Cây tre: Nguồn gốc, giá trị, ý nghĩa, tác dụng và hình ảnh

Cây tre là loại cây gắn liền với người nông dân Việt Nam, là biểu tượng của nông thôn Việt Nam xưa. Cây gắn bó mật thiết với các hoạt động hằng ngày của con người, nhưng để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của cây tre, giá trị của loại cây này đối với đời sống con người, ý nghĩa và một số hình ảnh của cây tre trong tự nhiên. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây! 

Nội Dung Chính

Nguồn gốc cây tre

Cây tre là loại cây thân gỗ,  thuộc bộ Hỏa Thảo, phần thân rỗng, được phân thành nhiều đốt. Cây có trữ lượng lớn ở khu vực miền Bắc và miền Trung Việt Nam, thường mọc thành cụm và xanh tốt quanh năm. Hiện tại, chưa có một văn bản nào xác định được nguồn gốc cây tre tới từ đâu, có từ bao giờ. Nhưng thông qua các câu chuyện dân gian, truyện cổ tích được lưu truyền lại bao đời này thì cây đã có mặt tại Việt nam từ hàng trăm ngàn năm trước. Tre là loại cây có sức sống mãnh liệt, phát triển nhanh chóng trong môi trường tự nhiên, thích nghi được tốt với nhiều môi trường, kể cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng. 

Nguồn gốc cây tre

Nguồn gốc cây tre

Cây tre ở nước ta được đánh giá là một loại cây nguyên liệu phổ biến chỉ đứng sau gỗ và có thể trở thành dạng nguyên liệu mới thay thế gỗ trong tương lai. Theo thống kê, Việt Nam có hơn 190 giống loại tre, 55 loại tre gai, 21 loài chi luồng, 16 loài chi le, 11 loài chi vầu và 31 loài chưa được đặt tên, đứng thứ 4 thế giới về diện tích trồng tre. Theo nghiên cứu, cây tre có khả năng tái sinh bằng gốc khá tốt, tuổi thọ cao, thường sống trung bình 13 – 15 năm, một số loại cây có tuổi thọ cao hơn, có thể tồn tại trên dưới hàng chục năm. 

Cây tre là một loại cây có hoa, khi tre ra hoa được xem là một trong những hiện tượng độc đáo và vô cùng hiếm gặp nhất trong thế giới thực vật. Một cây tre chỉ có thể ra hoa một lần, vào sau khoảng 60 – 120 năm tuổi thọ, chính vì vậy con người ta có thể chiêm ngưỡng được một lần tre ra hoa là đang chiêm ngưỡng một kỳ quan khó thấy trên thế giới. Tại sao thời gian ra hoa của loại cây này lại lâu tới vậy vẫn là một câu hỏi mà giới khoa học đang tìm kiếm. 

Truyền thuyết về cây tre trong dân gian

Là con người Việt Nam chắc hẳn ai cũng đã từng được cha mẹ kể về truyền thuyết về cây tre trăm đốt. Đây là truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian bao đời nay:

Tại một làng quê nghèo, có một ông lão thuê một chàng trai khỏe mạnh về làm công. Ông có một cô con gái rất đẹp, ông lợi dụng chàng trai làm công không cho mình và hứa sẽ gả con gái nếu chàng trai làm việc chăm chỉ. Chàng trai đã giúp việc cho ông lão được 3 năm, khi phú hộ khác trong làng tới hỏi cưới ông đã không ngần ngại mà đồng ý. Hôm sau, ông lại gọi chàng trai lên nói: “Nếu mày lấy về đây được cây tre trăm đốt thì tao sẽ gả con gái tao cho mày ngay”. Chàng trai tưởng thật đã vác dao lên rừng kiếm, kiếm khắp nơi nhưng vẫn không được. Khi chàng trai đang khóc thì bụt hiện ra và hỏi lý do, khi biết được hết tất cả mọi chuyện ông đã biến cho chàng cây tre có trăm đốt.

Truyền thuyết về cây tre trong dân gian

Truyền thuyết về cây tre trong dân gian

Khi chàng trai vác trăm đốt trở về bắt gặp cảnh đám cưới đang diễn ra, chàng trai mới biết bản thân đã bị lừa. Chàng trai gọi ông chủ tới và báo đã tìm được cây tre trăm đốt. Khi ông lão vừa lại gần đã bị biến thành một đốt trong cây tre, ông thông gia thấy vậy cũng lại gần và cũng bị biến thành một đốt tre tương tự như vậy. Sau đó, tất cả mọi người liền không ai dám lại gần, con trai của hai người đành vái lạy xin tha. Cuối cùng chàng trai đã lấy được cô gái, từ đó về sau không ai dám khinh thường chàng trai nữa. 

Giá trị của cây tre đối với đời sống con người

Cây tre đã gắn bó với bao thế hệ người nông dân Việt Nam, cây mang lại nhiều giá trị trong lao động và sinh hoạt. Trước kia, khi công nghiệp chưa phát triển, cây tre là nguyên liệu chính để làm những vật dụng quen thuộc như đôi đũa, rổ, rá, chiếc giường, cái tủ. Trong sinh hoạt, bóng tre che mát cho xóm làng, dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa, làm ăn và sinh cơ lập nghiệp. Chính bởi giá trị của cây tre đối với đời sống con người là vô cùng to lớn nên loại cây này có mặt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam, dù là đồng bằng hay miền núi, dù là miền ngược hay miền xuôi, đâu đâu cũng thấy bóng hình cây tre.   

Giá trị của cây tre đối với đời sống con người

Giá trị của cây tre đối với đời sống con người

Tác dụng của thân cây tre

Thân cây tre thường mọc thành cụm, có dạng hợp trục, được chia thành nhiều đốt. Ngay từ xưa, ông cha ta đã dùng phần thân tre để chế tạo thành những dụng cụ cho việc canh tác, sản xuất nông nghiệp. Thân tre được sử dụng để tạo cán cuốc, cán xẻng, gầu tát nước, rổ tre, rá tre,… Dù trong thời điểm hiện tại những vật dụng này không còn phổ biến nhưng nó vẫn là một trong những giá trị văn hóa tốt đẹp. 

Tác dụng của thân cây tre

Tác dụng của thân cây tre

Ngoài ra, phần thân tre còn là nguyên liệu chính để làm nhà, làm hàng rào, đồ trang trí nội thất, được sử dụng trong những công trình thủy lợi để ngăn vỡ đê, đắp đập. Ngày nay, khi môi trường ngày càng bị ô nhiễm, thân cành tre đang được sử dụng để thay thế cho các sản phẩm làm từ nhựa như ống hút nhựa, bàn chải,…

Tác dụng của lá cây tre

Lá tre là bộ phận quang hợp chính của cây tre, lá cây tre không có lông tơ, nhọn hai đầu, được cấu tạo bởi hai phần đó là bẹ lá và phiến lá. Bẹ lá thường dài, cuống lá ngắn, gắn chặt vào cành. Trong lá tre có chứa nhiều dược tính có thể sử dụng được trong một số bài thuốc nam. 

Tác dụng của lá cây tre

Tác dụng của lá cây tre

Ý nghĩa của cây tre đối với văn hóa Việt Nam

Qua nhiều câu chuyện và truyền thuyết về cây tre như cây tre trăm đốt, Thánh Gióng,… Ta đã thấy được việc ông cha sử dụng cây tre làm vũ khí chiến đấu với quân thù, lũy tre làng để ngăn chặn giặc tới, thân tre là nguyên liệu để chế tạo các vật dụng sinh hoạt hằng ngày,… Trong nhiều tài liệu văn học Việt Nam, cây tre là nguồn cảm hứng sáng tác của rất nhiều bài thơ, bài ca dao nói về con người và làng quê. Cây tre là một phép ẩn dụ cho đức tính tốt, sự kiên cường, bất khuất, chăm chỉ, cần mẫn của con người Việt Nam. Trong kho tàng văn học Việt thời điểm hiện tại, có tới hàng ngàn tác phẩm in dấu hình ảnh cây tre, nói một cách khác, cây tre là một phần không thể thiếu đối với văn hóa Việt Nam.

Ý nghĩa của cây tre đối với văn hóa Việt Nam

Ý nghĩa của cây tre đối với văn hóa Việt Nam

Ý nghĩa của cây tre trong phong thủy cũng rất tốt, cây là biểu tượng của sự kiên cường, dẻo dai và bất khuất, sự nỗ lực không ngừng nghĩ để vươn lên tới thành công. Cây thường được so sánh với các vị anh hùng, được đứng ngang hàng với những vị quân sư mạnh mẽ. Cây tre được xem là một điềm lành, sự may mắn và vững bền trong phong thủy. Một số người luôn tin rằng, loại cây này mang lại được nhiều sức khỏe, niềm vui, sự hạnh phúc, tình yêu và thịnh vượng.

Người ta thường trồng cây tre ở trong sân vườn, trước nhà, một số giống tre có kích thước nhỏ được trang trí trong nhà, trong phòng làm việc. Cây tre tạo ra khí oxy, giúp cho không khí trong lành, mát mẻ, dễ chịu. Những gia đình kinh doanh, buôn bán hoặc làm ăn khi sở hữu cây tre có thể giúp tạo ra được những nguồn năng lượng tích cực, mang lại sự may mắn, xua đuổi được ma quỷ tới quấy phá, tăng thêm sự bảo hộ cho việc kinh doanh. Từ đó, việc tích lũy tiền tài và công việc làm ăn cũng sẽ thuận lợi và phát triển hơn. Ngoài ra, một số cây tre có kích thước nhỏ còn được đặt nhiều ở những lối đi với mong muốn thu hút được tài lộc, may mắn vào cửa. 

Hình ảnh cây tre trong tự nhiên

Hãy cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây tre trong tự nhiên dưới đây: 

Hình ảnh cây tre trong tự nhiên

Hình ảnh cây tre trong tự nhiên

Hình ảnh cây tre trong tự nhiên

Hình ảnh cây tre trong tự nhiên

Hình ảnh cây tre trong tự nhiên

Hình ảnh cây tre trong tự nhiên

Hình ảnh cây tre trong tự nhiên

Hình ảnh cây tre trong tự nhiên

Hình ảnh cây tre trong tự nhiên

Hình ảnh cây tre trong tự nhiên

Hình ảnh cây tre trong tự nhiên

Hình ảnh cây tre trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguồn gốc của cây tre, giá trị của loại cây này đối với đời sống con người, ý nghĩa và một số hình ảnh của cây tre trong tự nhiên. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với cuộc sống của bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây vạn niên thanh hợp mệnh gì? Tuổi gì? Phân loại, tác hại

Sinh Vật Cảnh -