Cây mai: Phân loại, ý nghĩa và hình ảnh cây mai trong văn học
Cây mai là loại cây cảnh trang trí quen thuộc trong ngày Tết Nguyên Đán của người dân Việt Nam. Mang trong mình vẻ đẹp cao sang mà gần gũi, quý phái mà bình dị. Tìm hiểu ngay về đặc điểm cây mai rừng, cây mai vàng, ý nghĩa, và hình ảnh cây mai trong văn học qua bài viết dưới đây.
Đặc điểm cây mai vàng làm cảnh
Nhắc tới giống mai trang trí và có nhiều ý nghĩa phong thủy thì chúng ta không thể không nhắc tới cây mai vàng. Cây mai vàng còn được biết tới qua cái tên cây hoàng mai, được sử dụng để làm cây trang trí mỗi độ Tết đến xuân về. Cây được trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long và một số khu vực miền Trung. Đây là loại cây đã xuất hiện cách đây 3000 tại Trung Quốc, thường xuyên được trồng trong các tẩm điện của vua chúa, quan lại. Ngay từ xưa, người Trung Quốc đã yêu thích loài hoa này và xếp cây mai trong nhóm “Tuế hàn tam hữu”.
Cây mai vàng là loại cây đa niên, dáng vẻ cao lớn, có thể phát triển tốt trong nhiều môi trường. Cây có tuổi thọ lớn, có những cây lên tới hàng trăm năm, phần thân cứng cáp, cành dẻo dai, dễ dàng uốn nắn thành hình dáng bonsai theo ý thích của người trồng. Lá đơn, thường mọc so le hai bên và có lá hình trứng thuôn dài, lá có màu xanh, mặt lá dưới màu vàng nhạt. Đây là loại cây có hoa lưỡng tính, mọc thành từng chùm, có năm cánh nhỏ và mỏng. Cây có nhiều bông, thường chỉ nở trong vòng 3 ngày sẽ tàn, quả cây mai vàng màu xanh, khi chín có màu vàng có vị chua. Cây mai vàng ưa thích nơi râm mát, nhiều nắng, thường thích hợp trồng ở vườn nhà, đặt ở phòng khách, sảnh chính của các tòa nhà.
Đặc điểm cây mai rừng
Cây mai rừng có hình dáng gần giống với cây mai vàng, được mọc hoang dại ở khu vực núi cao của nước ta. Cây xuất hiện nhiều ở khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ. Đặc điểm cây mai rừng đó là phần hoa có nhiều cánh hơn hoa mai vàng và có màu nhạt hơn, một bông hoa mai rừng trung bình có khoảng 12-18 cánh. Loại cây này chủ yếu sinh sống và phát triển ở những vùng núi cao hiểm trở, đất đai khô cằn, cây có thể sống trong thời tiết khắc nghiệt một thời gian dài. Cây mai rừng có nhiều cành nhánh, kích thước lớn và có tuổi đời cao hơn mai vàng, cây không được ưa chuộng làm cây trang trí nên có giá trị kinh tế thấp.
Lá cây mai rừng có tác dụng gì?
Nếu cây mai vàng là loại cây cảnh trang trí trong nhà, ngoài trời vào mỗi dịp Tết đến xuân về thì cây mai rừng lại có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe. Trong lá cây mai rừng có nhiều chất như meratin, calycanthine, caroten có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của các tế bào hồng cầu, tăng tiết dịch mật, ức chế các vi khuẩn có hại cho cơ thể. Phần lá mai rừng được sử dụng để nấu nước uống hằng ngày, có tác dụng kích thích tiêu hóa và tăng cảm giác ngon miệng. Một số người sử dụng lá non của cây mai rừng như một món rau xanh có tính mát vào ngày hè.
Ý nghĩa của cây mai
Cây mai có màu vàng, đây là màu của sự giàu sang, phú quý. Người dân miền Nam thường chưng hoa mai vào dịp Tết Nguyên Đán với mong muốn năm mới phát tài và giàu sang hơn năm cũ. Theo quan niệm của một số người, khi Tết đến, xuân về nhà nào có càng nhiều hoa mai, hoa mai ra càng nhiều cánh thì gia đình đó càng may mắn và sung túc trong năm mới cả. Loài cây này có rễ chùm, cắm sâu vào lòng đất rất chắc chắn, không bao giờ bị gãy hay ngã trước gió bão. Có thể sinh trưởng tốt trong mọi điều kiện thời tiết. Chính vì vậy, loại cây này tượng trưng cho phẩm hạnh của con người Việt Nam, tượng trưng cho sự nhẫn nại, hy sinh cao cả, bền bỉ và kiên cường trước nhiều sóng gió cuộc đời, như cách mà ông cha ta đã chiến đấu chống giặc ngoại xâm bao đời nay.
