Cây chùm ngây: Tác dụng, tác hại, cách sử dụng và cách trồng
Cây chùm ngây được mọi người biết đến và một loại thảo dược có công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Và để biết cách phát huy tốt nhất công dụng của loại cây này hãy đọc ngay bài viết dưới đây:
Cây chùm ngây còn gọi là cây gì?
Cây chùm ngây là một loại dược liệu có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên “Cây chùm ngây còn gọi là cây gì?” hay “Cây chùm ngây là cây gì?” là câu hỏi được mọi người quan tâm rất nhiều vào thời gian gần đây. Cây chùm ngây còn được dân gian gọi với nhiều cái tên khác như là cây cải ngựa, cây ba đậu, cây dùi trống,… Đây là loại thảo dược có nguồn gốc không phải ở Việt Nam nhưng đã được du nhập vào Việt Nam đã từ rất lâu. Cây là thực vật thân thảo, có nguồn gốc từ khu vực Nam Á. Cây thân gỗ, tròn, lá có hình dạng giống lá rau ngót nhưng có kích thước lớn hơn. Đây là loại cây có hoa, thường nở vào tháng 1 hoặc tháng 5, hoa có hình dạng giống như hoa đậu. Quả dài, giống đậu đũa và to bằng ngón tay cái. Quả non của cây ăn được và có thường được sử dụng để chế biến những món ăn rất ngon. Phần lá của cây cũng thường xuyên được ăn sống và xào nấu thành món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe. Chính bởi vậy nên ngoài tác dụng trong y học thì đây cũng là một loại thực vật ăn được có giá trị dinh dưỡng đặc biệt.
Tác dụng của cây chùm ngây
Cây chùm ngây có chứa nhiều vitamin C, đạm, canxi, chất xơ, magie, kali, vitamin A,… cao gấp 7 lần so với các loại trái cây thông dụng hiện nay. Được xem là một thực phẩm chức năng có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mỗi một bộ phận của cây lại có tác dụng khác nhau đối với sức khỏe con người. Ngoài lá cây ăn được, thì hai bộ phận có nhiều công dụng và được sử dụng nhiều nhất đó là phần thân cây và rễ cây.
Thân cây chùm ngây có tác dụng gì?
Thân cây chùm ngây có tác dụng điều trị đau dạ dày, sâu răng và trị các bệnh cảm cúm, nóng sốt, giảm lượng đường huyết. Phần vỏ bên ngoài thân cây được biết đến như một loại thảo dược thần kỳ giúp trị bệnh đái tháo đường. Bởi bên trong phần vỏ cây có chứa isothiocyanates có tác dụng giảm tỷ lệ đường huyết, giảm protein và lượng đường trong nước tiểu. Ngoài ra, bên trong thân cây có chứa chất có thể hỗ trợ điều trị huyết áp cao. Thân và vỏ của cây chùm ngây có chứa alcaloid và moringin, hai chất có tác dụng chữa trị bệnh về xương khớp, giảm đau, giảm viêm.
Rễ cây chùm ngây có tác dụng gì?
Phần rễ cây là phần có hàm lượng vitamin C cao nhất trong tất cả các bộ phận của cây nên thường xuyên được nấu thành nước uống hằng ngày hoặc sắc thuốc. Chứa chất: carotene, acid amin, phenolics,… có nhiều tác dụng trong việc chống co giật, chống sưng phù, lợi tiểu và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Một số người còn uống rễ cây chùm ngây như một biện pháp để ngăn ngừa việc có thai. Ngoài ra việc uống nước nấu từ rễ cây chùm ngây có tác dụng loại bỏ sỏi thận, trị viêm tai giữa,… Cũng giống như phần thân cây, rễ cây chùm ngây còn có thể trị cảm cúm, nóng sốt, bệnh phong thấp, các bệnh liên quan tới gan và lá lách. Tuy nhiên, cần kiểm soát lượng nước được đưa vào cơ thể hằng ngày bởi rễ cây là bộ phận có chứa nhiều chất làm rối loạn chức năng của hệ thần kinh cũng như làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi muốn sử dụng lâu dài cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Cách sử dụng cây chùm ngây
Tuy cây chùm ngây sở hữu nhiều công dụng đối với sức khỏe con người nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng cây chùm ngây sao cho đúng. Nhiều người lầm tưởng việc sử dụng chùm ngây càng nhiều càng tốt, điều đó là hoàn toàn sai lầm. Để sử dụng chùm ngây mang lại hiệu quả tốt nhất thì phải sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Các bộ phần của chùm ngây tươi có thể chế biến và sử dụng như sau:
- Phần lá cây: Lá của cây chùm ngây có hình dạng giống lá rau ngót và cũng bay bị nhầm tưởng phải loại rau này. Tuy nhiên lá cây chùm ngây có thể ăn sống hoặc làm thành sinh số. Đây chính là cách cung cấp các khoáng chất vi lượng và vitamin đơn giản nhất. Ngoài ra phần lá còn có thể được phơi khô, nghiền thành bột để pha nước uống hằng ngày hoặc để dành để chế biến các món ăn khác.
