Cây lúa: tổng quan, nguồn gốc, cấu tạo, đặc điểm và vai trò

Cây lúa là một loại cây lương thực quen thuộc của người dân Việt Nam. Nó không chỉ là một món ăn nuôi sống con người mà còn là một biểu tượng của văn hóa, giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của con người từ bao đời nay. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về tổng quan cây lúa, nguồn gốc, cấu tạo và vai trò của cây lúa trong đời sống con người.   

Nội Dung Chính

Tổng quan về cây lúa

Cây lúa thuộc bộ Poales, họ Poaceae, chi Oryza, thuộc nhóm thực vật cỏ thuần dưỡng. Lúa thường có tuổi thọ ngắn, chỉ sống trong năm, cao trung bình từ 1 – 1,8m, một số cây có kích thước cao hơn với lá mỏng, hẹp, dài trung bình từ 2,5 – 3cm. Tùy vào thời kỳ sinh trưởng và phát triển mà lá lúa và hạt lúa có màu sắc khác nhau. Lúa có màu xanh, khi chín sẽ ngả sang màu vàng. Một số đặc điểm tổng quan về cây lúa đó là: Hoa màu trắng, tự thụ phấn, sau khi thụ phấn sẽ mọc thành các cụm hoa phân nhánh, hoa lúa thường mọc cong, một bông dài khoảng 30 – 35cm. Hạt lúa thuộc dạng quả thóc, kích thước nhỏ, cứng có nhiều đặc trưng giống các loại ngũ cốc, thường có chiều dài khoảng 5 – 12mm, dày khoảng 1 – 2mm. 

Tổng quan về cây lúa

Tổng quan về cây lúa

Thời gian sinh trưởng của cây lúa khá ngắn, từ lúc hạt nảy mầm tới lúc thu hoạch chỉ vỏn vẹn 90 – 180 ngày. Lúa gạo chính là nguồn lương thực quan trọng của người dân Châu Á và Mỹ La Tinh. Việt Nam là một trong những nước có diện tích trồng lúa lớn và có tỷ lệ xuất khẩu lúa gạo cao nhất thế giới. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều giống lúa khác nhau, mỗi loại lại có những đặc điểm về chiều cao, thời gian sinh trưởng, sức chống chịu với điều kiện thời tiết và sâu bệnh khác nhau. Song chúng đều giữ cho mình được những đặc tính chung về hình dáng và cấu tạo bên ngoài.  

Nguồn gốc của cây lúa

Cây lúa đã trải qua một lịch sử tiến hóa lâu dài và phức tạp, mỗi một giai đoạn, cây lúa đều thay đổi về mặt hình thái sinh học và sinh lý khác nhau. Qua quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo, cây lúa đã được thuần hóa và trở thành giống cây lương thực phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Lúa đã nuôi sống con người trong một khoảng thời gian dài, lâu hơn bất kì loại cây trồng nào khác. Ngay từ 3000 năm trước công nguyên, lúa gạo đã xuất hiện trong nhiều tài liệu ghi chép cổ. Có nhiều cuốn sách đã đề cập tới nguồn gốc cây lúa, nhưng cho tới ngày nay, tất cả vẫn đang là một dấu chấm hỏi cho khoa học hiện đại.

Nguồn gốc của cây lúa

Nguồn gốc của cây lúa

Cây lúa đã gắn liền với lịch sử phát triển của nhân loại, vết tích cây lúa cổ xưa nhất được tìm thấy tại Ấn Độ với hóa thạch có niên đại 2000 năm về trước. Việc trồng trọt cây lúa bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó lan rộng ra các khu vực lân cận và trải rộng khắp Ấn Độ, Sri Lanka. Chính nhờ sự thích ứng với nhiều điều kiện môi trường khác nhau nên cây lúa đã tiếp tục di cư tới nhiều nơi trên thế giới như Bắc Phi, Địa Trung Hải, Nam Mỹ và Trung Mỹ. Nó có thể phát triển trong thời tiết nắng nóng như khu vực sa mạc của Ả Rập Xê Út, nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm như Đông Nam Á, quen thuộc nhất với chúng ta đó là lúa ngập nước trồng tại Việt Nam. 

Ngay từ xưa, lúa gạo đã là một phần không thể thiếu của văn hóa dân gian, nhiều truyền thuyết về loài cây này cũng ra đời từ đây. Truyền thuyết kể rằng, sau trận lụt thảm khốc nhất hành tinh, tất cả thực vật ăn được đều đã bị tàn phá nghiêm trọng. Một ngày nọ, có một chú chó chạy qua một cánh đồng, trên đuôi chú chó có treo một túi hạt giống có hình thù kỳ lạ. Người dân đã tiến hành gieo trồng loại hạt này, từ đó con người sử dụng hạt của loại cây đó để ăn, nạn đói từ đây cũng biến mất. Nguồn gốc của cây lúa cũng bắt đầu từ đây. 

Cấu tạo và đặc điểm, hình dạng của cây lúa

Cây lúa là một loại cây thân thảo, mỗi một bộ phận có đặc tính sinh trưởng khác nhau. Cấu tạo và đặc điểm, hình dạng của cây lúa gồm: 

Cấu tạo và đặc điểm, hình dạng của cây lúa

Cấu tạo và đặc điểm, hình dạng của cây lúa

Quá trình sinh trưởng của cây lúa

Người ta thường chia quá trình sinh trưởng của cây lúa thành 3 quá trình chính:

Quá trình sinh trưởng của cây lúa

Quá trình sinh trưởng của cây lúa

Vai trò của cây lúa trong đời sống con người

Bên trong hạt lúa có chứa đầy đủ các hợp chất dinh dưỡng cần cho hoạt động sống của con người như: Protein, lipit, vitamin, chất béo. Từ những hợp chất dinh dưỡng có trong hạt gạo nên từ rất lâu, lúa gạo đã được xem là nguồn thực phẩm giàu giá trị và là nguồn dược phẩm có nhiều tác dụng tốt cho sự sống con người. Tổ chức dinh dưỡng thế giới từng xếp lúa gạo vào một trong top những loại “hạt của sự sống”.

Vai trò của cây lúa trong đời sống con người

Vai trò của cây lúa trong đời sống con người

Vai trò của cây lúa trong đời sống con người là không thể phủ nhận. Từ hạt gạo, con người có thế chế biến thành nhiều mặt hàng thực phẩm khác như bún, phở, bánh,… Người ta còn ứng dụng lúa gạo trong việc chế biến các sản phẩm công nghiệp, kỹ nghệ, mỹ nghệ và tân dược. Các sản phẩm phụ của cây lúa đó là rơm, rạ, cám,… đây chính là nguồn thức ăn trong chăn nuôi, vật liệu sản xuất giấy, vật liệu trồng nấm, làm phân bón. Phần cám gạo được dùng để làm thức ăn trong ăn nuôi, ép lấy tinh dầu, chế tạo sơn, làm mỹ phẩm và xà phòng. Phần vỏ trấu có thể sản xuất nấm men, làm thức ăn cho gia súc, sản xuất silic, tấm cách âm, sản xuất chất đốt và làm chất độn chuồng trại. Rơm rạ từ cây lúa có thể dùng để sản xuất giấy, đồ gia dụng, làm giá thể cho nấm rơm phát triển, làm chất đốt, phân bón.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tổng quan cây lúa, nguồn gốc, cấu tạo, đặc điểm, hình dạng, quá trình sinh trưởng và vai trò cây lúa trong đời sống con người. Hy vọng bài viết này hữu ích trong cuộc sống của bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này! 

Xem thêm: Cây hương nhu là cây gì? Phân loại, tác dụng và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -