Cây phú quý hợp mệnh gì? Đặc điểm, phân loại, cách trồng
Nếu bạn đang tìm kiếm một loại cây vừa có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, dễ trồng, lại vừa có tác dụng trang trí cho không gian sống của mình thì cây phú quý là một sự lựa chọn bạn nên cân nhắc. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, các loại cây phú quý, cây phú quý hợp mệnh gì?, vị trí phong thủy phù hợp và cách chăm sóc cây phú quý nhanh ra hoa.
Đặc điểm cây phú quý
Cây phú quý là loại cây thuộc họ Ráy, cây được trồng nhiều ở Trung Quốc, Việt Nam. Cây có hình dáng thấp bé chỉ cao trung bình 30 – 70 cm. Phần thân được hình thành bởi nhiều bẹ lá, mang màu trắng hoặc trắng pha hồng. Lá cây thường có màu xanh, viền lá màu đỏ hồng, thường có hình bầu dục và nhọn ở hai đầu. Đây là loại cây thuộc loại rễ chùm, khi trồng theo kiểu thủy sinh phần rễ sẽ chuyển sang màu trắng ngà. Cây phú quý nở hoa khi được trồng trong điều kiện có đủ ánh sáng, đủ nước.
Hoa cây phú quý có đặc điểm gì?
Cây phú quý là loại cây cho hoa hằng năm. Hoa thường có màu trắng, mọc bắt đầu từ gốc cho tới ngọn cây. Tuy nhiên, rất nhiều người trồng cây phú quý cả một thời gian dài cây vẫn không ra hoa nên thường nhầm cây thuộc loại hiếm khi ra hoa. Điều này hoàn toàn không đúng. Hầu hết những cây phú quý được trồng để làm cảnh trong nhà, trong vườn thường không được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng tự nhiên, không đủ điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Chính vì vậy cây sẽ không có hoa.
Cây phú quý là lại cây loại cây thu hút tài lộc, khi tài lộc tích tụ nhiều đến một mức độ nào đó sẽ đơm hoa kết quả, chính vì vậy hoa cây phú quý mang ý nghĩa của sự may mắn, tốt lành. Khi cây phú quý ra hoa, đây là điểm báo của may mắn sắp tới đối với gia chủ, sự thành công, tiền bạc đang sắp tới gần.
Các loại cây phú quý
Hiện nay trên thị trường, có rất là nhiều giống phú quý, có màu sắc đẹp mắt, đa dạng và thích nghi được nhiều môi trường sống. Tuy nhiên, các loại cây này thường không có tên gọi cụ thể, riêng biệt mà được phân biệt thông qua màu sắc và hình dạng của lá. Người ta chia phú quý thành hai loại chính đó là phú quý có lá màu xanh và phú quý có lá màu đỏ. Cả hai loại cây này đều có nhiều đặc điểm giống nhau, đều có thể làm cây cảnh trang trí trong nhà.
Cây phú quý xanh
Cây phú quý xanh là loại cây có lá màu xanh phần viền và cuống có màu đỏ nhạt hoặc trắng. Thực chất, cây phú quý có màu xanh trơn, qua quá trình lai tạo, nhân giống người ta đã khiến cho nó có màu trắng, hồng, đỏ đan xen với màu xanh như hiện tại.
Cây phú quý đỏ
Cây phú quý đỏ là loại cây có lá màu đỏ, phần viền màu xanh hoặc đôi khi màu trắng. Cũng giống cây phú quý lá xanh, màu sắc cây phú quý đỏ là kết quả của việc lai tạo giống.
Cây phú quý hợp mệnh gì?
Để cây cảnh phong thủy phát huy đúng tác dụng của nó thì người sở hữu thường phải lựa chọn loại cây hợp mệnh, hợp tuổi với bản thân. Vậy cây phú quý hợp mệnh gì?
Theo các chuyên gia phong thủy, người mang trong mình bản mệnh Hỏa thường phù hợp với các màu sắc như: đỏ, cam, hồng, tím. Các màu sắc này phù hợp với màu xanh của mệnh Mộc. Cây phú quý thuộc mệnh Mộc, có màu xanh, phần viền bao quanh màu đỏ, do vậy người mệnh Hoả phù hợp với cây phú quý. Người mang trong mình bản mệnh Hỏa, khi sở hữu cây phú quý sẽ làm giảm bớt được tính bốc đồng, nóng giận, tinh thần được ổn định, tăng dương khí, tài lộc hanh thông. Tuy nhiên, mệnh Hỏa tương khắc với mệnh Thủy nên tuyệt đối không được trồng cây phú quý thủy sinh.
Ngoài mệnh Hỏa, người mang trong mình bản mệnh Thổ cũng có thể trồng cây phú quý. Người mệnh thổ khi trồng cây phú quý sẽ nhận được nhiều may mắn, tài lộc.
Trong ngũ hành, tuổi Dậu là hợp nhất với hai mệnh Hỏa và Thổ. Người tuổi Dậu, mệnh Hỏa khi sở hữu cây phú quý sẽ khiến cho giàu sang tới nhà, tiền vào như nước, cuộc sống giảm bớt khó khăn.
Cây phú quý nên để ở đâu?
Trong môi trường sống hằng ngày của chúng ta, có rất nhiều vị trí có thể đặt cây phú quý. Khi đặt cây ở mỗi vị trí khác nhau sẽ cho ra ý nghĩ phong thuỷ khác nhau. Để cây có thể phát huy hết được công dụng, vẻ đẹp của chính nó thì gia chủ cần đặt cây ở vị trí sao cho vừa đẹp mà vẫn phù hợp với phong thủy. Vậy cây phú quý nên để ở đâu? Các vị trí luôn được ưu tiên đấy là đặt cây trong phòng khách, sân vườn, trước nhà,…
Ngay từ xưa, người ta đã quan niệm rằng, những cây tài lộc, may mắn sẽ đặt ở khu vực phòng khách. Với những cây có kích thước to như: lê, đào,… thường không nên trồng trong nhà. Cũng theo khoa học phong thủy, gia chủ cần lựa chọn hướng trồng phù hợp, phú quý là loại cây có khả năng làm sạch không khí, hút bụi mịn, có thể hút khí cacbonic và thải ra khí oxy. Chính vì vậy việc đặt cây ở trong phòng khách là một vị trí phù hợp.
Cần tránh đặt cây ở dưới điều hòa, bởi vị trí này sẽ khiến cho cây khó sinh trưởng, đặt ở lối đi sẽ khiến cho các thành viên trong gia đình bị khuất tầm nhìn, vượng khí khó chảy vào nhà; nên đặt cây ở trên bàn uống nước, kệ tivi,… là phù hợp.
Mối liên hệ giữa cây cây vạn lộc và cây phú quý
Cây vạn lộc và cây phú quý là hai giống cây cảnh phong thủy luôn được nhắc tên cùng nhau, bởi hai loại cây này luôn có sự tương đồng về màu sắc bên ngoài, ý nghĩa phong thủy bên trong. Cây vạn lộc và cây phú quý đều mang ý nghĩa về mặt tài lộc. Ngoài ra hai cây này đều có sắc đỏ mang ý nghĩa của sự phát triển không ngừng, may mắn sắp tới. Chính vì vậy, rất nhiều người lựa chọn sử dụng hai loại cây này đặt cùng một chỗ trong không gian sống để mong muốn mang lại ý nghĩa nhân đôi.
Cả hai cây đều có lá màu đỏ, lá có hình bầu dục, đặt cùng với nhau vừa đẹp mắt, thẩm mỹ lại không phạm phong thủy. Hai cái tên đều là hai tính từ ám chỉ sự giàu sang, phát tài, phát lộc, thịnh vượng. Cả cây phú quý và cây vạn lộc đều là những loại cây cho hoa, cùng bắt đầu ra hoa vào tháng 5, khi cây ra hoa mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ, sự đơm hoa kết quả sau thời gian dài cố gắng.
Khi trồng hai cây này chung với nhau, các bạn cần lưu ý tìm hiểu, lựa chọn sao cho cả 2 cây đều phù hợp với mệnh, tuổi của bản thân trước khi quyết định chọn mua.
Cách chăm sóc cây phú quý ra hoa
Như các bạn đã biết về ý nghĩa của cây phú quý và hình ảnh cây phú quý ra hoa. Cây mang ý nghĩa của sự giàu sang, sung túc, thành toại trong công việc, cuộc sống của tất cả các thành viên trong gia đình. Vậy nên cách chăm sóc cây phú quý ra hoa như thế nào luôn là trăn trở của rất nhiều người trồng. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trồng như sau:
Môi trường sinh trưởng, ánh sáng, nhiệt độ
Cây phú quý phù hợp với môi trường khô thoáng, ánh sáng dịu nhẹ, nhưng không quá gay gắt. Là loại cây ưa bóng mát nên có thể trồng làm cây nội thất, tuy nhiên nếu muốn cây ra hoa thì một ngày bạn nên cho cây tắm nắng khoảng 1-2 tiếng vào khung giờ buổi sáng hoặc buổi chiều mát. Khi trồng cây ở trong nhà cần đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên, tránh đặt cây ở nơi có độ ẩm cao, nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển từ 18-28 °C.
Nước
Cây phú quý là cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, lá cũ vừa rụng lá mới sẽ ra ngay. Lá sum suê ngay từ phần gốc vậy nên nhu cầu nước của cây khá cao. Cần tưới nước cho cây định kỳ, đều đặn 2 lần/1 ngày. Tưới dạng phun sương và tránh tưới quá nhiều gây nên tình trạng ngập úng.
Chăm sóc và phòng bệnh
Đây là loại cây thường xuyên mắc bệnh thối lá, lá cây bị nhũn, cuống lá bị thối sau đó sẽ dẫn đến gãy và rụng. Khi nhận thấy hiện tượng này, gia chủ nên cắt bỏ hoàn toàn chỗ bị thối, sau đó mang cây ra vị trí có nhiều ánh sáng tự nhiên khoảng 3 – 4 giờ.
Phân bón
Cây có tốc độ phát triển nhanh, mau ra hoa, vậy nên cây cần được bón phân mỗi năm vào mùa xuân hè. Khi bón phân cần tưới nước thật đẫm, cắt bỏ đi phần lá già và đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên.
Theo tín ngưỡng phong thủy Á Đông, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc. Chính vì vậy việc trồng một loại cây có hoa màu đỏ thường mang tới nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Trên đây là tất cả những thông tin về cây phú quý, đặc điểm, phân loại, cây phú quý hợp mệnh gì?, nên trồng ở đâu, cách chăm sóc nhanh ra hoa và mối liên hệ giữa cây vạn lộc và cây phú quý. Hy vọng bài viết này hữu ích với cuộc sống của các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây lộc vừng: Đặc điểm, ý nghĩa, vị trí chuẩn phong thủy
Sinh Vật Cảnh -Cây lộc vừng: Đặc điểm, ý nghĩa, vị trí chuẩn phong thủy
Cây lược vàng: Cách nhận biết, phân loại, công dụng và tác hại
Cây dương xỉ: Đặc điểm, phân loại và cách trồng
Cây cỏ xước: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và tác hại
Cây chùm ngây: Tác dụng, tác hại, cách sử dụng và cách trồng
Cây chà là Việt Nam: Phân loại và cách trồng chà là ở miền Bắc
Cây bàng: Phân loại, tác dụng và quá trình phát triển