Cây ngải cứu là cây gì? Tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây ngải cứu là một trong những loại thảo dược vừa có tác dụng đối với sức khỏe con người vừa là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho người ốm. Vậy cây ngải cứu là cây gì? Tác dụng, cách dùng và hình ảnh trong tự nhiên ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin.
Cây ngải cứu là cây gì?
Cây ngải cứu là loại cây thân cỏ, họ Cúc, có giá trị kinh tế cao, có mùi thơm đặc biệt, được sử dụng trong Đông Y với nhiều công dụng chữa bệnh. Loại dược liệu này có nguồn gốc từ châu Âu, du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, thích nghi được với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau nên hiện đang được trồng và mọc hoang ở nhiều địa phương ở nước ta. Khi thưởng thức món trứng ngải cứu, chắc một lần trong chúng ta cũng đã từng thắc mắc cây ngải cứu là cây gì? Đây là loại cây có thân màu xanh sáng, lá có màu xanh bạc, hoa dạng chùm, có màu vàng nhạt. Tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng trong Đông Y từ hàng trăm trăm năm nay.
Cây ngải cứu còn có tên gọi khác là cây ngải diệp, cây thuốc cứu,… đây là loại cây đã quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Bắc. Cây mọc dại nhiều ở các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ, là nguồn dược liệu được trồng trong nhiều gia đình với mục đích nấu ăn và trị một số loại bệnh thông thường như đau đầu, cảm mạo,… Cây có tuổi thọ trung bình, lá cây mọc so le, mặt lá dưới có một lớp lông mềm màu trắng bao phủ. Cây có chiều cao trung bình từ 0,4 – 1m, trong lá có chứa nhiều tinh dầu, thường được thu hoạch vào tháng 6 hằng năm.
Tác dụng của cây ngải cứu
Trong ngải cứu có một số hợp chất như aracholalcol và sesquiterpene, dehydromatricaria ester, tetradecatrilin, tricosanol, monoterpen. Các hợp chất này có nhiều tác dụng trong việc an thần, lợi tiểu, lợi mật, kháng khuẩn, tiêu viêm, cầm máu. Một số tác dụng của cây ngải cứu trong dân gian đó là điều trị kinh nguyệt không đều, đi tiểu ra máu, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón và trào ngược dạ dày.
Tác dụng của cây ngải cứu trong y học hiện đại cũng đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Nghiên cứu mới nhất về loại cây này cũng đã chỉ ra rằng, khi thoa thuốc mỡ ngải cứu cho người bị bệnh viêm khớp gối có thể cải thiện được chức năng vận động, giảm thiểu những cơn đau nhức. Khi sử dụng ngải cứu sẽ làm cho cơ thể sản sinh ra nhiều lợi khuẩn chống lại sán dây và một số loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể. Ngoài ra, thuốc được sản xuất từ cây ngải cứu cũng có tác dụng chống oxy hóa, cải thiện các triệu chứng của bệnh ung thư, bệnh lý tim mạch, bệnh mất trí nhớ tuổi già. Loại dược liệu này cũng đã được sản xuất thành thuốc uống chống viêm, thuốc ức chế cytokine, giảm nhẹ triệu chứng của bệnh crohn, cải thiện các tình trạng mệt mỏi, giảm đau, kháng viêm, tiêu độc, khử trùng.
Tác dụng của hoa ngải cứu
Hoa ngải cứu có màu sắc đặc biệt, có màu vàng nhạt hoặc màu nâu đỏ, đây là bộ phận cho mùi thơm mạnh nhất và có chứa nhiều tinh dầu nhất. Rất nhiều người còn tỏ ra rất khó chịu với mùi thơm từ loại hoa này. Hoa ngải cứu thuộc nhóm hoa đầu nhỏ, thường mọc ở nách lá, mọc chụm thành chùm hoa dài, hoa thường nở vào tháng 7 – 10 hằng năm. Hoa là nguyên liệu chính để sản xuất tinh dầu. Loại tinh dầu ngải cứu sau khi được tinh chế có tác dụng làm dịu cơn đau, giảm sưng, giảm viêm, mẩn đỏ do côn trùng cắn, kích thích lên da non và nhanh lành các vết thương.
Tác dụng của lá ngải cứu đối với phụ nữ
Trong lá ngải cứu có một hàm lượng lớn tanin, đây là chất có tác dụng ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn, nám, chàm, chữa trị một số bệnh viêm da. Hợp chất này có tác dụng phân giải mỡ, loại bỏ các chất bẩn bám trên da, làm sạch dầu, sạch nhờn, giữ độ ẩm, bảo vệ tốt cho những người có làn da khô. Hiện nay, ngải cứu đang được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, chính vì vậy đây là loại thảo dược thiên nhiên không thể bỏ qua nếu bạn đang có ý định lựa chọn một sản phẩm chăm sóc da an toàn, lành tính.
Tác dụng của lá ngải đối với phụ nữ không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc da, loại dược liệu này còn có thể chữa trị các bệnh về phụ khoa như khí hư, viêm nhiễm âm đạo, nấm, ngứa vùng kín, chứng kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, cây ngải cứu có tác dụng rất tốt đối với phụ nữ đang mang thai và vừa sinh con. Cây ngải cứu có thể chữa động thai, chữa băng huyết, thổ huyết, chảy máu cam, đau bụng, đau dây thần kinh, cải thiện tình trạng thai nghén, đi tiểu ra máu, viêm họng, cảm, cúm, đau đầu. Chính vì vậy, đây là loại dược liệu có thể làm thực phẩm sau sinh tốt cho mẹ bầu.
Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?
Cây ngải cứu có khá nhiều cách sử dụng, cách sử dụng đơn giản, lành tính và mang lại kết quả nhanh chóng nhất đó là sử dụng nước nấu từ lá ngải cứu tươi. Vậy việc uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì? Việc uống nước nấu từ lá ngải cứu tươi có tác dụng bồi bổ sức khỏe, điều hòa kinh nguyệt, đau bụng kinh, trị các triệu chứng của bệnh cảm, cúm, giảm mỡ bụng, tăng cường sức khỏe cho người dùng.
Khi sử dụng cây ngải cứu thường xuyên, cơ thể có thể tăng cường được sự miễn dịch, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Giúp cho cơ thể khỏe mạnh, ít ốm vặt, chữa bệnh viêm loét dạ dày, giảm triệu chứng nôn mửa, đi vệ sinh ra máu và chảy máu cam. Nước nấu từ lá ngải cứu tươi có vị đắng, tính ẩm, mùi thơm nên nếu quá khó uống bạn có thể bỏ thêm mật ong, đường và một số loại dược liệu có tính ngọt.
Cách dùng ngải cứu khô
Ngoài việc sử dụng cây ngải cứu tươi thì việc dùng ngải cứu khô để đun nước và sắc thuốc uống cũng rất phổ biến. Cây ngải cứu khi phơi khô có thể bảo quản được thời gian dài sau khi thu hoạch, trên thị trường hiện nay đang kinh doanh chủ yếu là loại ngải cứu khô này.
Cách sử dụng ngải cứu khô cũng khá đơn giản, chúng ta chỉ cần lấy một thìa ngải cứu khô đã được nghiền nát sau đó cho vào cốc nước sôi khoảng 250ml, hãm trong vòng 5 – 6 phút sau đó có thể uống và sử dụng như một loại trà uống hằng ngày. Phương pháp này có thể giúp cho cơ thể lưu thông máu một cách tốt hơn, điều trị rôm sảy, giảm viêm, giảm sưng, tốt cho các bà mẹ vừa mới sinh và đang cho con bú.
Ngoài cách hãm trà thì ngải cứu khô còn được cho vào gối ngủ với tác dụng giảm đau đầu, xả stress, giúp tinh thần ổn định, đầu óc thư giãn, tạo giấc ngủ ngon, từ đó giữ cho chúng ta một tinh thần thoải mái khi ngủ dậy. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý không nên sử dụng loại dược liệu này quá nhiều trong một lần, khi khỏi bệnh thì ngừng ngay, tránh sử dung quá nhiều gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cách uống ngải cứu và nghệ
Trong Đông Y, cây ngải cứu là một vị thuốc có thể điều trị phong hàn, điều kinh, an thai, làm ấm cơ thể. Nghệ là một loại dược liệu có thể sinh cơ và phá huyết tích. Khi uống ngải cứu và nghệ sẽ giúp cho phụ nữ an thai, ổn định khí huyết, chữa các bệnh về dạ dày, kích thích sự co bóp tử cung, hỗ trợ quá trình sinh nở, chống oxy hóa, phòng chống ung thư và HIV AIDS.
Cách dùng khá đơn giản, chúng ta chỉ cần giã nát nghệ và ngải cứu cùng với nhau sau đó vắt nước uống, uống 3 lần/1 tuần, các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm.
Hình ảnh cây ngải cứu trong tự nhiên
Để dễ dàng nhận biết loại dược liệu này, hãy cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây ngải cứu trong tự nhiên dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây ngải cứu, tác dụng, cách dùng và hình ảnh trong tự nhiên. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây măng cụt: Đặc điểm, cách chọn giống và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây măng cụt: Đặc điểm, cách chọn giống và hình ảnh
Cây linh sam hợp mệnh gì? Tuổi gì? Phân loại và cách trồng
Cây lúa: tổng quan, nguồn gốc, cấu tạo, đặc điểm và vai trò
Cây hương nhu là cây gì? Phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây đuôi chuột: Phân loại, tác dụng, cách dùng và cách gieo hạt
Cây đa: Đặc điểm, công dụng, vị trí trồng phù hợp và hình ảnh
Cây duối: Ý nghĩa phong thủy, tác dụng, vị trí trồng và hình ảnh