Cây xương khỉ: Cách nhận biết, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây xương khỉ là loại cây dược liệu quý trong Đông Y Việt Nam. Ngay từ xưa, loại cây này đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh viêm xoang, gan và ung thư. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm nhận biết, tác dụng, cách dùng, cách trồng cây xương khỉ.
Đặc điểm nhận biết cây xương khỉ
Cây xương khỉ còn được biết tới với nhiều tên gọi khác đó là cây bìm bịp, cây tiểu cốt, cây liền xương cốt,… cây thuộc họ Ô Rô, thân nhỏ, màu xanh, cao trung bình từ 1 – 1,5m, thường mọc thành cụm. Đặc điểm nhận biết cây xương khỉ dễ dàng đó là lá mác, mặt lá nhẵn màu xanh đậm, gân nổi rõ lên mặt lá, hoa màu đỏ hoặc hồng, thường mọc rũ xuống gốc. Thân cây có màu xanh, cành nhỏ, khi phơi khô có mùi thơm đặc trưng giống mùi gạo nếp. Quả có hình chùy, cuống ngắn, bên trong chứa 4 hạt, thường ra quả vào tháng 4 – 7 hằng năm.
Loại dược liệu này thường xuyên được phát hiện ở khu vực đồng bằng, sinh trưởng mạnh ở những nơi có khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều như ở Việt Nam. Cây thường phân bố không đều, nhiều tỉnh thành không xuất hiện loại cây này. Hiện tại, ở Việt Nam chỉ có duy nhất một loại cây xương khỉ, tuy nhiên có rất nhiều người nhầm lẫn cây này với loại cây có hình dáng tương tự đó là cây hoàn ngọc.
Tác dụng của cây xương khỉ
Cây xương khỉ là loại cây dược liệu vừa có công dụng điều trị bệnh vừa có thể chế biến thành những món ăn. Rau xương khỉ có mùi thơm nhẹ, thường được người dân sử dụng để ăn sống, phần lá non được dùng như một món rau luộc hằng ngày. Ngoài ra, rau xương khỉ còn là loại rau nhúng lẩu thơm ngon, bổ dưỡng và hấp dẫn.
Trong Đông Y, cây xương khỉ có tính hàn, vị ngọt thanh, chứa nhiều khoáng chất như: Tanin, flavonoid, glycosid và các nhóm vitamin nhóm A, nhóm B. Ngoài ra, cây còn chứa nhiều chất xơ, canxi, đạm, chất béo có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe cho con người. Loại cây này được dân gian ưu ái gọi với cái tên “thần dược” chữa được nhiều bệnh khó chữa. Bên trong cây xương khỉ có chứa nhiều hợp chất hóa học có thể hỗ trợ điều trị viêm họng, một số bệnh ngoài da như vàng da, vàng mắt, tăng giảm lượng đường trong máu bất thường, viêm dạ dày mãn tính,…
Tác dụng của cây xương khỉ còn được chứng minh qua nhiều trường hợp đã điều trị viêm gan, mát gan, lợi mật thành công. Một số bệnh về xương khớp kinh niên như phong tê thấp, còi xương, gãy xương, loãng xương cũng có thể chữa trị bằng loại dược liệu này. Thời gian gần đây, loại dược liệu này còn được săn lùng ráo riết với công dụng chữa trị các bệnh về ung thư. Nhiều cuộc nghiên cứu tác dụng của loại dược liệu này đã diễn ra, một số trường đại học ở Trung Quốc và Đài Loan cũng đã tiến hành nghiên cứu và cho ra kết quả tích cực.
Tuy chưa trải qua thí nghiệm trực tiếp trên cơ thể người nhưng thông qua một số nghiên cứu ở dân gian và y học hiện đại, đã cho thấy việc sử dụng cây xương khỉ như một món ăn bồi bổ hằng ngày có thể giúp những bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa chất rút ngắn được thời gian điều trị, hạn chế sự di căn và phát triển của tế bào ung thư, tăng cường sự miễn dịch cơ thể, nâng cao sức chống chịu với vi khuẩn, virus tốt hơn.
Cách dùng cây xương khỉ chữa bệnh
Trong dân gian, các cách sử dụng cây xương khỉ phổ biến đó là sử dụng cây xương khỉ khô và cây xương khỉ tươi.
- Cách sử dụng cây xương khỉ tươi: Một số trường hợp bị bong gân, sưng khớp, chúng ta có thể sử dụng một nắm nhỏ lá xương khỉ tươi giã nát, sau đó sao vàng hỗn hợp này với muối hột và đắp trực tiếp vào chỗ đau, cứ cách 4-5 tiếng thì thay một lượt đắp.
- Cách sử dụng cây xương khỉ khô: Tùy vào từng tình trạng bệnh mà sử dụng lượng xương khỉ khô cho phù hợp, khi muốn sử dụng loại dược liệu này để uống trực tiếp vào cơ thể hay kết hợp với các loại dược liệu khác thì cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn để có thể mang lại kết quả điều trị tốt nhất.
- Ở một số nơi, người ta còn thường dùng lá xương khỉ để nấu canh, làm bánh và gia vị.
Cách nấu canh cây xương khỉ
Ngay từ xưa, người dân các nước Malaysia hay Trung Quốc đã sử dụng cây xương khỉ như một món ăn ngon, bổ dưỡng hằng ngày. Rau xương khỉ có mùi thơm dịu nhẹ, có thể ăn sống, làm salad hoặc chế biến thành những món chín như rau luộc, rau xào. Phần đọt non dễ ăn nhất, thường được sử dụng để nấu món canh thanh mát ngày hè. Cách nấu canh cây xương khỉ cũng rất đơn giản, chúng ta chỉ cần rửa sạch lá xương khỉ. Tiếp đó phi thơm hành khô, sau đó xào sơ qua thịt băm hoặc tôm rồi cho lá xương khỉ vừa rửa vào, đảo đều, nêm gia vị. Khi rau xương khỉ đã chín thì cho vào lượng nước vừa đủ, khi nước sôi là chúng ta đã có một món canh thơm ngon, thanh mát, bổ dưỡng.
Ngoài ra, loại rau này còn có thể được sử dụng như một món rau nhúng lẩu cá, lẩu thịt, lẩu cua rất ngon. Phần lá non và thân còn có thể ép lấy nước uống như một loại sinh tố có hương vị đặc biệt, hỗ trợ quá trình giảm cân rất tốt.
Ngâm lá cây xương khỉ với rượu
Ngoài việc sử dụng cây xương khỉ để nấu ăn, làm dược liệu thì cây xương khỉ còn có thể sử dụng để ngâm rượu uống hàng ngày. Để ngâm lá cây xương khỉ với rượu chúng ta cần lựa chọn phần lá không có sâu bệnh, cây mẹ khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, lá càng già sẽ cho ra hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng phần thân và rễ để ngâm cùng với lá xương khỉ, như vậy sẽ cho ra mẻ rượu đẹp mắt, đạt chuẩn và có nhiều tác dụng hơn.
Để ngâm được một bình rượu xương khỉ ngon, chúng ta cần sử dụng 1kg xương khỉ khô, 3,5 lít rượu trắng hoặc rượu nếp 45 độ, một bình thủy tinh có kích thước vừa đủ, dày dặn, chắc chắn và chịu được áp suất lớn. Chúng ta tiến hành rửa sạch bình và để nơi khô ráo, sau khi bình khô hoàn toàn thì cho tất cả các nguyên liệu đã được chuẩn bị vào, đổ từ từ 3,5 lít rượu vào trong bình, đậy kín nắp, để nơi khô ráo và tránh ánh nắng trực tiếp. Sau khoảng 3 tháng thì chúng ta có thể sử dụng được, đây là cách bảo quản loại dược liệu này rất tốt, giữ được khá lâu và cũng có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cần hạn chế uống loại rượu này quá nhiều trong một lần.
Cách trồng cây xương khỉ luôn xanh tốt
Như các bạn đã biết, cây xương khỉ là loại cây dược liệu mọc hoang tại nhiều nơi ở nước ta, chính vì vậy đây là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc. Cây thích hợp sinh sống ở nơi thoáng mát, đất có nhiều mùn, than, dễ thoát nước. Có hai cách trồng cây xương khỉ chính hiện nay đó là trồng bằng hạt và bằng cành:
- Cách trồng cây xương khỉ bằng hạt: Nên gieo hạt loại cây này vào tháng 5 hoặc tháng 6, khi trồng cần ngâm hạt trước 1 đêm, sau đó bỏ trực tiếp hạt vào hố trồng. Khoảng 5 – 7 ngày sau, hạt sẽ bắt đầu đâm chồi và phát triển thành cây con, lúc này chúng ta cần tưới nước thường xuyên 1 lần/1 ngày. Khi cây lớn cần cắt tỉa cành lá thường xuyên và bón phân 6 tháng/1 lần.
- Cách trồng cây xương khỉ bằng cành: Tương tự như trồng bằng hạt, sau khi đã lựa chọn được cây mẹ khỏe mạnh, chúng ta chỉ cần chặt một cành xương khỉ sau đó cắm trực tiếp xuống đất. Tưới nước 1 ngày/1 lần cho cây, sau khoảng 5 – 7 ngày, cây sẽ phát triển thành bụi cây mới.
Xem hình ảnh cây xương khỉ trong tự nhiên
Trong cuộc sống hằng ngày, người ta hay nhầm cây xương khỉ với loại cây có tên tương tự đó là cây con khỉ, một số khác lại nhầm cây này với loại cây có hình dáng tương tự – cây công cộng. Bạn có thể nhận biết chính xác loại cây này thông qua việc xem hình ảnh cây xương khỉ trong tự nhiên dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm nhận biết cây xương khỉ, tác dụng, cách dùng và cách trồng. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với cuộc sống của bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây bạc hà: Phân loại, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây bạc hà: Phân loại, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây tre: Nguồn gốc, giá trị, ý nghĩa, tác dụng và hình ảnh
Cây vạn niên thanh hợp mệnh gì? Tuổi gì? Phân loại và tác hại
Cây thông, đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trang trí
Cây đào: đặc điểm, tuổi thọ, ý nghĩa và hình ảnh
Cây siro: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, công dụng và cách trồng
Cây sâm đất: Nhận biết, phân loại, tác dụng và hình ảnh