Cây tầm bóp: Phân loại, tác dụng, tác hại, cách dùng, cách trồng
Cây tầm bóp là một loại cây mọc hoang dại và phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là loại cây ít được sử dụng cho dù nó có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Người dân chưa hiểu biết nhiều về loại dược liệu này. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về cây tầm bóp, phân loại, tác dụng, cách sử dụng, cách trồng, tác hại và một số hình ảnh của cây tầm bóp xung quanh chúng ta.
Cây tầm bóp có mấy loại?
Tầm bóp là loại cây có nguồn gốc ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới, thường xuyên mọc ở những cánh đồng, ruộng lúa, bãi đất ở khu vực nông thôn. Cây tầm bóp thuộc họ nhà thân thảo, chiều cao thấp trung bình chỉ cao từ 50 – 90 cm. Cây thường có tuổi thọ thấp, chỉ phát triển trong năm. Cây được chia thành nhiều cành, phát nhánh ngay từ phần gốc, các cành thường mọc rũ xuống. Tầm bóp là một loại cây thực vật có hoa, có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiều nơi. Quả tầm bóp có hình dáng giống đèn lồng, bên trong chứa hạt, hạt có kích thước nhỏ màu xanh, khi chín chuyển sang màu đen. Khi cây còn trẻ, phần vỏ của quả có màu xanh, theo dần độ tuổi của cây cây sẽ chuyển sang vàng đậm.
Trên thực tế, có rất nhiều loại cây khác có cùng hình dáng bên ngoài giống với cây tầm bóp. Nhiều người không biết cây tầm bóp có mấy loại nên hay nhầm loại cây dược liệu này với các loại cây khác như cây lu lu lực, cây xoan leo. Mọi người cần lưu ý, cây tầm bóp chỉ có duy nhất một loại, cần tránh nhầm lẫn loại dược liệu này với các loại cây khác có cùng hình dáng để tránh gây nên nhiều tác dụng không hay đối với sức khỏe con người.
Rau tầm bóp có ăn được không?
Loại cây này không được sử dụng để chữa bệnh thường xuyên nhưng chúng ta lại không khó để bắt gặp loại cây này ở ngoài vườn, cánh đồng, bờ mương nên nhiều người thường đặt ra câu hỏi rằng rau tầm bóp có ăn được không?. Câu trả lời là có. Cách đây chục năm về trước, quả tầm bóp là món ăn vặt yêu thích của nhiều đứa trẻ nông thôn. Hiện tại, quả tầm bóp đã trở thành món thực phẩm có thể phát triển kinh tế và được nhiều người yêu thích. Ở Nhật Bản, mùa thu hoạch tầm bóp có giá bán lên tới gần 700 ngàn đồng cho một hộp hơn 20 quả, đắt hơn cả hoa quả nhập ngoại ở Việt Nam.
Quả có vị chua, ngọt thanh, ăn vào giống cà chua. Phần rau cũng thường xuyên được chế biến hằng ngày. Rau tầm bóp có thể chế biến được với những các món ăn khác, có thể được sử dụng để nhúng lẩu, luộc lên chấm nước mắm ăn.
Rau tầm bóp khi nấu lên, có vị đắng nhẹ, ngọt thanh, tính hàn, là loại rau mọc hoang dại nên hoàn toàn sạch, không có thuốc trừ sâu. Chính vì những đặc tính trên nên loại rau này có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải nhiệt mùa hè, trị các bệnh về dạ dày, mụn. Bên trong rau tầm bóp chứa nhiều khoáng chất và các loại vitamin, chất xơ, protein nên loại rau này cực kỳ bổ dưỡng, có thể sử dụng để ăn hằng ngày trong thời gian dài. Đặc biệt là có tác dụng làm đẹp da, tăng cường trao đổi chất cho phụ nữ.
Tác dụng cây tầm bóp
Tác dụng cây tầm bóp trong y học phải kể đến như thanh nhiệt, giảm viêm, tiêu đờm, điều trị các bệnh cảm, cúm, sốt, viêm họng, nôn ói, ho có đờm, ho khan. Bên trong cây tầm bóp có chứa nhiều hợp chất có tác dụng ngăn ngừa, kìm hãm sự phát triển của các khối u, tế bào ung thư, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Ngoài ra, cây tầm bóp còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh gout, loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu. Hỗ trợ điều trị cho người bệnh tiểu đường, bí tiểu, ngăn ngừa sỏi thận và tốt cho đường tiết niệu.
Một số nghiên cứu gần đây đã cho ra kết quả rằng, cây tầm bóp có nhiều dưỡng chất sinh học tốt cho sức khỏe con người. Các hoạt chất bên trong cây tầm bóp có thể giúp duy trì sự phát triển cơ thể, tăng cường vận chuyển khí oxy và các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, cây còn hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, cân bằng độ PH trong cơ thể.
Sản phẩm từ cây tầm bóp
Chính bởi tác dụng vô cùng quý báu mà cây tầm bóp mang lại nên hiện nay, loại cây dược liệu này đang được khai thác và chế biến thành nhiều sản phẩm có ích cho cuộc sống và sức khỏe con người.
