Cây dọc mùng: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Việt Nam là đất nước nổi tiếng với các loại cây dược liệu vừa có tác dụng chữa bệnh, vừa có thể sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Một trong số đó không thể không nhắc tên “Cây dọc mùng”, đây là loại cây quen thuộc, thường được sử dụng để nấu canh chua. Vậy cây dọc mùng có đặc điểm gì, tác dụng, cách trồng ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu.
Tìm hiểu đặc điểm cây dọc mùng
Cây dọc mùng hay còn có tên gọi khác là cây bạc hà, cây thuộc họ Ráy, rễ củ, thân thảo, lá lớn, bẹ lá mập có màu xanh nhạt. Cây thuộc chi Khoai Sọ, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Á, thường xuyên được sử dụng để làm cây cảnh với tên gọi phong thủy là cây tai voi lớn. Phần thân cây dọc mùng có thể phát triển thành củ, phát triển trong đất cùng với rễ và chứa nhiều độc tố, lá được mọc từ thân và vươn lên trên mặt đất, mỗi lá mang một phiến rất rộng. Chiều cao của phần bẹ lá trung bình từ 1 – 1,5m, cây có hoa mọc vào cuối chu kỳ sinh trưởng của cây. Phần quả có màu đỏ, hình trứng, bên trong chỉ chứa một hạt. Đây là loại cây có thể được trồng hoặc mọc hoang ở nhiều nơi, phần bẹ lá thường xuyên được sử dụng để nấu canh chua.
Cây dọc mùng đôi khi sẽ xuất hiện với hình dạng khác lạ nên nhiều người thắc mắc rằng “liệu đây có phải là một loại khác của cây dọc mùng không?” hay “có bao nhiêu loại cây dọc mùng?”. Tuy nhiên, cây dọc mùng chỉ có duy nhất một loại.
Nhiều trường hợp xấu đã xảy ra vì sử dụng nhầm cây ráy (một loại cây cùng chi, có hình dáng tương tự) để nấu ăn. Khi ăn phải sẽ khiến cho cơ thể bị đau dữ dội ở vùng họng, vùng lưỡi, vùng má và không thể nói chuyện được. Rất nhiều trường hợp đã xảy ra khi ăn phải loại cây này dẫn đến dị ứng và ngộ độc thức ăn. Chính vì vậy, các bạn cần cẩn thận hơn trong việc sử dụng loại cây này, phân biệt chính xác đặc điểm cây dọc mùng và sử dụng đúng loại để tránh những trường hợp xấu xảy ra.
Cây dọc mùng sống ở đâu?
“Cây dọc mùng sống ở đâu?” là sự thắc mắc của rất nhiều người dân đang ý định trồng cây dọc mùng để phát triển kinh tế. Cây dọc mùng là loại cây ưa ẩm, thường xuyên mọc đại ở những nơi có nhiều nước, khuất nắng như ven hồ, ven bờ, gốc cây, nhưng nơi thường xuyên trũng nước. Cây ưa thích khí hậu nhiệt đới ẩm như Việt Nam nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi trồng loại cây này.
Cây dọc mùng tím
Như Elead đã nói ở trên, cây dọc mùng chỉ có duy nhất một loại có bẹ lá và lá màu xanh. Cây có hình dáng bên ngoài giống cây dọc mùng, bẹ lá và lá có màu tím thường được người dân gọi là cây dọc mùng tím (cây tai voi đen) thực chất là cây môn đen. Loại cây này không ăn được và chỉ được sử dụng để làm thuốc trong Đông Y, mọi người cần tỉnh táo hơn trong cách nhận định các loại cây thực phẩm để tránh ăn phải, gây nên những tác dụng xấu đối với sức khỏe con người.
Tác dụng của cây dọc mùng
Tác dụng của cây dọc mùng trong y học là rất lớn, cây góp phần làm tăng thêm sự phong phú của các loại dược liệu. Bên trong cây dọc mùng có nhiều hợp chất có thể cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường chất xơ và cải thiện được tốc độ chuyển hóa đường trong máu, phòng ngừa và hỗ trợ bệnh tiểu đường. Ngoài ra, phần bẹ lá một loại rau có thể sử dụng để làm gỏi, nộm, rau xào, luộc, muối dưa cho và kết hợp cùng những món hầm. Chính bởi tác dụng của cây dọc mùng trong ẩm thực và y học nên đây là loại cây phát triển kinh tế tốt ở khu vực Nam Trung Bộ.
- Tác dụng của cây dọc mùng trong y học cổ truyền: Cây dọc mùng có thể sử dụng như một loại thuốc giảm đau, hỗ trợ điều trị ho, sởi, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, cảm mạo, hạ sốt, viêm mũi dị ứng.
- Tác dụng của cây dọc mùng trong y học hiện đại: Cây dọc mùng có thể kích thích được hệ thần kinh, tăng cảm giác vui vẻ, giúp lưu thông máu tốt hơn, tăng tiết dịch mồ hôi, giảm thân nhiệt nhanh chóng, chống lại các chủng vi khuẩn có hại cho sức khỏe con người, một số loại nấm gây viêm da.
Củ của cây dọc mùng có ăn được không?
Cây dọc mùng là loại cây có hình dáng bên ngoài rất giống với các loại cây khoai ăn củ được như khoai môn, khoai sọ,… Chính vì vậy, rất nhiều người khi sử dụng lá cây này để nấu ăn cũng thắc mắc việc củ của cây dọc mùng có ăn được không? Câu trả lời đó là không. Tuy phần củ của loại cây này có nhiều chất dinh dưỡng và hợp chất hóa học tốt cho cơ thể nhưng lại có chứa cả một số chất độc, gây ngứa niêm mạc lưỡi và họng, tuy không độc như cây ráy nhưng cũng mang lại một số triệu chứng nguy hại tới sức khỏe.
Hiện nay, phần củ của cây dọc mùng đã được tinh chế và chế biến thành trà, dầu, viên uống, viên uống dạng lỏng,… Những loại thuốc được sản xuất từ dọc mùng chủ yếu hỗ trợ điều trị các bệnh lý toàn thân như: Viêm phổi, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, phong hàn, các bệnh lý về gan, mật. Một số sản phẩm sử dụng tại chỗ dùng để sát khuẩn, điều trị lở loét, tiêu viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị các bệnh lý trên da. Sản phẩm nổi tiếng được sản xuất từ cây dọc mùng đó chính là viên uống bạc hà băng, đây là loại viên uống có thể sử dụng lâu dài, được khuyến cáo sử dụng cho những bệnh nhân lớn tuổi, những bệnh nhân đang có tình trạng cơ thể bị suy kiệt, ốm yếu.
Tác dụng của cây bạc hà (dọc mùng) nấu canh chua
Lá dọc mùng (bạc hà) có tính mát, vị nhạt, thường không có độc, phần bẹ lá được thường xuyên sử dụng để nấu ăn. Món ăn mang tính đặc trưng và phổ biến của người dân Việt Nam đó là món canh chua nấu dọc mùng. Bẹ lá được bỏ vỏ, rửa sạch, thái mỏng, được bỏ vào nấu cùng với món canh chua ngay khi nước vừa sủi. Bẹ mềm, ăn có vị ngọt, hơi dai, giòn, không ngấy. Món ăn này chính là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm của một số gia đình Nam Trung Bộ. Nhưng ít ai biết, tác dụng của cây bạc hà (dọc mùng) nấu canh chua đó chính là thanh nhiệt, giải độc, giúp hạ hỏa và làm mát cơ thể. Chính vì vậy, đây là món ăn cực kỳ bổ dưỡng cho người bệnh vừa ốm dậy.
Cách trồng cây dọc mùng làm giàu nhanh thu hoạch
Cây dọc mùng là loại cây thân cỏ, mọc ở những nơi ẩm ướt, phần thân mọng nước. Cây có thể thích nghi được với nhiều môi trường sống vậy nên cách trồng cây dọc mùng làm giàu nhanh thu hoạch rất đơn giản. Hôm nay, Elead sẽ hướng dẫn bạn những nguyên tắc trồng cây dọc mùng chuẩn khoa học.
Chuẩn bị đất trồng cây dọc mùng
Cây có thể phát triển ở nhiều loại đất khác nhau, vậy nên đất trồng cây dọc mùng có thể là đất mua sẵn hoặc tiến hành trồng ngay tại vườn. Lựa chọn nơi trồng có đủ ánh sáng, nhiều nước, đất thấp. Có thể trồng bằng cây con hoặc bằng một phần của rễ. Sau khi đã chuẩn bị được đất trồng, hạt giống, chúng ta tiến hành trồng cây. Cần đào các hố phù hợp với kích thước cây con, mỗi hố cách nhau khoảng 25-30 cm. Đặt cây con vào hố sau đó nén chặt đất lại, tưới nước phun sương nhẹ và đặt cây vào nơi râm mát trong khoảng 3 – 4 ngày. Nếu trồng cây trực tiếp ở đất có thể sử dụng các dụng cụ che chắn cho cây
Chăm sóc cây dọc mùng
Dọc mùng là loại cây ưa ẩm, cần tưới nước thường xuyên cho cây, một ngày 2 lần và tưới thật đẫm. Bón phân cho cây bằng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh 3 tháng/1 lần và sau mỗi lần thu hoạch. Tùy theo mục đích sử dụng để ăn hay để chữa bệnh sẽ thu hoạch các bộ phận khác nhau. Khi thu hoạch thường lựa chọn những cây có kích thước lớn, bẹ lá lớn.
Hình ảnh cây dọc mùng trong tự nhiên
Như các bạn đã biết, cây dọc mùng là loại cây thường xuyên bị nhầm lẫn với cây ráy, một loại cây có độc. Dưới đây là một số hình ảnh cây dọc mùng trong tự nhiên, bạn có thể tham khảo để tránh nhầm lẫn trong quá trình sử dụng dẫn đến nhiều tác hại không tốt cho sức khỏe:
Trên đây là tất cả thông tin về cây dọc mùng, đặc điểm, tác dụng, cách trồng và một số hình ảnh cây dọc mùng trong tự nhiên. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với cuộc sống của bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây đinh lăng: Phân loại, công dụng, cách trồng và tác hại
Sinh Vật Cảnh -Cây đinh lăng: Phân loại, công dụng, cách trồng và tác hại
Cây sống đời: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây tầm bóp: Phân loại, tác dụng, tác hại, cách dùng, cách trồng
Cây sài đất: Nhận biết, phân loại, tác dụng, cách dùng
Cây phú quý hợp mệnh gì? Đặc điểm, phân loại, cách trồng
Cây lộc vừng: Đặc điểm, ý nghĩa, vị trí chuẩn phong thủy
Cây lược vàng: Cách nhận biết, phân loại, công dụng và tác hại