Cây rau mương: Phân loại, cách uống, tác dụng phụ và hình ảnh

Cây rau mương là loại dược liệu mọc hoang dại thường được thấy nhiều ở khu vực nông thôn. Cây còn được biết tới với tên gọi là rau lục, rau mương đất, rau mương thon,… Cây thuộc bộ Sim, họ Bìm Bìm, cây có chiều cao trung bình từ 25 – 50cm, mọc thẳng, phân nhiều nhánh. Lá có màu xanh lục, thuôn dài và nhọn ở phần đỉnh. Hoa thường mọc thành cụm, không có cuống và có màu vàng đặc trưng, quả có hình elip dài, phồng lên ở phần đỉnh. Cây thường xuyên xuất hiện ở những nơi có khí hậu nóng ẩm quanh năm như một số tỉnh ở phía Bắc, Tây Nguyên và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Vậy loại dược liệu này có mấy loại? Cách dùng, tác dụng phụ và việc uống nhiều cây rau mương có tốt không? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu.

Nội Dung Chính

Cây rau mương có mấy loại?

Cây rau mương là loại cây bụi, thân thảo, thường mọc hoang dại ở nhiều nơi khắp nước ta, kể cả khu vực núi cao. Ngoài tự nhiên, có rất nhiều loại cây có hình dáng giống cây rau mương và khi mọc xen kẽ với nhau chúng ta khó lòng phân biệt được chính xác loại cây này. Chính vì vậy, có rất nhiều người khi đi tìm kiếm loại cây này thường thắc mắc việc “cây rau mương có mấy loại?” 

Cây rau mương có mấy loại?

Cây rau mương có mấy loại?

Thực chất, loại dược liệu này chỉ có duy nhất một loại. Một số loại rau mương dại chỉ có chiều cao tương đối khoảng 15 – 10cm, hoa cũng có màu vàng tương tự nhưng nhỏ hơn, phần lá thường mảnh và nhọn hơn. Chính vì vậy, khi tìm mua loại dược liệu này bạn cần quan sát cẩn thận qua hình dáng bên ngoài. Nếu mua cây khô cần quan sát kỹ, các cọng rau mương giả thường dẻo và nhỏ chứ không cứng như cây rau mương thật. 

Cách uống cây rau mương

Chính bởi loại dược liệu này có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người nên khi dùng, chúng ta cần nắm chắc được cách sử dụng, cách uống sao cho hiệu quả. Có ba cách uống cây rau mương chính đó là sử dụng cây rau mương tươi, sử dụng cây rau mương khô và kết hợp với các loại dược liệu khác. 

Cách uống cây rau mương

Cách uống cây rau mương

Cách uống nước cây rau mương trị đau khớp

Để giảm vấn đề sưng do viêm khớp, thoái hóa và tránh các biến chứng do bệnh lý này gây nên, rất nhiều người đang áp dụng bài thuốc dân gian từ cây rau mương. Công dụng của cây rau mương trị đau khớp đã được y học hiện đại chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Trong y học cổ truyền, loại dược liệu này có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau, tiêu thũng, giảm viêm và trừ phong hiệu quả. 

Đối với bệnh đau xương khớp, cần rửa sạch 20g cây rau mương sau đó ngâm với muối 15 phút. Tiếp đó rửa lại với nước, để ráo, thái nhỏ rồi xay nhuyễn cùng với bia. Lọc lấy phần nước rau mương và bia để uống, mỗi ngày uống 1 lần, lượng bia sử dụng có thể tùy theo khẩu vị của mỗi người, sau khoảng 3 tháng tình trạng đau xương khớp sẽ cải thiện đáng kể. 

Cách uống nước cây rau mương trị đau khớp

Cách uống nước cây rau mương trị đau khớp

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng cây rau mương

Như đã biết ở trên, cây rau mương có thể hỗ trợ làm giảm các cơn đau do bệnh dạ dày gây nên, hỗ trợ làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh và mang lại hiệu quả tích cực cho quá trình điều trị bệnh. Cách chữa trào ngược dạ dày bằng cây rau mương là cách chữa trị trong dân gian được sử dụng bao đời nay. Bên trong phần lá và thân rau mương có hợp chất có thể tiêu diệt được vi khuẩn H.Pylori (nguyên nhân chính gây nên bệnh dạ dày). Để chữa dạ dày, bạn có thể sắc thuốc hoặc xay trực tiếp lá rau mương thành nước ép uống hằng ngày. Cần kiên trì sử dụng loại dược liệu này trong một thời gian dài, một ngày uống 3 lần, mỗi lần không quá 10g. 

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng cây rau mương

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng cây rau mương

Uống nhiều cây rau mương có tốt không?

Theo y học cổ truyền Việt Nam, rau mương là loại dược liệu có tính hàn, thường xuyên được sử dụng để điều trị xương khớp, dạ dày, viêm ruột thừa và một số bệnh về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, loại dược liệu này còn được dân gian đun lấy nước uống hằng ngày để trị chứng tiêu chảy, viêm họng, viêm amidan, tiểu đường. Cây được sử dụng trong một số bài thuốc Đông Y để điều trị ho gà, mụn, đau nhức cơ thể, viêm họng mãn tính, hạ đường huyết, tiêu chảy, áp xe. 

Chính bởi tác dụng của cây rau mương đối với sức khỏe của con người nên rất nhiều người đang sử dụng nước nấu từ loại cây này như một vị thuốc bồi bổ sức khỏe. Vậy uống nhiều cây rau mương có tốt không? Câu trả lời là hoàn toàn không. Như các bạn đã biết, “cái gì nhiều cũng không tốt” nhất là những vị thuốc nam có nhiều dược tính như rau mương. Chúng ta chỉ nên sử dụng đủ liều, đủ lượng, sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn, tránh gặp phải một số tác dụng phụ không đáng có cho cơ thể.  

Uống nhiều cây rau mương có tốt không?

Uống nhiều cây rau mương có tốt không?

Tác dụng phụ của cây rau mương

Hiện tại chưa có một dẫn chứng hay nghiên cứu cụ thể về các tác dụng phụ của cây rau mương. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian thì khi chúng ta sử dụng loại dược liệu này cần lưu ý một số vấn đề sau: 

Hình ảnh cây rau mương trị HP dạ dày

Cây rau mương có công dụng tuyệt vời trong điều trị các bệnh về dạ dày do vi khuẩn Helicobacter (H.Pylori). Đây là một loại thuốc quý nhưng có nhiều đặc điểm sinh thái bên ngoài phổ biến của các loài thực vật thân thảo nên hay bị nhầm lẫn với các loại cây có cùng hình dáng khác. Dưới đây là một số hình ảnh cây rau mương trị HP dạ dày bạn có thể tham khảo qua để phân biệt loại cây này một cách chính xác hơn: 

Hình ảnh cây rau mương trị HP dạ dày

Hình ảnh cây rau mương trị HP dạ dày

Hình ảnh cây rau mương trị HP dạ dày

Hình ảnh cây rau mương trị HP dạ dày

Hình ảnh cây rau mương trị HP dạ dày

Hình ảnh cây rau mương trị HP dạ dày

Hình ảnh cây rau mương trị HP dạ dày

Hình ảnh cây rau mương trị HP dạ dày

Hình ảnh cây rau mương trị HP dạ dày

Hình ảnh cây rau mương trị HP dạ dày

Trên đây là toàn bộ thông tin về “cây rau mương, phân loại, cách dùng, tác dụng phụ, việc uống nhiều cây rau mương có tốt không và một số hình ảnh của loại dược liệu này”. Hy vọng bài viết này hữu ích với các bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này! 

Xem thêm: Cây phượng: Đặc điểm, công dụng và hình ảnh trong văn học

Sinh Vật Cảnh -