Cây keo và cây keo gai: Công dụng, tác hại và một số hình ảnh
Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, có rất nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm từ gỗ của cây keo. Vậy cụ thể “công dụng của cây keo là gì, cây keo và cây keo gai có gì khác nhau, tác hại và hình ảnh cây keo trong tự nhiên như thế nào?” Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết.
Trồng cây keo để làm gì?
Cây keo còn có tên gọi khác là cây gỗ keo, cây keo lá to, cây keo đại, cây keo mỡ, cây keo hạt. Cây thuộc chi Keo, thân gỗ thẳng, phần thân có màu vàng trắng, có vân, dễ trồng và có khả năng thích nghi với nhiều môi trường khác nhau kể cả ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt. Hoa keo có 5 cánh, có nhiều màu sắc tùy vào giống, cành ngắn, lá thường có gai, tán lá tỏa rộng. Đây là loại cây có chiều cao lớn, có thể lên tới 20m, đường kính của thân có thể lên tới 50cm-60cm. Một cây keo đạt chuẩn để lấy gỗ thường có tuổi thọ từ 12-15 năm, keo dùng để làm nguyên liệu sản xuất giấy thì có tuổi thọ từ 8-11 năm. Cây keo có ba loại chính: Cây keo lai, cây keo dậu, cây keo vàng. Hiện nay, cả ba loại cây này được trồng nhiều và phân bổ đều trên khắp nước ta.
Hiện tại ở Việt Nam, cây keo xuất hiện quen thuộc ở các khu rừng công nghiệp, trồng ở hai bên lối đi của những con đường lớn, nhiều khi xuất hiện ở ngay trong vườn nhà của chúng ta. Vậy trồng cây keo để làm gì mà lại được người dân trồng phổ biến tới như vậy? Cây keo là một loại cây công nghiệp có công dụng chính là làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất giấy. Cây có một mùi thơm mùi trầm khá đặc biệt, chính vì vậy đây cũng là nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất nước hoa, một số nơi còn sử dụng mùn cưa của loại gỗ này như một chế phẩm để cải tạo vườn.
Cây gỗ có kích thước lớn, tuổi thọ cao thường xuyên được khai thác sử dụng trong ngành sản xuất đồ nội thất, tùy vào đường kính của thân cây mà gỗ keo cũng có giá trị khác nhau. Ngoài ra, gỗ keo còn được sử dụng để làm gỗ dán tường, ván dán, gỗ xẻ trong xây dựng và trang trí nhà cửa. Một số khu vực trồng cây keo với mục đích phủ xanh đồi trọc, trồng thành rừng để cân bằng lại được hệ sinh thái tự nhiên, ngăn bụi cho các ngôi nhà, tạo bóng mát cho sân trường, công viên và chống xói mòn ở những khu vực vùng núi cao. Chính vì vậy, đây là loại cây công nghiệp đang được nhà nước khuyến khích trồng để phát triển kinh tế tại nhiều địa phương.
Công dụng của lá cây keo dậu
Bên trong lá cây keo dậu có chứa protein, chất xơ, caroten, tanin, leoxenola, quercitrin và một số hợp chất vô cơ. Chính vì vậy công dụng của lá cây keo dậu chính là sản xuất các hợp chất bồi bổ cơ thể, thực phẩm chức năng và chữa trị một số bệnh ở con người. Phần lá cây keo dùng để sản xuất thuốc trị giun, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý và tiểu đường, trị chứng vàng da, thiếu máu. Tuy nhiên, trong phần chồi non của cây keo có mimosine, đây là một chất độc nhẹ có thể bị phân hủy bởi nhiệt nên khi sử dụng chúng ta cần luộc lá keo trong nước sôi 15 phút trước khi ăn.
Công dụng của vỏ cây keo
Khi nhắc tới công dụng của cây keo, người ta thường nghĩ ngay tới công dụng của thân cây keo trong sản xuất đồ nội thất, tác dụng của lá keo đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, một bộ phận nữa cũng có tác dụng lớn trong y học đó là vỏ keo. Công dụng của vỏ cây keo chính là chế tạo vỏ của các viên thuốc. Phần gel có trong vỏ cây có sự kết dính cao và khả năng phân rã nhanh, chính vì vậy phần vỏ keo đã được ứng dụng trong ngành công nghệ sản xuất thuốc từ lâu.
Tác hại của cây keo là gì?
Đây là loại cây mang lại giá trị kinh tế lớn nên khi trồng và khai thác cây thiếu quy hoạch thì sẽ dẫn tới nhiều tác hại cho môi trường và đời sống con người. Tác hại của cây keo khi khai thác thiếu sự tính toán đó là biến dạng đồi núi, xói mòn môi trường và phá vỡ hệ sinh thái. Nhà nước khuyến khích trồng cây keo để phủ xanh đồi trọc và cân bằng lại hệ sinh thái, tuy nhiên khi người dân trồng loại cây này thì chỉ nghĩ tới mục đích kinh tế nên khi cây tới mùa thu hoặc bị khai thác một cách đồng loạt, phá đất đồi để làm đường vận chuyển. Vô tình đã tạo thành các rãnh thoát nước lớn, đất đai bị xói mòn, sạt lở nhanh chóng hơn.
Khi khai thác loại cây này, người dân cần giữ lại đất trên chóp đồi, trồng keo xen canh cùng một số loại cây bản địa khác để bảo vệ đất rừng. Chính vì vậy, mỗi người dân khi trồng và khai thác loại cây này để làm kinh tế thì cần tính toán kỹ lưỡng và thực hiện theo sự hướng dẫn của bộ nông nghiệp địa phương, tránh khai thác “trắng” và nếu khai thác “trắng” phải trồng bổ sung lại ngay. Đừng biến loại cây có giá trị kinh tế lớn trở thành loại cây mang nhiều tác hại cho môi trường và tự nhiên.
Phân biệt cây keo và cây keo gai
Chính bởi hai cái tên không có quá nhiều sự khác biệt nên nhiều người nhầm tưởng cây keo và cây keo gai là cùng một loại. Cây keo gai là loại cây thân đại gỗ, có nhiều gai, chiều cao lớn, cành lá xum xuê, mọc tua tủa ngay ở giữa thân. Cây luôn xanh tốt quanh năm, chịu được bão và được sử dụng nhiều để làm cây bóng mát, cây phòng hộ.
Tác dụng của cây keo gai là gì?
Cây có lá nhỏ, phần thân có và có độ che phủ tốt, vì vậy đây là loại được nhiều gia chủ sử dụng để làm cây cảnh phong thủy trong nhà. Ngoài tác dụng tạo bóng mát cho ngôi nhà thì cây còn có tác dụng phong thủy đó là: “Mang lại may mắn cho gia chủ, giúp gia chủ thuận lợi trong công việc và nhanh chóng thăng quan tiến chức”. Chính vì vậy, hiện tại không ít người bỏ ra hàng trăm triệu để sở hữu cho mình một cây keo gai bonsai có hình dáng đẹp và lạ.
Ngoài ra, phần rễ và vỏ cây keo gai còn có thể sắc nước uống điều trị sốt rét, thanh nhiệt, hạ hỏa và tăng cường sức đề kháng. Lá keo gai có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, khó tiêu, bệnh hoa liễu, đau nhức xương khớp. Phần quả và hạt keo gai có nhiều chất chống oxy hóa, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Chính bởi tác dụng của cây keo gai trong phong thủy và y học là không thể phủ nhận nên đây là loại cây xứng đáng được xuất hiện trong mỗi ngôi nhà tại Việt Nam.
Một số hình ảnh cây keo gai trong tự nhiên
Hãy cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây keo gai trong tự nhiên dưới đây để phân biệt một cách chính xác cây keo và cây keo gai:
Trên đây là tất cả thông tin về công dụng, sự khác nhau giữa cây keo và cây keo gai, tác hại và hình ảnh cây keo trong tự nhiên như thế nào?” Hy vọng bài viết này hữu ích đối với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây đinh lăng: Phân loại, g dụng, cách trồng và tác hại
Sinh Vật Cảnh -Cây xuyên tâm liên là gì? Công dụng, tác dụng phụ, lưu ý khi dùng
Cây trinh nữ hoàng cung: Tác dụng, cách uống và cách trồng
Cây dọc mùng: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây đinh lăng: Phân loại, công dụng, cách trồng và tác hại
Cây sống đời: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây tầm bóp: Phân loại, tác dụng, tác hại, cách dùng, cách trồng
Cây sài đất: Nhận biết, phân loại, tác dụng, cách dùng