- Rễ cây chùm ngây: Sử dụng trực tiếp rễ cây chùm ngây tươi để nấu nước uống trong ngày hoăc sắc thuốc. Ngoài ra có thể phơi khô rễ cây để sử dụng lâu dài và bảo quản tốt hơn.
- Thân cây chùm ngây: Phần thân cây và rễ cây sẽ phức tạp hơn trong cách sử dụng vì chúng ta cần tách riêng thân và vỏ, phơi khô hoặc sử dụng tươi giống như rễ cây.
Tác hại của cây chùm ngây
Một số tác hại của cây chùm ngây mà bạn cần lưu ý:
- Tuyệt đối không dùng chùm ngây cho phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ cho con bú. Bởi đây là loại cây có chứa chất làm trơn tử cung khiến cho phụ nữ dễ bị sảy thai và sinh non.
- Chỉ sử dụng chùm ngây tươi sau khi đã thu hoạch và chế biến khoảng 12 giờ. Nếu để thời gian quá lâu rồi mới sử dụng như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng có trong loại thảo dược này, gây nên một số tác dụng phụ cho sức khỏe con người.
- Chỉ nên nấu chùm ngây chín tới, tránh nấu quá nhừ sẽ làm các chất dinh dưỡng bị biến đổi và bay hơi.
- Chỉ sử dụng chùm ngây vào ban ngày, khi cơ thể còn thức. Không sử dụng cây vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ. Bởi nó có nhiều vitamin C và canxi sẽ khiến cho cơ thể hưng phấn, làm tăng sự ứ đọng canxi ở thận.
Cách trồng cây chùm ngây
Cách trồng cây chùm ngây ra sao? Chắc cũng là thắc mắc của rất nhiều người. Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại hạt giống chùm ngây, vậy nên sau khi mua về bạn cần thực hiện qua những bước sau:
Bước 1: Ngâm hạt giống trong nước 8 tiếng với khoảng 40 độ C, sau đó vớt ra để ráo và ủ hạt vào cát ẩm. Khoảng 6-8 hôm sau hạt sẽ nảy mầm.
Bước 2: Chuẩn bị bầu đất có kích thước khoảng 10-12cm, có chiều dài 18-20cm. Tiếp đó là ươm chùm ngây vào bầu đất. Dùng ngón tay nhấn sâu khoảng 2,5 đốt ngón tay, sau đó đặt 1 hạt chùm ngây vào trong rồi lấp đất lại. Tưới nước dạng phun sương hằng ngày cho cây, sau khoảng vài ngày hạt sẽ tiếp tục nảy mầm và cao khoảng 20-30cm thì có thể đem đi trồng.
Bước 3: Đào những hố có kích thước bằng với bầu đất, hai cây sát nhau phải cách 30-35cm. Sau đó rạch lớp vỏ ngoài của bầu đất và đặt bầu xuống phần hố đã đào trước đó. Tiếp đó, rải một lớp đất xung quanh gốc và nén chặt lại. Tưới nước hằng ngày và giữ ẩm cho cây khoảng 2-3 tuần là cây sẽ sống khỏe mạnh, lúc này hạn chế tưới nước và chỉ tưới khoảng 1 tuần 1 lần.
Hình ảnh cây chùm ngây đẹp
Đây là loại cây có hình dáng giống cây rau ngót nên thường bị nhầm lẫn với loại rau này. Hãy cùng xem qua một số hình ảnh cây chùm ngây đẹp để thấy rõ sự khác nhau của hai loại cây này nhé!
Trên đây chính là thông tin về: “Cây chùm ngây là gì? Tác dụng của thân và rễ, cách sử dụng, cách trồng và một số hình ảnh cây chùm ngây”. Rất mong bài viết này sẽ có ích cho cuộc sống của bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây chà là Việt Nam: Phân loại và cách trồng chà là ở miền Bắc
Sinh Vật Cảnh -Cây chà là Việt Nam: Phân loại và cách trồng chà là ở miền Bắc
Cây bàng: Phân loại, tác dụng và quá trình phát triển
Cây thủy tùng – Đặc điểm, ý nghĩa, thông tin về gỗ thủy tùng
Cây xương rồng phong thủy, tác dụng và một số hình ảnh đẹp
Cây tùng la hán hợp mệnh gì? Vị trí và hình ảnh cây tùng đẹp
Cây tùng: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa trong phong thủy
Cây anh túc và cây cần sa, đặc điểm, phân loại và cách trồng