Ngoài ra, với hình dáng bên ngoài bắt mắt, màu sắc sặc sỡ, cây mai còn tượng trưng cho niềm hân hoan, sự vui sướng, hạnh phúc, tình yêu thương, sự gắn kết gia đình, tinh thần đoàn kết giữa con người với con người. Ý nghĩa của cây mai không chỉ dừng lại ở đó, cây mai còn là biểu tượng của sự cao thượng, sự vinh hiển, cao sang, tượng trưng cho sự uy quyền của các vị vua thời phong kiến, là ước mơ, hy vọng, tình yêu, sự trung thành.
Cây mai trong văn học Việt Nam
Chính bởi nhiều ý nghĩa tốt đẹp mà cây mai mang lại nên từ ngàn xưa, hoa mai đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ cổ kim khắc họa thành những áng văn thơ hay bất hủ. Chính nhờ hình dáng khẳng khiu, hoa mềm mại, mỏng manh, dù rơi rụng vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp vốn có nên hoa mai đã trở thành biểu tượng cho những gì cao sang, đẹp đẽ và thuần khiết nhất. Nhà thơ “Mãn giác thiền sư” đã từng viết về cây hoa mai như một sự hóa thân, phát triển vĩnh hằng và bất biến:
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước một nhành mai
Xuân đến, hoa tàn là quy luật của tự nhiên, nhưng trong thơ ca của “Mãn giác thiền sư”, hoa mai lại tồn tại như một sự vĩnh hằng và bất biến. Các nhà thơ không chỉ viết về hoa như một loài hoa đẹp mà còn biết về hoa mai như một con người có sinh, lão, bệnh, tử.
Một số đoạn văn miêu tả cây mai hay nhất
Cây mai đã xuất hiện trong văn học từ thời cổ kim, trong các bài thơ của Cao Bá Quát, Nguyễn Du, Tâm Nhiên. Cho tới ngày nay, loài hoa đẹp ấy vẫn luôn được các thầy cô ưu ái đưa vào các đề văn miêu tả của học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Dưới đây là một số đoạn văn ngắn miêu tả cây mai được điểm 9, 10 mà Elead sưu tầm được:
“Nhà em có nhiều loại hoa, có hoa đào, hoa hồng, hoa lan, hoa mai. Trong đó, em yêu thích nhất là cây hoa mai. Cây cao khoảng 1 mét, được bố em uốn theo hình xoắn ốc, phần thân cây to bằng cổ tay em, nhìn rất dẻo dai và rắn chắc. Mùa xuân tới, khi cây bắt đầu ra lá non, lá có màu xanh nhạt giống lá xoài, cùng với đó là các nụ hoa mọc nhú lên như nắng mới mùa xuân”.
“Trước nhà em có một cây mai vàng, cây cao 2 mét, phần thân lớn bằng bắp chân của em. Cây có nhiều cành nhánh, các nhánh lại có nhiều nhánh nhỏ hơn. Tất cả các nhánh đan vào nhau tạo nên một cây mai có tán lá xum xuê, che mát rợp cả một góc sân. Vào mùa xuân, hoa mai bắt đầu mọc tua tủa trên các cành, hoa nở ào ạt, vàng tươi, cánh hoa mảnh mai, mềm mại, khi gió thổi qua hoa lung lay nhẹ như những cánh bướm vậy. Em thích nhất lúc hoa mai nở rộ”.
“Nhân dịp Tết cổ truyền, bố em có mua một cây mai vàng rất đẹp, cây cao khoảng 1 mét, được đặt ngay ở phòng khách. Thân cây nhỏ bằng ba ngón tay của em và được uốn lượn hình xoắn ốc trông rất đẹp mắt. Trên cây có nhiều đóa mai vàng tươi, một số nụ hoa chưa nở trông be bé, xinh xinh rất đáng yêu. Em trang trí lên cho cây mai một số đồng tiền vàng và bao lì xì đỏ. Trông cây mai thật thích mắt, em ngày càng yêu thích cây mai mới này!”
Hình vẽ cây mai vàng trang trí nhà đẹp nhất
Dưới đây là một số hình vẽ cây mai đẹp, bạn có thể tham khảo để trang trí cho ngôi nhà của mình:
Hình ảnh tạo dáng cây mai đẹp
Dưới đây là một số hình ảnh tạo dáng cây mai đẹp bạn có thể tham khảo qua:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây mai rừng, cây mai vàng, ý nghĩa, và hình ảnh cây mai trong văn học. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây lạc tiên: Cách trồng, công dụng, cách chế biến và tác hại
Sinh Vật Cảnh -Cây lạc tiên: Cách trồng, công dụng, cách chế biến và tác hại
Cây keo và cây keo gai: Công dụng, tác hại và một số hình ảnh
Cây xuyên tâm liên là gì? Công dụng, tác dụng phụ, lưu ý khi dùng
Cây trinh nữ hoàng cung: Tác dụng, cách uống và cách trồng
Cây dọc mùng: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây đinh lăng: Phân loại, công dụng, cách trồng và tác hại
Cây sống đời: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng