Cây bạc hà: Phân loại, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây bạc hà là loại cây thường xuyên được trồng để làm cảnh và chế biến một số món ăn. Hiện nay, có khá nhiều loại cây bạc hà nên việc tìm mua loại cây phù hợp với mục đích của bản thân đang là khó khăn của nhiều người. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về các loại bạc hà, tác dụng, ý nghĩa, cách trồng của loại cây này.
Đặc điểm và các loại cây bạc hà
Bạc hà là loại cây thân thảo, có tuổi thọ cao, thường mọc đứng hoặc bò lên vật bám. Cây có lông mềm bao phủ, có mùi thơm thanh mát, nhẹ nhàng, vị cay, mát chứa nhiều tinh dầu. Lá có hình trứng, một số lá non có hình elip, phiến lá thường dài 3 – 5 cm, cuống lá ngắn, chiều dài khoảng 0,5 – 1 cm. Phần mép lá có răng cưa, mặt lá có chứa nhiều lông tơ, hoa có màu trắng, mọc từ nách lá, một số cây có hoa màu tím hoặc hồng. Khi ngửi loại cây này bạn sẽ cảm nhận được sự thơm mát, cay nồng giống như kẹo singum, đặc biệt khi bạn sử dụng lá bạc hà để xông chữa cảm mạo, sẽ có vị the cay, mát lạnh toàn bộ cổ họng.
Các loại cây bạc hà trong tự nhiên gồm:
- Bạc hà Á: Đây là loại cây thân thảo, chiều cao trung bình từ 30 – 60cm, một số cây lâu năm cao lên tới 100cm. Lá mọc đơn, thường dài từ 4 – 7cm, viền lá có nhiều răng cưa, thô ráp. Hoa bạc hà Á có màu tím nhạt, mọc thành cụm ở trên cành hoặc thân.
- Bạc hà Âu: Đây là loại cây có mùi thơm hắc, chứa nhiều tinh dầu nhất trong các loại bạc hà. Cây thuộc họ Hoa Môi. Loại cây này là kết quả của quá trình lai tự nhiên giữa các giống cây bạc hà với nhau. Thân vuông, mọc đứng, lá mọc đối xứng hai bên, lá hình trứng, có lông ở hai mặt, hoa nhỏ màu trắng thường mọc ở kẽ lá.
- Chocolatemint: Đây là giống bạc hà mới, có mùi thơm giống chocolate nhưng ít tinh dầu, thường được sử dụng trong ẩm thực
- Catmint: Đây là loại bạc hà có hình dáng đặc biệt nhất, hoa màu tím xanh, mùi thơm giống mùi thuốc bắc.
- Peppermint: Đây là giống bạc hà lai tự nhiên từ giống bạc hà Á và bạc hà Âu. Đây là loại cây bạc hà có ít tinh dầu, mùi thơm đặc trưng nhất.
- Bạc hà chanh sả: Đây là loại bạc hà có hương vị giống chanh, hơi ngọt, thường được dùng để tạo hương thơm cho kem, trái cây, bánh ngọt, được sử dụng để làm trà uống. Loại cây này có tác dụng giảm stress, tăng cường khả năng chống lại các chủng virus, vi khuẩn có hại. Ngoài ra hương thơm từ loại cây này còn có thể xua đuổi được côn trùng.
Quả cây bạc hà có hình dáng như thế nào?
Bạc hà thường ra hoa và quả vào tháng 7 tới tháng 10. Quả cây bạc hà màu xanh, thường mọc thành chùm, bên trong có hạt màu đen, một quả thường cho 4 hạt. Cây thường ít khi ra quả nên nhiều người lầm tưởng loại cây này không có quả. Tuy nhiên, quả bạc hà không có quá nhiều tác dụng nên ít được người trồng quan tâm tới.
Tác dụng của cây bạc hà đối với sức khỏe
Bên trong cây bạc hà có chứa nhiều methol, methone, sodium, protein, cineole, beta-caryophyllene, limonene, beta-pinene, canxi, vitamin, cobalamin, magnesium,… Bạc hà có nhiều tác dụng trong ẩm thực, đời sống và sức khỏe con người. Lá bạc hà được sử dụng để chế biến thức ăn, làm trà uống, được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất một số sản phẩm như dầu thoa, kem đánh răng, vỏ thuốc.
Tác dụng của cây bạc hà đối với sức khỏe con người là vô cùng lớn. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng loại cây này có thể cải thiện được nhiều vấn đề về sức khỏe. Hoạt chất trong lá bạc hà có thể xoa dịu được những cơn đau bụng dữ dội, tăng tốc độ lưu thông của dịch mật, thúc đẩy khả năng tiêu hóa, cải thiện các triệu chứng của người bị bệnh trào ngược dạ dày. Dược liệu bạc hà có tác dụng tương tự như thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích. Khi sử dụng bạc hà có thể giúp điều trị những triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn.
Cây bạc hà có thể làm dịu da bị kích ứng, khắc phục tình trạng đỏ, ngứa. Ngoài ra, cây bạc hà còn có tác dụng chữa cảm lạnh, cảm cúm, giảm sưng, cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở. Bên cạnh đó, cây bạc hà còn có thể kháng khuẩn, giảm dịch nhầy trong phổi và họng, đẩy lùi một số triệu chứng khó chịu của các bệnh do vi khuẩn, virus gây nên.
Dược liệu bạc hà còn có khả năng phòng ngừa viêm loét dạ dày, giảm căng thẳng, đau đầu, xoa dịu thần kinh, tăng cường sự dẻo dai của xương khớp. Nhờ đặc tính kháng khuẩn, diệt nấm mà người ta đang dùng cây bạc hà để chữa trị các bệnh về đường răng miệng, giảm buồn nôn sau khi hóa trị, tăng khả năng lành vết thương, ngăn ngừa hội chứng u nang buồng trứng, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm nứt nẻ và giảm đau núm vú khi cho con bú.
Ý nghĩa của cây bạc hà trong cuộc sống
Như chúng ta đã biết, cây bạc hà là loại cây thảo dược có nhiều tác dụng khác nhau. Người ta thường sử dụng loại cây này như một loại cây gia vị có hương thơm tuyệt vời trong cả món ăn và món uống. Ngoài ra, loại thảo dược này còn có nhiều tác dụng trong việc trang trí không gian sống với nhiều ý nghĩa đặc biệt. Lá bạc hà mang lại cho con người một cảm giác tươi mới, sảng khoái. Đặc biệt, khi người ta sử dụng cây bạc hà làm thành một món quà thì ý nghĩa phía sau chính là “sự quay trở lại”. Trong tình yêu, cây bạc hà có nghĩa là sự gắn kết, đi lại nơi bắt đầu. Với mùi thơm tươi mới, đặc biệt của loại cây này, đối phương như muốn thủ thỉ rằng: Chúng ta hãy cùng nhau quay lại nơi bắt đầu, vun đắp lại gốc cây bạc hà này, như chưa hề có cuộc chia ly xảy ra.
Ngoài ý nghĩa của cây bạc hà trong tình yêu thì loại cây này còn mang ý nghĩa của sự sum họp, hội tụ. Màu sắc và hương thơm của loại cây này thể hiện sự gắn bó và khăng khít. Lá bạc hà xanh mướt, khi già sẽ vàng úa, héo tàn như hiện thực cuộc sống. Cây như bức tranh khắc họa khoảnh khắc tươi đẹp trong cuộc sống, mỗi khoảnh khắc lại đem tới cho chúng ta những màu sắc khiến chúng ta khó có thể quên được.
Cách trồng cây bạc hà luôn xanh tốt
Bạc hà là loại cây thân thảo dễ chăm sóc, thích nghi được tốt trong môi trường nhiều nước và khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam. Dưới đây là cách trồng cây bạc hà luôn xanh tốt, bạn hãy tham khảo qua:
- Đất trồng: Bạc hà có thể thích nghi được với nhiều môi trường đất khác nhau, bạn cần tránh lựa chọn khu vực đất trồng đã bị nhiễm phèn, ngập mặt, khô hạn. Bạn có thể tiến hành trồng bằng đất sẵn hoặc trộn đất với các loại phân vi sinh, tiến hành bón phân lót trước khoảng 10 ngày và xử lý mầm bệnh bằng vôi có trong đất.
- Dụng cụ trồng: Có thể tận dụng các vật dụng bỏ đi như chậu, khay, thùng xốp, hoặc lựa chọn một khu đất trống trong vườn.
- Giống cây: Trên thị trường có nhiều giống cây bạc hà khác nhau, cần lựa chọn giống cây phù hợp với mục đích và sở thích của bản thân. Đây là cây được trồng bằng thân và cành.
- Trồng cây: Sau khi làm kỹ đất cần bón phân lót, lên các luống cách nhau 20cm, mỗi luống sâu 10cm. Đặt nghiêng cây giống xuống rãnh, mỗi cây cách nhau 20cm, sau đó lấp đất lại và nén nhẹ. Hằng ngày, tiến hành tưới phun sương vào mỗi buổi sáng, sau khoảng 5 – 7 cây bạc hà sẽ mọc cây con và phát triển.
- Chăm sóc: Sau khi cây phát triển được 15 – 20 ngày thì tiến hành bón phân lót hữu cơ, cứ khoảng 1 tháng thì bón 1 lần cho cây. Khi cây thiếu nước thì sẽ bị vàng lá và rụng dần, chính vì vậy vào mùa hè cần dọn cỏ thường xuyên, tưới nước 2 ngày/1 lần.
Hình ảnh cây bạc hà trong tự nhiên
Cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây bạc hà trong tự nhiên dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây bạc hà, phân loại, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng cây luôn xanh tốt. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Nguồn gốc cây tre, giá trị, ý nghĩa, tác dụng và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây tre: Nguồn gốc, giá trị, ý nghĩa, tác dụng và hình ảnh
Cây vạn niên thanh hợp mệnh gì? Tuổi gì? Phân loại và tác hại
Cây thông, đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trang trí
Cây đào: đặc điểm, tuổi thọ, ý nghĩa và hình ảnh
Cây siro: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, công dụng và cách trồng
Cây sâm đất: Nhận biết, phân loại, tác dụng và hình ảnh
Cây sả: Đặc điểm, tác dụng, bài thuốc, cách trồng và tác hại