Cây siro: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, công dụng và cách trồng

Cây siro được biết tới là loại cây ăn quả được dùng để làm nước uống giải khát ngày hè phổ biến. Ngoài tác dụng đó, loại cây này còn được sử dụng để làm cây cảnh phong thủy và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Vậy ý nghĩa phong thủy cây siro là gì? Phân loại, tác dụng và cách trồng như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây siro cảnh

Cây siro là loại cây thân gỗ, sống thành bụi, có tuổi thọ cao, chiều cao trung bình từ 2 – 4m. Cây phân nhánh từ giữa thân, cành cây tỏa rộng, có nhiều gai nhọn, lá có hình trứng, màu xanh lục, nhọn ở đầu. Hoa siro có kích thước nhỏ, có màu trắng đục, thường mọc thành từng chùm và nở quanh năm. Phần quả có kích thước nhỏ, màu trắng, khi chín chuyển sang màu hồng – đỏ – đen. Quả siro có vị chua giống quả chanh, khi chín có vị ngọt, được sử dụng nhiều để ngâm nước uống trị ho cho trẻ. 

Đặc điểm cây siro cảnh

Đặc điểm cây siro cảnh

Cây siro là loại cây rất sai quả, quả siro có hình tròn, mập mạp, trông rất thích mắt. Quả siro thường chín không đều, chính vì vậy khi cây ra quả, nhìn từ xa cây khá cuốn hút và bắt mắt. Chính bởi những đặc điểm bên ngoài của cây nên loại cây này thường xuyên được sử dụng làm cây cảnh trang trí trong nhà. Cây siro cảnh vừa có tác dụng che bóng mát, tránh nắng nóng, vừa tăng vẻ thẩm mỹ cho ngôi nhà, cải thiện không gian sống và mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp cho người trồng. 

Ý nghĩa phong thủy cây siro

Cây siro có hình dáng bên ngoài khá đẹp và bắt mắt, trước đây là một loại cây rừng, hiện nay đã được mang về làm cây cảnh phổ biến và hái trái. Đây là loại cây quen thuộc nhưng khá ít người biết ý nghĩa phong thủy cây siro mang lại. Cây siro thường đơm hoa, kết quả quanh năm, cho hoa nhiều nhất vào mùa xuân và kết trái chín rộ nhất vào mùa hè. Trái thường mọc xum xuê, cành lá um tùm, trái hình tròn, căng mọng mang ý nghĩa của sự đủ đầy, hoàn mỹ. 

Ý nghĩa phong thủy cây siro

Ý nghĩa phong thủy cây siro

Với nhiều màu sắc của quả mọc thành từng chùm thể hiện sự gắn kết của gia đình, sự sum vầy, tụ họp sau những ngày tháng xa nhau vì cơm, áo, gạo, tiền. Đây là loại cây phong thủy mang lại những điều may mắn, thu hút điềm lành, xua đi những điều xui xẻo và duy trì sức khỏe cho toàn thể các thành viên trong gia đình. Chính bởi những ý nghĩa này nên một số gia đình đã trồng loại cây này trong vườn, trang trí trong phòng khách, phòng ăn, nơi tập trung đông các thành viên. 

Trồng cây siro làm gì?

Cây siro có kích thước vừa phải, phù hợp trồng trong chậu, sai quả, hình dáng và màu sắc bắt mắt nên thường xuyên được dùng để trang trí cho không gian sống. Cây có thể được sử dụng để trang trí cho cả những không gian rộng như sân vườn và cả những không gian hẹp như phòng khách, phòng ăn, hành lang,… Ngoài ra, chúng ta có thể trồng cây siro ở môi trường công sở, không chỉ tăng vẻ đẹp cho không gian làm việc mà còn mang lại nhiều may mắn, tài lộc. Nên kết hợp trồng thêm một số loại cây cỏ nhỏ xinh dưới bồn cây để tăng vẻ đẹp, tạo sự gắn kết thêm cho các thành viên trong gia đình và sự hòa hoãn của các phòng ban, nhân sự của công ty. Ở một số nơi, cây siro còn được sử dụng làm cây công trình, trồng hàng rào, đây chính là một trong những cây có thể uốn bonsai, mang lại hình dáng độc lạ được nhiều người yêu thích.

Như các bạn đã biết, quả siro được làm thành nhiều món ăn hấp dẫn, đặc biệt là loại nước giải khát trẻ em yêu thích “nước siro”. Quả siro chín vừa là món ăn vặt có vị thanh, mát, dinh dưỡng, vừa có thể ngâm rượu, làm mứt và làm nước siro ho cho trẻ em. Phần quả siro non có thể làm gia vị để giã chung với tỏi ớt làm nước chấm thay cho chanh. Tuy nhiên, cần hạn chế ăn quá nhiều một lúc, trước khi ăn cần làm sạch mủ.

Trồng cây siro làm gì?

Trồng cây siro làm gì?

Trong Đông Y, cây siro cũng là một loại dược liệu có vị đắng, phần rễ thường xuyên được sử dụng để sắc thuốc điều trị bệnh giun sán, các bệnh về đường ruột, sát trùng, kiện vị và chữa bệnh scorbut. Bên trong quả siro có chứa nhiều vitamin C, vừa có công dụng làm mát, thanh nhiệt, giải độc, chữa bệnh mật vừa có thể làm gia vị cho các món ăn. Phần nước siro ngoài tác dụng giải khát còn có tác dụng lợi sữa cho các bà mẹ mới sinh, lợi mật cho những bệnh nhân bị các bệnh liên quan tới mật. 

Trên đây chính là thông tin về việc “trồng cây siro làm gì”, với những công dụng tuyệt vời trong ẩm thực, phong thủy và sức khỏe mà loại cây này mang lại, mỗi gia đình nên có một cây siro trong nhà để có thể tận dụng được hết điều kỳ diệu mà thiên nhiên ban tặng. 

Cách trồng cây siro nhanh ra quả

Cây siro là một loại cây có sức sống mạnh mẽ, phát triển nhanh chóng, có sức chống chọi với sâu bệnh tốt và thích nghi được với nhiều môi trường đất. Tuy nhiên, nhiều người đang gặp phải một số khó khăn khi trồng cây siro dẫn tới việc cây siro chậm ra quả, kém phát triển. Hôm nay, Elead sẽ hướng dẫn bạn hai cách trồng cây siro nhanh ra quả: 

Cách trồng cây siro nhanh ra quả

Cách trồng cây siro nhanh ra quả

Cây siro trồng bao lâu có trái?

Hiện nay, khá nhiều gia đình trồng cây siro 2 – 3 năm mới cho trái đầu tiên, chính vì vậy có rất nhiều người thắc mắc việc “cây siro trồng bao lâu có trái?” Đây là do quá trình trồng và chăm sóc bị sai kỹ thuật, giống cây trồng ban đầu chưa đảm bảo. Cây siro là một trong những loại cây nhanh cho trái, chỉ cần đặt hạt giống hoặc cành chiết xuống đất trồng, sau khoảng 1 năm phát triển cây sẽ cho đợt trái đầu tiên. Sau khi thu hoạch vụ đầu tiên, cây sẽ cho trái nhiều và năng suất hơn, một cây siro có thể cho cả trăm cân trái siro. 

Cây siro trồng bao lâu có trái?

Cây siro trồng bao lâu có trái?

Cách chăm sóc cây siro trồng chậu

Cây siro là loại cây cảnh bonsai được trồng nhiều trong chậu với mục đích trang trí cho không gian hẹp. Tuy cách chăm sóc cây siro trồng chậu không cần quá cầu kỳ, ít gặp sâu bệnh nhưng người trồng cũng cần phải tuân thủ một số yêu cầu sau: 

Cách chăm sóc cây siro trồng chậu

Cách chăm sóc cây siro trồng chậu

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây siro, đặc điểm cây siro cảnh, ý nghĩa phong thủy, tác dụng và cách trồng. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với cuộc sống của bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này! 

Xem thêm: Cây sâm đất: Nhận biết, phân loại, tác dụng và hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -