Cây đuôi chuột: Phân loại, tác dụng, cách dùng và cách gieo hạt

Cây đuôi chuột là loại dược liệu họ Cỏ Roi Ngựa, cây được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây điềm thông, cây bôn bôn, cây đũa bếp, cây đuôi lươn, cây mạch lạc, cây hải tiên, cây giải mã tiên,… Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về các loại cây đuôi chuột, tác dụng, cách dùng, cách lựa chọn giống cây phù hợp. 

Nội Dung Chính

Cây đuôi chuột có mấy loại? 

Cây đuôi chuột là loại cây thân thảo, tuổi đời ngắn, sống hằng năm, cây cao trung bình từ 0,5 – 1m. Thân cây mọc đứng, phân nhiều nhánh, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Lá đuôi chuột mọc đối xứng, hình trái xoan hoặc hình trứng nhọn 1 đầu. Mép lá có răng cưa nhẹ, mặt lá nhẵn, vân lá nổi rõ lên trên bề mặt. Hoa đuôi chuột thường mọc ở phần ngọn, có 5 cánh, hình dáng mảnh mai, có màu tím, nhụy hoa có màu trắng, hoa thường mọc thành cụm. 

Cây đuôi chuột có mấy loại? 

Cây đuôi chuột có mấy loại?

Cây thường ra hoa và quả vào mùa hè, có thể thu hái quanh năm. Cây có nguồn gốc từ các nước châu Mỹ, được du nhập vào nước ta từ rất sớm, mọc hoang tại nhiều khu vực như ruộng đồng, ven đường, bãi cỏ. Cây đuôi chuột là loại thảo dược tự nhiên mọc hoang dại nên thường mọc xen kẽ cùng với một số loại cây thân thảo cỏ khác. Chính vì vậy, cây đuôi chuột có mấy loại chính là mối quan tâm lớn của nhiều người khi có ý định sử dụng loại dược liệu này để chữa bệnh. 

Thực chất, cây đuôi chuột chỉ có duy nhất một loại, mỗi địa phương lại có một cách gọi khác nhau nên người ta thường nhầm tưởng loại cây này có nhiều loại. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là một nhận định sai lầm. Mọi người cần chú ý hơn trong việc nhận biết loại dược liệu này, tránh sử dụng nhầm gây hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe của bản thân. 

Tác dụng cây đuôi chuột đối với sức khỏe

Cây đuôi chuột có chứa glucosidic, tannin, axit chlorogenic, dopamine, tarphetamin. Đây đều là những hợp chất có tác dụng điều trị kiết lỵ, viêm khớp, viêm thận, mụn nhọt, tiêu chảy. Theo một số nghiên cứu từ y học hiện đại, cây đuôi chuột có thể hỗ trợ giảm đau, an thần, hạ sốt, giảm thân nhiệt và kích thích sự hoạt động của các nhóm cơ trên cơ thể. 

Cây đuôi chuột là nguyên liệu chính để sản xuất cao ethyl acetat, đây là loại cao có thể giảm được các triệu chứng ngứa ngáy, kích ứng, nổi mẩn do ấu trùng ve và bọ gậy muỗi gây nên. Chất ethanol có trong lá cây, có tác dụng chống co thắt, tăng cường lưu thông máu, giảm các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực và bệnh suy giảm tĩnh mạch. Tinh dầu từ lá đuôi ngựa tươi còn có tác dụng giữ đường huyết ở mức ổn định, thích hợp sử dụng cho người đang bị các bệnh về tim mạch và tiểu đường. 

Tác dụng cây đuôi chuột đối với sức khỏe

Tác dụng cây đuôi chuột đối với sức khỏe

Ngoài những công dụng trên thì tác dụng của cây đuôi chuột trong việc chống viêm, chống nhiễm trùng, giảm tình trạng viêm cấp, viêm mãn tính và ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn chéo cũng rất tốt. Một số nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra loại cây này có thể hỗ trợ điều trị tiêu chảy, ho, cảm lạnh, viêm hầu, thấp khớp, nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm kết mạc. 

Trong y học cổ truyền, cây đuôi chuột có vị đắng nhẹ, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị mụn nhọt, tiêu chảy, viêm cầu thận và các bệnh về xương khớp. Người Brazil đã sử dụng loại dược liệu này để hạ sốt, chữa viêm khớp, kiết lỵ và chữa các bệnh lở loét ngoài da từ rất sớm. Trong khi đó, người Trung Quốc lại sử dụng loại dược liệu này để điều trị bệnh hoa liễu, mụn nhọt, viêm quầng thâm mắt, đục thủy tinh thể,… Trong dân gian Việt Nam cũng tương truyền, lá đuôi chuột có tác dụng rất tốt đối với người bị hở van tim. 

Cách dùng cây đuôi chuột

Ba cách dùng cây đuôi chuột phổ biến nhất hiện nay đó là sử dụng dưới dạng thuốc sắc, nấu nước uống hằng ngày và đắp trực tiếp lên da.

Cách dùng cây đuôi chuột

Cách dùng cây đuôi chuột

Cách dùng cây đuôi chuột chữa bệnh tim

Ngày từ xưa, dược liệu đuôi chuột đã được ứng dụng nhiều trong điều trị các bệnh về tim mạch, hở van tim. Cách dùng cây đuôi chuột chữa bệnh tim trong dân gian đó là: Hái lá đuôi chuột sau đó rửa sạch, để ráo rồi ăn sống trực tiếp. Nếu là nam thì ăn 7 lá, nữ ăn 9 lá, ăn vào mỗi buổi sáng và thực hiện trong thời gian dài sẽ thấy được hiệu quả nhất định. Rất nhiều người đã thực hiện phương pháp này và cho ra kết quả khả quan. 

Cách dùng cây đuôi chuột chữa bệnh tim

Cách dùng cây đuôi chuột chữa bệnh tim

Công dụng của cây đuôi chuột chữa bệnh tim cũng đã được rất nhiều thầy thuốc Đông Y xác nhận. Một số nghiên cứu khoa học gần đây cũng đã chỉ ra các tác dụng của loại cây này đối với sức khỏe tim mạch. Trong thân và lá đuôi chuột có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giãn mạch và chống co thắt tĩnh mạch. Nhờ đó tăng cường được hoạt động lưu thông máu tới tim, giảm các triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi. 

Tác dụng phụ của cây đuôi chuột

Tuy cây đuôi chuột là một loại dược liệu lành tính, được rất nhiều người sử dụng và xác minh về tính hiệu quả của nó, tuy nhiên khi sử dụng không đúng cách cũng sẽ gây nguy hại tới sức khỏe của người bệnh. Một số tác dụng phụ của cây đuôi chuột như sau:

Tác dụng phụ của cây đuôi chuột

Tác dụng phụ của cây đuôi chuột

Cách gieo hạt giống cây đuôi chuột

Cây đuôi chuột là loại cây được trồng trực tiếp bằng hạt, cách gieo hạt giống cây đuôi chuột cũng rất đơn giản. Chúng ta cần tiến hành ngâm hạt với nước ấm trong khoang 2 – 3 giờ, sau đó ủ trong khăn ẩm khoảng 4 – 5 giờ. Tiếp đó, chúng ta dọn cỏ khu vực trồng, khi đất tơi xốp, đủ độ ẩm thì tiến hành gieo hạt lên bề mặt đất trồng, phủ lên một lớp đất mỏng và tưới nước dạng phun sương. Nếu thời tiết quá nóng và nắng thì cần sử dụng thêm rơm, rạ để che phủ lên bề mặt. Tưới nước đều đặn 2 ngày/1 lần, sau khoảng 5 – 7 ngày hạt giống sẽ nảy mầm và phát triển thành cây con. 

Cách gieo hạt giống cây đuôi chuột

Cách gieo hạt giống cây đuôi chuột

Hình ảnh cây đuôi chuột trong tự nhiên

Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây đuôi chuột trong tự nhiên dưới đây: 

Hình ảnh cây đuôi chuột trong tự nhiên

Hình ảnh cây đuôi chuột trong tự nhiên

Hình ảnh cây đuôi chuột trong tự nhiên

Hình ảnh cây đuôi chuột trong tự nhiên

Hình ảnh cây đuôi chuột trong tự nhiên

Hình ảnh cây đuôi chuột trong tự nhiên

Hình ảnh cây đuôi chuột trong tự nhiên

Hình ảnh cây đuôi chuột trong tự nhiên

Hình ảnh cây đuôi chuột trong tự nhiên

Hình ảnh cây đuôi chuột trong tự nhiên

Hình ảnh cây đuôi chuột trong tự nhiên

Hình ảnh cây đuôi chuột trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây đuôi chuột, phân loại, tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ và cách gieo hạt giống cây đuôi chuột. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này! 

Xem thêm: Cây đa: Đặc điểm, công dụng, vị trí trồng phù hợp và hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -