Cây chuối: Đặc điểm, nguồn gốc, công dụng và hình ảnh
Ở nước ta, cây chuối và loại cây được trồng nhiều nhất chỉ sau quýt và táo, cây đã gắn bó với nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Vậy đặc điểm của cây chuối là gì? Vòng đời, công dụng của từng bộ phận, hình ảnh trong tự nhiên ra sao? Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin.
Đặc điểm của cây chuối
Cây chuối là loại cây ăn quả nhiệt đới, thân thảo, tuổi thọ thấp, vòng đời ngắn, thường chỉ sinh trưởng trong năm. Loại cây này dễ trồng, một cây thường cho sản lượng thu hoạch khá cao, 1 ha có thể cho năng suất lên tới 20 – 30 tấn. Đây là loại cây cho quả có giá trị kinh tế lớn, là mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Cây chuối thuộc họ Chuối, được trồng chủ yếu để thu hoạch trái, phần thân và lá được sử dụng trong ẩm thực và trang trí.
Một số đặc điểm của cây chuối dễ nhận biết đó là: Phần thân do các bẹ lá già hợp thành, cây có thân ngầm, chiều cao trung bình khoảng 3 – 5m. Tùy theo giống chuối mà mỗi loại sẽ có kích thước, hình dáng và độ cong quả khác nhau. Quả chuối thường mọc thẳng hàng thành nải, mỗi nải có khoảng 15 – 20 quả, mỗi buồng có khoảng 5 – 20 nải. Một cây thường cho 1 buồng, mỗi buồng nặng khoảng 30 – 50kg. Trước kia, chuối là một loại quả có hạt, sau này được nhân giống và thuần hóa nên đã không còn xuất hiện hạt, trừ một số giống chuối rừng làm thuốc. Một quả chuối có thể nặng trung bình trừ 100 – 150g, phần quả có tới 75% là nước, 25% là chất khô, phần vỏ dai, có vị chát, ăn được.
Vỏ và thịt của quả chuối đều được sử dụng trong ẩm thực ở dạng tươi hoặc khô. Lá chuối thường mọc lên trực tiếp từ thân, mọc ra theo hình xoắn ốc, dài trung bình 1 – 2m. Hoa chuối là loại hoa lưỡng tính, không sinh sản, thường chỉ ra hoa đực. Loại hoa này được sử dụng để làm món salad, hấp, ăn sống kèm với gỏi. Chuối là loại cây có công dụng đa dạng, từ phần thân, hoa chuối, quả chuối đều có thể chế biến thành những món ăn hấp dẫn trong những bữa ăn hằng ngày.
Vòng đời cây chuối
Cây chuối là loại cây có tuổi thọ ngắn, thường chỉ sinh trưởng và phát triển trong năm. Vòng đời cây chuối ngắn, thời gian từ lúc trồng tới lúc thu hoạch chỉ giao động trong khoảng 12 – 14 tháng, trồng khoảng 8 – 10 tháng cây đã bắt đầu ra hoa, từ lúc bắp chuối trổ tới khi thu hoạch quả chỉ trong khoảng 3 – 4 tháng. Chính vì vậy, trong quá trình thu hoạch cần quan sát thật kỹ các đặc điểm bên ngoài của cây, lựa chọn thời điểm thu hoạch thích hợp để tránh ảnh hưởng tới chất lượng quả và có thể bảo quản được lâu.
Nguồn gốc của cây chuối
Cây chuối được thuần hóa nhiều ở khu vực Đông Nam Á, một số loại chuối dại vẫn còn trữ lượng khá lớn ở Việt Nam, Indonesia, Philippines, New Guinea. Hiện nay, vẫn chưa có một tài liệu nào chắc chắn về nguồn gốc của cây chuối, người ta chỉ có thể dự đoán ra rằng cây chuối được trồng từ 5000 trước công nguyên, hoặc có thể là từ 8000 trước công nguyên. Một số nước ở khu vực Trung Đông đã trồng chuối từ trước khi Hồi giáo ra đời, có nhiều dẫn chứng chỉ ra rằng nhà tiên tri nổi tiếng Muhammad đã từng ăn loại trái cây này. Tiếp đó, khi nền văn minh Hồi giáo ra đời và phát triển, loại cây này gắn liền với nhiều sự kiện Hồi giáo, góp mặt trong nhiều bài thơ, truyện thánh.
Sau này, cây chuối được trồng rộng khắp từ Trung Đông sang Bắc phi, Tây Ban Nha. Vào thời Trung Cổ, loại chuối ở Granada được mệnh danh là loại chuối ngon nhất thế giới. Vào thời điểm hiện tại, người ta đã phát hiện ra được nhiều hoá thạch chuối từ thiên nhiên kỷ thứ nhất trước công nguyên. Trải qua nhiều cuộc cãi vả về nguồn gốc của cây chuối tới từ đâu, những con đường di cư tới các nơi trên thế giới, nguồn gốc của nó vẫn là một dấu chấm hỏi lớn dành cho khoa học hiện đại.
Công dụng của cây chuối
Ngoài những công dụng về mặt ẩm thực thì cây chuối còn có nhiều công dụng về mặt sức khỏe của con người. Trong cây chuối có nhiều hợp chất hóa học có thể giúp bổ máu, tăng cường sản sinh huyết sắc tố, hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu. Chuối có thể giúp điều chỉnh được nhu động ruột thừa, cải thiện chứng táo bón, tiêu chảy, ăn một quả chuối ngay sau bữa ăn có thể cải thiện được các bệnh về tiêu hóa. Khi cơ thể buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, tinh dầu chuối có thể mang lại được sự thư giãn, nhẹ nhõm. Uống một ly sữa lạnh pha cùng tinh dầu chuối có thể làm dịu lớp niêm mạc dạ dày, tăng lượng đường có trong máu. Chuối còn là một nguồn cung cấp kali dồi dào cho có thể, là một loại trái cây bổ não, giúp con người tỉnh táo.
Một số công dụng của cây chuối đối với sức khỏe con người đó là hỗ trợ điều trị huyết áp cao, chữa trầm cảm, hỗ trợ cai nghiện và điều hòa nhịp tim. Quả chuối có chứa nhiều serotonin, một loại hormone hạnh phúc nên có thể giúp con người ta ổn định tinh thần, tăng cảm giác vui vẻ, hạnh phúc. Khi ăn chuối thường xuyên còn có thể điều trị viêm loét dạ dày, trung hòa lượng axit trong đường ruột, kích thích sự hoạt động của các nhóm cơ dạ dày. Ngoài ra, quả chuối có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin B6, vitamin B12, kali, magie,… có tác dụng hỗ trợ cai nghiện, giải quyết các cơn buồn nôn, cân bằng trạng thái tinh thần.
Kali là một khoáng chất có tác dụng điều hòa nhịp tim, cân bằng lượng nước cho cơ thể, điều chỉnh sự rối loạn chuyển hóa mỡ và kiểm soát được cân nặng khá tốt. Phần vỏ chuối có thể đập dập, chà xát lên vết thương bị côn trùng cắn để giảm cảm giác ngứa ngáy, châm chích, khó chịu. Một quả chuối chín được nghiền nhỏ và đắp lên mặt cũng có tác dụng dưỡng ẩm làn da khá tốt. Chính bởi những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà loại cây này mang lại sức khỏe cho người nên loại cây này đang là loại cây có giá trị kinh tế lớn và được nhà nước khuyến khích trồng để phát triển kinh tế ở nhiều địa phương.
Công dụng của thân cây chuối
Sau khi cây chuối được thu hoạch quả, phần thân cây chuối thường bị cắt đi. Phần thân trắng, mềm bên trong được sử dùng làm thực phẩm và có chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe con người. Các lớp bẹ cứng và già bên ngoài được bóc đi, phần lõi có giá trị như một loại dược liệu chữa bệnh.
Thân cây chuối được cắt nhỏ, ngâm trong sữa hoặc sữa chua, sử dụng như một món ăn bổ dưỡng. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng thân cây chuối như một món rau ăn kèm với cơm, thân chuối có nhiều chất xơ, kali và vitamin B6 có thể hỗ trợ giảm cân, giúp sản xuất insulin và huyết sắc tố, kiểm soát huyết áp. Ngoài ra, phần thân cũng có thể sử dụng như một hợp chất có công dụng lợi tiểu, giải độc, chữa sỏi thận. Trong Đông Y, thân cây chuối được góp mặt trong nhiều bài thuốc chữa ho khan, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng đường tiểu, ợ chua, viêm phế quản, táo bón, giảm đau bụng kinh,…
Công dụng của lá cây chuối
Ở Việt Nam, lá cây chuối được sử dụng như một sản phẩm bọc thực phẩm trước khi nấu, hấp hoặc nướng, lá chuối làm cho thức ăn có hương vị ngon hơn và mang mùi thơm đặc trưng. Trong lá có polyphenol, vitamin C có thể làm màng bảo quản thực phẩm an toàn, không chứa chất độc hại. Một số loại lá chuối còn chứa hàm lượng kali lớn có thể giúp kiểm soát được sự hoạt động của các gốc tự do, sự hoạt động của tế bào mô và mỡ.
Hình ảnh cây chuối trong tự nhiên
Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây chuối trong tự nhiên dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm của cây chuối, nguồn gốc, công dụng của từng bộ phận và một số hình ảnh trong tự nhiên. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với cuộc sống của bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây bồ đề: Đặc điểm, phân loại, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây bồ đề: Đặc điểm, phân loại, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây xương khỉ: Cách nhận biết, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây bạc hà: Phân loại, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây tre: Nguồn gốc, giá trị, ý nghĩa, tác dụng và hình ảnh
Cây vạn niên thanh hợp mệnh gì? Tuổi gì? Phân loại và tác hại
Cây thông, đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trang trí
Cây đào: đặc điểm, tuổi thọ, ý nghĩa và hình ảnh