Cây phượng: Đặc điểm, công dụng và hình ảnh trong văn học

Cây phượng là biểu tượng của tuổi học trò, là người bạn che mát cho chúng ta mỗi khi tan trường. Vậy cây phượng có đặc điểm gì? Công dụng và hình ảnh cây phượng xuất hiện trong văn học thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm của cây phượng

Cây phượng còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như: Cây phượng vĩ, cây hoa phượng, cây phượng hồng, cây xoan tây, cây điệp tây, cây kim hoàng,… Cây được trồng chủ yếu để che bóng mát ở trường học, công viên, khuôn viên bệnh viện. Đây là loại cây có nguồn gốc ở Madagascar và được trồng tại nước ta từ rất sớm. Đặc biệt, tại thành phố Hải Phòng, người ta ưu ái đặt tên cho thành phố này với cái tên nên thơ là thành phố hoa phượng đỏ, tại đây cây phượng vĩ được trồng ở khắp mọi nơi và có cả một công viên hoa phượng tại trung tâm thành phố. 

Một số đặc điểm của cây phượng mà chúng ta dễ nhất biết đó là: Thân gỗ lớn, tuổi thọ cao, chiều cao lớn từ 10–20m, cây phân nhiều nhánh, lá mọc hình kép lông chim, tán lá tỏa rộng, cành lá xum xuê. Hoa thường có màu đỏ thắm như máu, một số cây có màu vàng hoặc tím, thường nở vào mùa hè và mọc tập trung ở khu vực ngọn. Hoa có mùi thơm dịu nhẹ, nồng nàn, được ứng dụng nhiều trong sản xuất nước hoa. Rễ cây thường ăn sâu xuống lòng đất và chịu được ngập mặn rất tốt. Quả dài, có hình giống quả đậu, bên trong chứa hạt. 

Đặc điểm của cây phượng

Đặc điểm của cây phượng

Ở Việt Nam, cây phượng có hai loại đó là cây phượng đỏ và cây phượng tím. Mỗi loại hoa lại mang trong mình một ý nghĩa riêng biệt. Cây phượng thường gắn liền với mùa hè, gắn liền với bao mùa chia tay của các thế hệ học sinh. Cánh hoa phượng thường xuyên được các bạn học sinh ép thành hình cánh bướm, đặt trong những trang sách lưu bút. Loài hoa này chính là loài hoa biểu tượng của tuổi học trò, được nhiều nhà thơ, nhà văn ưu ái đưa vào trong các tác phẩm của mình và được đặt cái tên rất đáng yêu – Hoa học trò. 

Công dụng của các tế bào cây phượng là gì? 

Trước nay, cây phượng đều được biết tới với công dụng che bóng mát và làm đẹp cho không gian xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, ít ai biết các bộ phận, tế bào cây phượng là dược liệu có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Phần hoa phượng có chứa steroids, triterpenoides, phenoliques, flavonoids. Phần vỏ chứa nhiều ß-sitosterol, saponines, alcaloides, hydrocarbures, flavonoides. Trong lá phượng chứa các loại flaonoids, sitosterol, flaonoids và steroides. Bên trong vỏ, rễ và thân lại chứa lupeol, epilupeol, stigmasterol và p-methoxybenzaldehyde. Các hoạt chất này đều có tác dụng trong việc chữa tiểu đường, thanh nhiệt, giải độc, chống vi trùng, chống viêm, bảo vệ gan. Không những vậy, phần tinh dầu của vỏ và hoa phượng còn được bào chế thành dầu xoa bóp có tác dụng giảm bớt giảm căng thẳng, thư giãn khi mệt mỏi. 

Công dụng của các tế bào cây phượng là gì? 

Công dụng của các tế bào cây phượng là gì?

Công dụng của lá cây phượng vĩ

Phần lá phượng vĩ đã được y học dân gian của Bangladesh sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường từ lâu. Hiện nay, công dụng của lá cây phượng vĩ chưa được y học hiện đại nghiên cứu nên chỉ có tác dụng trong y học cổ truyền. Lá phượng vĩ có chứa hoạt chất chống viêm ethanol, có tác dụng kháng khuẩn, gây tê, chống sốt. Trong y học cổ truyền Việt Nam, lá cây phượng vĩ được khuyên dùng để chữa trị bệnh phong tê thấp và đầy hơi. 

Công dụng của các tế bào cây phượng là gì? 

Công dụng của các tế bào cây phượng là gì?

Công dụng của rễ cây phượng vĩ

Ngoài tác dụng của lá phượng vĩ, rễ cây phượng vĩ cũng được sử dụng để nấu nước uống để làm thuốc thanh lọc cơ thể, trị sốt rét, đầy bụng, giảm huyết áp. Ngoài ra, dung dịch rễ cây phượng vĩ còn được sử dụng để xoa bóp, giảm chứng căng cơ và các bệnh về xương khớp. Công dụng của rễ cây phượng vĩ đối với sức khỏe con người là rất lớn, tuy nhiên phượng vĩ có tính lạnh, người mới ốm dậy tuyệt đối không nên uống nước nấu từ loại dược liệu này.

Cây phượng trong văn học

Cây phượng là loại cây quen thuộc đối với học sinh Việt nam, không chỉ quen thuộc trong không gian trường học, quen thuộc với hình ảnh cây phượng đỏ thắm hai bên đường mà còn quen thuộc với cả những hình ảnh cây phượng vĩ trong từng trang sách. Đây là loại cây được ưu ái xuất hiện trong các đề văn miêu tả, văn tự luận của học sinh cấp một và cấp hai. 

Cây phượng trong văn học

Cây phượng trong văn học

Một số đoạn văn tả thân cây phượng hay

Dưới đây là một số đoạn văn tả thân cây phượng hay, các bạn học sinh có thể tham khảo qua:

“Ở sân trường tôi có một cây phượng cao lớn, cây được trồng ở đó từ bao giờ em cũng không biết nữa. Cây cao chừng năm mét, vòm lá lớn và rất dày. Các cành lá xum xuê, đan xen, chồng chéo lên nhau. Thân cây to như cái cột nhà, phần vỏ sần sùi và tróc vảy, có lẽ cây đã đứng im ở đó, dầm mưa dãi nắng suốt bao nhiêu thế hệ học sinh vừa qua. Không biết từ khi nào, cây nghiêng dần về phía sân tập thể dục của chúng tôi. Nhờ vậy, khi tới mùa hoa phượng nở chúng tôi lại dễ dàng trèo lên cây để hái hoa. Hoa phượng đẹp lắm, cánh hoa mỏng manh như cánh bướm, đỏ rực rỡ như ánh lửa trại hè, sắc đỏ ấy khiến tôi đắm say và cứ ngắm mãi không thôi. Nó như một người bạn gần gũi, thân quen, luôn ở bên cạnh mỗi khi tôi không thuộc bài.”

Một số đoạn văn tả thân cây phượng hay

Một số đoạn văn tả thân cây phượng hay

“Nhắc tới loài hoa tuổi học trò thì không thể không nhắc tới hoa phượng vĩ. Một loài hoa tinh khiết như màu của nắng, rực rỡ như màu khăn quàng đỏ tôi đeo mỗi ngày. Không biết cây đứng đó từ bao giờ, cây cứ theo dõi mỗi bước chân tôi, che bóng mát cho tôi mỗi khi tôi đi học về. Ngắm nhìn tán hoa phượng vào hè thật đẹp. Cứ độ khoảng tháng năm và tháng sáu, ve kêu râm ran khắp sân trường, tiếng ve cứ kêu mải miết, quanh quẩn xung quanh những tán phượng. Có lẽ chúng sợ phải xa nhau giống như tôi sợ phải xa mái trường thân thuộc này vậy. Từ xa, cây phượng chẳng khác gì một chiếc ô khổng lồ cả, khi đứng dưới tán ô trong suốt đó nhìn lên, tôi cứ mải miết ngắm nhìn những đám mây trôi lững lờ qua. Tại giờ phút này có lẽ tôi không muốn lớn nữa!”

“Tôi rất yêu những bóng phượng đỏ ở sân trường tôi, những tán phượng đỏ thắm, xòe lớn mang bao kỉ niệm thân quen của tôi. Cây phượng cao khoảng hơn 6m, tán lá sum suê râm mát cả một góc sân trường. Phần thân xù xì và có nhiều đốm trắng, gốc cây chính là nơi lũ nhóc chúng tôi thường chơi đùa khi tới giờ ra chơi. Mùa hè tới, hoa phượng bắt đầu nở đỏ rực cả một khoảng trời, cánh hoa được ép trong vở giống như những con bướm vậy. Những bông hoa phượng như gắn liền với tuổi học trò của tôi”.

Một số hình vẽ cây phượng trang trí đẹp

Hiện nay, trào lưu vẽ tranh trang trí lên tường đang được rất nhiều người ưa thích. Cùng tham khảo một số hình vẽ cây phượng đẹp dưới đây để có thể lựa chọn cho mình được một hình ảnh trang trí phù hợp với không gian sống: 

Một số hình vẽ cây phượng trang trí đẹp

Một số hình vẽ cây phượng trang trí đẹp

Một số hình vẽ cây phượng trang trí đẹp

Một số hình vẽ cây phượng trang trí đẹp

Một số hình vẽ cây phượng trang trí đẹp

Một số hình vẽ cây phượng trang trí đẹp

Một số hình vẽ cây phượng trang trí đẹp

Một số hình vẽ cây phượng trang trí đẹp

Một số hình vẽ cây phượng trang trí đẹp

Một số hình vẽ cây phượng trang trí đẹp

Hình ảnh cây phượng trong tự nhiên

Dưới đây là một số hình ảnh cây phượng đẹp trong tự nhiên mà Elead sưu tầm được:

Hình ảnh cây phượng trong tự nhiên

Hình ảnh cây phượng trong tự nhiên

Hình ảnh cây phượng trong tự nhiên

Hình ảnh cây phượng trong tự nhiên

Hình ảnh cây phượng trong tự nhiên

Hình ảnh cây phượng trong tự nhiên

Hình ảnh cây phượng trong tự nhiên

Hình ảnh cây phượng trong tự nhiên

Hình ảnh cây phượng trong tự nhiên

Hình ảnh cây phượng trong tự nhiên

Trên đây là tất cả thông tin về “đặc điểm cây phượng, công dụng, cây phượng trong văn học và một số hình ảnh cây phượng đẹp”. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với cuộc sống của các bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này! 

Xem thêm: Cây mai vàng và cây mai rừng, ý nghĩa và một số hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -