Cây sống đời: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng

Một loại cây vừa có tác dụng trang trí lại vừa có tác dụng điều trị bệnh đó chính là cây sống đời. Loại cây này đã được trồng khá phổ biến ở Việt Nam từ rất lâu. Vậy đặc điểm nhận biết cây sống đời thế nào, cây sống được bao lâu mà lại có cái tên như vậy, phân loại, tác dụng, cách trồng, cách chăm sóc và việc trồng cây sống đời trong nhà có tốt không?. Hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây sống đời

Cây sống đời còn biết được biết đến với nhiều cái tên khác như cây lá bỏng, cây thuốc bỏng,… Cây thường xuất hiện nhiều trong tự nhiên ở khu vực phía đông châu Á và phía tây Thái Bình Dương. Cây có thân thảo, thường phân nhánh ngay từ phần gốc, cây bụi thấp, phần lá mọng nước giống như xương rồng. Thân cây tròn, thường có màu xanh và màu tím, chiều cao trung bình từ 0,5 – 1m.

Cây có thể mọc cây con từ vị trí bị thương của lá, cành, thân; được sử dụng nhiều để làm cây cảnh bonsai mini trong gia đình. Loại cây này thường nở hoa vào khoảng tháng 2 và tháng 4, lá dài, cánh hoa thường mọc trực tiếp từ kẽ lá và trên cành. Đây là loại cây có sự đa dạng về các màu sắc của hoa, các màu sắc phổ biến là: vàng, đỏ, trắng, cam. Cánh hoa thường xếp thành nhiều lớp, trên cùng một gié hoa, dạng rũ.

Đặc điểm cây sống đời

Đặc điểm cây sống đời

Trước kia, ở Việt Nam cây sống đời chỉ có duy nhất hai loại hoa phổ biến đó là hoa màu hồng và hoa màu đỏ,… Ngày nay, với kĩ thuật lai giống phát triển, cây sống đời đã có rất nhiều màu sắc đa dạng, có hình dáng bên ngoài bắt mắt hơn với nhiều kích thước. Phần lá cây có thể dùng để chữa trị các vết bỏng, được đắp trực tiếp lên vết bỏng nên dân gian thường gọi với cái tên là cây chữa bỏng, cây lá bỏng.

Cây sống đời sống được bao lâu?

Nhiều người khi nghe tới cái tên “sống đời” cũng đều có chung sự thắc mắc đó là “cây sống đời sống được bao lâu mà lại có cái tên đặc biệt như vậy?”. Hiện tại, chưa có số liệu cụ thể về tuổi thọ của cây sống đời. Đây là loại cây có thể tự sinh sản từ vết cắt trên lá hoặc thân, chính vì vậy cây có thể tự sinh sản mà không cần nhân giống hay giâm hạt. Loại cây này thường có sức sống khỏe khoắn, bền bỉ, là loại cây ưa nắng, có thể sống một thời gian dài trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Cây sống đời sống được bao lâu?

Cây sống đời sống được bao lâu?

Cây có thể sống hoang dã, dễ trồng, không mất quá nhiều công sức nhưng vẫn sinh trưởng rất tốt. Người ta có thể trồng cây bằng cách bẻ lấy đốt của thân cây, cành cây hoặc cắt một lá già cắm trực tiếp xuống đất. Cây có thể tự phát triển ra rễ, sinh trưởng và đâm chồi khá nhanh. Sau khi phát triển, cây có thể tiếp tục tạo ra cây con từ các kẽ lá. Có lẽ vì vậy mà người ta đặt cho loại cây này cái tên mang đầy ý nghĩa nhân sinh đó là “sống đời”.

Cây sống đời có mấy loại? 

Hiện nay, cây được nhân giống rộng rãi và có nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau nên nhiều người không biết rõ cây sống đời có mấy loại. Cây sống đời được chia làm bốn loại chính: cây sống đời ta, cây sống đời Đà Lạt, cây sống đời đỏ, cây sống đời năm màu.

Cây sống đời ta

Cây sống đời ta hay còn được dân gian gọi với tên là cây lồng đèn. Đây là loại cây thường được người dân sử dụng để làm cảnh, trồng trong sân vườn, ban công, nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, cây còn được sử dụng là để trồng ngoài mộ, trong các đền chùa, khuôn viên trường học.

Cây sống đời ta

Cây sống đời ta

Cây sống đời Đà Lạt 

Cây sống đời Đà Lạt được trồng nhiều ở Đà Lạt, hoa trổ hình lồng đèn, Phần lá có kích thước lớn hơn cây sống đời ta.

Cây sống đời Đà Lạt 

Cây sống đời Đà Lạt

Cây sống đời hoa đỏ

Cây sống đời hoa đỏ cho hoa màu đỏ thắm như máu, thường ra hoa vào dịp Tết.

Cây sống đời hoa đỏ

Cây sống đời hoa đỏ

Cây sống đời năm màu

Cây sống đời năm màu là loại cây cho ra năm màu hoa khác nhau, giống như cây sống đời hoa đỏ, cây sống đời năm màu cũng trổ hoa đúng dịp Tết Nguyên Đán nên đây là loài hoa thường xuyên được trồng trong các chậu nhỏ vào ngày Tết.

Cây sống đời năm màu

Cây sống đời năm màu

Tác dụng của cây sống đời

Trong y học hiện đại, cây sống đời có thể giúp hỗ trợ điều trị tình trạng vàng da, nhiễm độc gan. Y học hiện đại đã thí nghiệm tác dụng của cây sống đời trong điều trị bệnh thận trên chuột và cho kết quả điều trị khả quan. Loại cây này có nhiều hoạt chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng tiêu độc, kháng viêm giống như thuốc kháng sinh.

Ngoài ra, dịch chiết của cây sống đời có khả năng ức chế phản ứng dị ứng ở cơ quan hô hấp, làm ổn định hệ miễn dịch, điều trị và chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư. Bên trong nước ép từ lá cây sống đời còn có hoạt chất có thể điều trị bệnh Leishmania Zheim rất tốt. 

Tác dụng của cây sống đời

Tác dụng của cây sống đời

Nhắc tới cây cây sống đời, người ta sẽ nghĩ ngay đến công dụng điều trị bỏng ở trên da,… Ngay từ khi y học chưa phát triển, người ta đã sử dụng phần lá non của cây để đắp trực tiếp lên vết bỏng, giúp hỗ trợ phục hồi vết thương nhanh chóng. Một số công dụng khác của loại cây này đó là chữa viêm xoang mũi, chữa đau xương khớp, đau lưng, điều trị chảy máu cam, viêm họng, trĩ nội, trĩ ngoại, nhức đầu, mất ngủ, đại tiện ra máu, điều trị vết thương hở, viêm đại tràng, mồ hôi trộn ở trẻ em.

Cách trồng cây sống đời

Cây sống đời là loại cây có thể sống và phát triển nhanh chóng ở cả môi trường đất và nước. Do vậy, chúng ta có thể trồng cây trong chậu, thủy sinh hoặc trồng trực tiếp trên đất. Khi trồng cây, chúng ta cần chuẩn bị khu vực trồng rộng rãi, đất trồng tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng. Hai cách trồng cây sống đời chủ yếu đó là trồng cây bằng hạt giống hoặc trồng trực tiếp bằng các bộ phận của cây.

Cách trồng cây sống đời bền và đẹp

Cách trồng cây sống đời bền và đẹp

Trồng cây sống đời trong nhà có tốt không?

Có rất nhiều người cũng thắc mắc việc trồng cây sống đời trong nhà có tốt không? Câu trả lời là có. Cây sống đời hoàn toàn phù hợp trồng trong nhà, cây còn thường xuyên được sử dụng để làm cây trang trí ngày Tết, vừa giúp làm đẹp không gian sống lại vừa mang lại ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Là loại cây phù hợp để làm cảnh trên bàn làm việc, bàn uống nước, phòng khách, cây có nhiều màu sắc nên sẽ giúp cho không gian sống của bạn trở nên tươi sáng, hài hoà, sinh động hơn.

Trồng cây sống đời trong nhà có tốt không?

Trồng cây sống đời trong nhà có tốt không?

Lá của cây sống đời có tác dụng thanh lọc không khí, hút khí cacbonic, thải ra khí oxy, tạo không gian tươi mát, sạch sẽ, tốt cho hệ hô hấp. Trong phong thủy, cây sống đời tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu, sự sống sinh sôi nảy nở. Chính vì vậy, đây là loại cây vô cùng phù hợp để trồng trong nhà.

Cách chăm sóc chậu cây sống đời ra hoa đẹp

Cách chăm sóc chậu cây sống đời cũng tương tự như cách chăm sóc cây sống đời ngoài tự nhiên. Bạn chỉ cần lưu ý những điều sau trong quá trình chăm sóc:

Cách chăm sóc chậu cây sống đời

Cách chăm sóc chậu cây sống đời

Đây là tất cả những thông tin về đặc điểm, tuổi đời, phân loại, tác dụng, vị trí phong thủy, cách trồng của cây sống đời mà chúng tôi muốn chia sẻ tới cho bạn. Hy vọng bài viết này hữu ích với cuộc sống của bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này! 

Xem thêm: Cây tầm bóp: Phân loại, tác dụng, tác hại, cách dùng, cách trồng

Sinh Vật Cảnh -