Cây trinh nữ hoàng cung: Tác dụng, cách uống và cách trồng
Từ lâu, cây trinh nữ hoàng cung đã được dân gian truyền tai nhau với nhiều công dụng quý báu đối với sức khỏe của phụ nữ, chữa được các bệnh như ung thư cổ tử cung, u nang buồng trứng, u vú, u xơ tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp sử dụng nhầm loại dược liệu này, gây nên nhiều tác hại không đáng có cho sức khỏe con người. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về nguồn gốc cây trinh nữ hoàng cung, tác dụng, cách dùng, cách trồng và tham khảo qua một số hình ảnh của loại cây này trong tự nhiên.
Tìm hiểu sự tích cây trinh nữ hoàng cung
Cây trinh nữ hoàng cung là loại cây thân thảo, có nhiều bẹ lá úp chồng lên nhau, hoa mọc thành từng tán, lá có kích thước mỏng, hình dáng khá giống với cây hành tây, được trồng nhiều ở các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Loại cây này đã có mặt ở Việt Nam từ lâu, trong dân gian cũng đã lưu truyền sự tích cây trinh nữ hoàng cung hàng trăm năm nay.
Chuyện kể rằng: Ngày xửa ngày xưa, tại một ngôi làng nọ, có một cô gái rất đẹp, tên là Trinh. Trong làng có một chàng trai con nhà quý tộc đem lòng yêu mến cô gái. Tuy nhiên, cô gái lại không đáp lại tình cảm của chàng trai. Sau đó, chàng trai mất ăn mất ngủ, tinh thần giảm sút. Cha chàng trai thấy con mình như vậy bèn mai mối cho chàng lấy một người con gái môn đăng hộ đối. Nhưng lòng chàng trai chỉ hướng về cô gái tên Trinh, anh quyết định không kết hôn mà theo học một thầy đồ ở nơi rất xa. Sau một thời gian, khi anh trở về, anh tới nơi trước đây thường xuyên gặp cô. Khi anh đang tương tư nhớ về cô, cô bỗng xuất hiện ngay sau lưng anh, anh vui sướng và đã không ngần ngại mà ôm lấy cô vào lòng. Một lúc sau, anh nhận ra bản thân mình đang ôm một cây hoa màu trắng hồng. Hỏi ra mới biết, cô đã tự tử từ hai năm trước vì giữ cho mình trong trắng khỏi tên quan vô lại. Từ đó, loài hoa mà anh hôn thường được gọi là cây hoa trinh nữ.
Tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung
Dược liệu trinh nữ hoàng cung có nhiều tác dụng sinh học: Giúp ức chế sự phát triển của các khối u, hỗ trợ điều trị u xơ tử cung và u nang buồng trứng hiệu quả. Dịch chiết từ cây trinh nữ hoàng cung thường được kết hợp với lá đu đủ hoặc củ tam thất để ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư.
Tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung phổ biến đó là: Chống viêm, giảm đau, tiêu độc, ức chế sự phát triển của các chủng virus, vi khuẩn có hại. Cây còn được sử dụng nhiều trong điều trị viêm khớp, nhiễm trùng, mụn, ghẻ lở, lang ben, hắc lào. Cây có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch, kích thích sự phát triển và hoạt động của các bạch cầu trung tính. Ngoài ra, cây trinh nữ hoàng cung còn được sử dụng để làm tan máu bầm, chữa các chấn thương bên trong, làm giảm đau xương khớp, điều trị viêm loét dạ dày, ho, viêm phế quản, viêm họng, viêm mũi dị ứng.
Bộ phận dùng của cây trinh nữ hoàng cung
Bộ phận dùng của cây trinh nữ hoàng cung đó là phần lá, thân và cánh hoa. Thường vào khoảng tháng 6 và tháng 7, người ta sẽ thu hoạch những lá bánh tẻ, thu hoạch đến khi cây không thể sinh trưởng được nữa thì bắt đầu trồng cây mới. Phần lá hoặc thân của cây sau khi thu hoạch sẽ được vệ sinh thật sạch sẽ, sau đó thái nhỏ, sao vàng để tiến hành đóng gói sử dụng làm thuốc.
Cách uống cây trinh nữ hoàng cung
Cây trinh nữ hoàng cung là một vị thuốc có vị đắng nhẹ, chát, có thể sử dụng để chữa bệnh bằng nhiều cách. Trong đó có 3 cách uống cây trinh nữ hoàng cung phổ biến đó là uống trinh nữ hoàng cung tươi, uống trinh nữ hoàng cung khô và uống trinh nữ hoàng cung cùng với thuốc khác.
- Cách uống lá trinh nữ hoàng cung tươi: Sử dụng khoảng 50 gam lá trinh nữ hoàng cung, kết hợp cùng với 20 gam lá đu đủ, 15 gam nghệ đen, 15 gam xuyên điền. Tiến hành rửa sạch tất cả các nguyên liệu sau đó đun sôi cùng với 1,5 lít nước. Đun khoảng 5 – 7 phút, tách lấy nước và uống sau khi ăn, mỗi ngày uống ba lần và chỉ uống nước đun trong ngày. Khi sử dụng trinh nữ hoàng cung tươi, cần uống liên tiếp trong vòng 7 ngày sau đó nghỉ 7 ngày, cứ như vậy cho tới khi khỏi bệnh.
- Cách uống lá trinh nữ hoàng cung khô: Chuẩn bị 20 gam trinh nữ hoàng cung và 6 gam cam thảo, tiến hành rửa sạch, để ráo sau đó đun cùng với 150ml nước, sắc uống 2 – 3 lần/1 ngày. Ngoài ra, bạn có thể nấu 200 gam trinh nữ hoàng cung đun cùng 1,5 lít nước. Sắc thuốc cho đến khi cạn phân nửa lượng nước và chia nước thành ba lần uống trong ngày, uống sau ăn. Dùng liên tục trong vòng 1 tháng, sau đó tiếp tục nghỉ 10 ngày, sau 10 ngày lại tiếp tục sử dụng theo chu trình ban đầu.
- Cách uống trinh nữ hoàng cung cùng với thuốc khác: Cây trinh nữ hoàng cung có thể dùng với các loại thuốc bổ khác. Đặc biệt là trong điều trị thận, chúng ta có thể sử dụng cùng với thục địa, kỷ tử, hoài sơn, thung dung,… Liều lượng và cách dùng cụ thể như thế nào thì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Ngày uống ba lần, uống liên tục trong vòng bốn tháng sau đó nghỉ một tháng và cứ tiếp tục uống theo chu kỳ như vậy cho tới khi khỏi bệnh hoàn toàn.
Lưu ý khi uống trinh nữ hoàng cung
- Khi uống cây trinh nữ hoàng cung chúng ta cần kiêng các món ăn như đậu xanh, rau muống, đường, sữa, thịt, gia cầm.
- Lưu ý quan trọng khi uống trinh nữ hoàng cung đó là không uống khi đang đói bụng.
- Không sử dụng cho những người suy giảm chức năng gan và thận, đang có thai và cho con bú.
- Khi sử dụng phải có sự tham vấn của bác sĩ chuyên môn, bởi vì không phải loại thuốc nào cũng có thể uống chung với nhau, tự ý dùng chung sẽ dẫn tới kỵ nhau và làm biến đổi tác dụng.
Trên đây là một số lưu ý khi uống trinh nữ hoàng cung, bạn cần cẩn thận hơn trong cách sử dụng để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và gia đình.
Cách trồng cây trinh nữ hoàng cung
Với công dụng tuyệt vời mà loại dược liệu này mang lại nên nhu cầu trồng cây trinh nữ hoàng cung đang tăng cao. Hôm nay, Elead sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây trinh nữ hoàng cung chuẩn khoa học, nhanh phát triển và ra hoa. Cây trinh nữ hoàng cung khi trồng cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Dụng cụ trồng và đất trồng: Cần trồng cây ở nơi có độ thoát nước tốt, có thể trồng trong chậu, thùng xốp hoặc trồng trực tiếp trên đất tự nhiên. Cây có thể phát triển tốt ở đất thịt, đất cát pha, đất phù sa, những nơi có điều kiện thoát nước tốt và có nhiều ánh sáng tự nhiên. Cần làm tơi xốp đất, bón phân lót và phân chuồng ủ mục trước từ 10 – 15 ngày.
- Giống và cây trồng: Lựa chọn địa chỉ mua giống uy tín, cây con chưa ra hoa, không quá già cũng không quá non. Sau khi mua về cần cắt hết phần rễ của cây và cắt bỏ toàn bộ lá. Lấp đất lên toàn bộ phần củ và tưới nước nhẹ lên bề mặt. Sau khoảng 1 – 5 ngày từ khi trồng cây, cây bắt đầu đâm chồi lên mặt đất và phát triển. Lúc này cần tưới nước nhẹ nhàng cho cây, tránh tưới quá nhiều khiến cây bị ngập úng, thối rễ.
- Chăm sóc: Làm sạch cỏ ở khu vực xung quanh, bón phân cho cây thường xuyên khoảng 2 tháng/1 lần. Sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh, phân chuồng.
- Cây sinh trưởng và phát triển mạnh trong khoảng 3 – 4 tháng đầu, tùy theo độ tuổi của cây con ban đầu. Lúc này, chúng ta có thể thu hoạch lần đầu tiên, khoảng một năm trở đi cây sẽ cho năng suất cao hơn, một cây có khoảng 10 lá, kích thước lá lớn. Khi thu hoạch cần để lại khoảng 2 – 3 lá non. Sau khi thu hoạch cần làm sạch hết cỏ xung quanh, phun thuốc chống ẩm mốc, và loại bỏ các cây bị bệnh.
Xem hình ảnh cây trinh nữ hoàng cung đẹp trong tự nhiên
Cùng xem hình ảnh cây trinh nữ hoàng cung đẹp trong tự nhiên được Elead sưu tầm dưới đây để có thể dễ dàng phân biệt chính xác loại cây này với cây hành tây:
Trên đây là thông tin đặc điểm về cây trinh nữ hoàng cung, sự tích trinh nữ hoàng cung, tác dụng cách sử dụng, cách trồng và một số hình ảnh cây trong tự nhiên. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với cuộc sống của bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này của chúng tôi!
Xem thêm: Cây bạc hà – dọc mùng: Đặc điểm, tác dụng và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây dọc mùng: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây đinh lăng: Phân loại, công dụng, cách trồng và tác hại
Cây sống đời: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây tầm bóp: Phân loại, tác dụng, tác hại, cách dùng, cách trồng
Cây sài đất: Nhận biết, phân loại, tác dụng, cách dùng
Cây phú quý hợp mệnh gì? Đặc điểm, phân loại, cách trồng
Cây lộc vừng: Đặc điểm, ý nghĩa, vị trí chuẩn phong thủy