Sản phẩm từ cây tầm bóp phổ biến nhất tại các siêu thị, cửa hàng không thể không nhắc tới đó là quả tầm bóp khô, quả tầm bóp sấy dẻo, quả tầm bóp tươi đóng hộp. Đây là ba sản phẩm được chế biến và sản xuất để phục vụ nhu cầu ăn vặt của con người. Ngoài ra phần thân và cành cây tầm bóp được còn được chế biến thành trà, dược liệu khô, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ điều trị bệnh. Phần lá tầm bóp tươi được sử dụng như một loại rau ăn hằng ngày, hiện nay rau tầm bóp đã bắt đầu xuất hiện ở trong các siêu thị, chợ để phục vụ nhu cầu ăn uống hằng ngày. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có nhiều loại nước ép, nước cốt tầm bóp, salad tầm bóp đóng hộp tại các siêu thị Việt Nam, Nhật Bản với giá thành cao.
Cách sử dụng cây tầm bóp
Có hai cách sử dụng cây tầm bóp đó là pha trà và đun nước uống:
- Với cách pha trà, chúng ta chỉ cần sử dụng một nắm cây tầm bóp khô hoặc tươi, cùng với 150ml nước sôi. Tráng qua tầm bóp bằng nước sôi, sau đó hãm tầm bóp từ 5 – 7phút, thưởng thức ngay khi còn ấm.
- Đối với cách đun nước uống hằng ngày, chúng ta sử dụng khoảng 60 – 80g tầm bóp phơi khô hoặc tươi, đem nấu với 2 lít nước uống. Uống hỗn hợp này thay nước và chỉ uống trong ngày.
Tác hại của cây tầm bóp
Cây tầm bóp là một loại cây có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, cũng giống như các loại dược liệu khác, khi muốn sử dụng, chúng ta thường đi tìm hiểu về công dụng cũng như tác hại của nó. Rất nhiều người cũng có thắc mắc về tác hại của cây tầm bóp. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải lo lắng bởi đây là loại cây an toàn, lành tính, có thể sử dụng thời gian dài mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng. Cây không có tác dụng phụ, sử dụng được tất cả bộ phận của cây. Hiện tại, chưa có một dẫn chứng nào chỉ ra rằng bên trong cây tầm bóp có thành phần gây hại cho sức khỏe con người.
Khi sử dụng loại dược liệu này bạn cũng cần lưu ý, bởi cây có hình dạng rất giống với cây lu lu đực, một loại cây có độc. Cây lu lu đực có nhiều đặc tính giống với cây tầm bóp, có vị đắng nhẹ, ngọt thanh, tính hàn, quả non thường có độc tuy không gây biến chứng nguy hiểm hay chết người nhưng cách sử dụng sẽ hoàn toàn khác cây tầm bóp. Chính vì vậy bạn cần đến quan sát, nhận biết chính xác để tránh gây ra những tác hại không đáng có cho sức khỏe của chính bản thân mình và người thân.
Cách trồng cây tầm bóp
Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi nên cách trồng cây tầm bóp khá đơn giản, chúng ta cần tuân theo một số lưu ý sau:
Cây ưa thích ánh nắng mặt trời, phù hợp trồng ở nơi có nhiều ánh sáng, nhiệt độ nóng.
Có thể lựa chọn trồng trực tiếp trên đất, trong giá thể, chậu. Trước khi trồng, ngâm hạt trong nước khoảng 2 tiếng đồng hồ. Sau đó, gieo trực tiếp hạt xuống đất ẩm, lấp kín đất lên trên, tưới nước dạng phun sương lên phần bề mặt và tiến hành che kín khu vực đất vừa trồng.
Sau khoảng 8 – 15 ngày cây bắt đầu nảy mầm và phát triển. Lúc này cần tưới nước hằng ngày cho cây để cây có thể phát triển một cách khỏe mạnh.
Cây có tuổi thọ thấp, vậy nên chỉ phát triển trong hai tháng, sau đó có thể thu hoạch được. Khi cây chín, phần quả của cây sẽ thay đổi màu sắc từ màu xanh sang màu nâu nhạt, nếu không thu hoạch kịp thời thì quả sẽ rơi xuống đất, quả thường chỉ ở trên cây 1 tháng.
Một số hình ảnh cây tầm bóp
Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây tầm bóp để tránh nhầm lẫn loại cây này với cây lu lu đực nhé:
Trên đây là tất cả thông tin về cây tầm bóp, phân loại, tác dụng, cách sử dụng, cách trồng, tác hại và một số hình ảnh của cây tầm bóp xung quanh chúng ta. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây sài đất: Nhận biết, phân loại, tác dụng, cách dùng
Sinh Vật Cảnh -Cây sài đất: Nhận biết, phân loại, tác dụng, cách dùng
Cây phú quý hợp mệnh gì? Đặc điểm, phân loại, cách trồng
Cây lộc vừng: Đặc điểm, ý nghĩa, vị trí chuẩn phong thủy
Cây lược vàng: Cách nhận biết, phân loại, công dụng và tác hại
Cây dương xỉ: Đặc điểm, phân loại và cách trồng
Cây cỏ xước: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và tác hại
Cây chùm ngây: Tác dụng, tác hại, cách sử dụng và cách trồng