trồng cây dương xỉ thủy sinh như thế nào để cây phát triển khỏe mạnh thì không phải ai cũng biết. Vì là cây có tốc độ sinh trưởng chậm, nên có thể chịu đựng được sự thay đổi của môi trường sống và sự khắc nghiệt của tự nhiên. Trong môi trường ánh sáng, thiếu nước, thiếu dinh dưỡng cây vẫn có thể sinh trưởng tốt. Tuy nhiên chúng ta cần bổ sung đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cho cây để cây phát triển tốt thì sẽ mang lại hình dáng đẹp. Đây là loại cây bám trực tiếp trên đá, thân cây, chính vì vậy bạn cần chuẩn bị một vật bám cho cây.
Sau khi mua cây dương xỉ, rửa sạch rễ cây và cố định trực tiếp rễ cây dương xỉ vào vật bám. Sau đó đưa vật bám và cây vào khu vực trồng. Nên trồng cây dương xỉ ở nơi có ít ánh sáng và có dòng chảy yếu. Sau khoảng 15-20 ngày, cây bắt đầu phát triển, lúc này chúng ta cần cắt đi những phần rễ thừa ra bên ngoài của cây để cây bám chắc vào vật bám. Cần thường xuyên cắt bỏ những bộ phận bị chết, thối, hư hại. Lúc này, cần thay nước thường xuyên và trồng thêm nhiều loại cây xanh xung quanh.
Một số hình ảnh cây dương xỉ đẹp
Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh đẹp về cây dương xỉ:
Trên đây là tất cả thông tin về cây dương xỉ, đặc điểm, phân loại, cách trồng cũng như một số hình ảnh của cây. Hy vọng đây là thông tin hữu ích cho cuộc sống của bạn, chúc bạn nhanh chóng tìm được loại cây phù hợp với bản thân. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây cỏ xước: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và tác hại
Cây cỏ xước: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và tác hại
Cây chùm ngây: Tác dụng, tác hại, cách sử dụng và cách trồng
Cây chà là Việt Nam: Phân loại và cách trồng chà là ở miền Bắc
Cây bàng: Phân loại, tác dụng và quá trình phát triển
Cây thủy tùng – Đặc điểm, ý nghĩa, thông tin về gỗ thủy tùng
Cây xương rồng phong thủy, tác dụng và một số hình ảnh đẹp
Cây tùng la hán hợp mệnh gì? Vị trí và hình ảnh cây tùng đẹp