Cây cau: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Trong văn hóa Việt Nam, cây cau gắn liền với nhiều phong tục tập quán truyền thống của dân tộc. Ngày nay, loại cây này được ứng dụng nhiều trong trang trí và ẩm thực. Vậy đặc điểm của cây cau ăn trầu là gì? Phân loại, tác dụng và cách dùng ra sao? Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu chi tiết.
Đặc điểm cây cau ăn trầu
Cây cau thuộc họ Arecaceae, có tên tiếng anh là chrysalidocarpus lutescens. Cây có nguồn gốc từ các nước trong khu vực Đông Nam Á, được trồng nhiều tại Việt Nam và Indonesia. Loại cây này gắn liền với tập tục ăn trầu của người dân Việt Nam và tập tục này vẫn đang được lưu giữ cho tới ngày nay. Cây cau ăn trầu có thân thẳng, chiều cao trung bình từ 1 – 2m, gốc và thân đều có đốt, đốt thường ngắn, có màu xanh và ngả vàng. Phần gốc lớn, thon nhỏ dần về phía ngọn và phân nhánh khi ở trên cao.
Lá mọc thành chùm, có hình lông chim, kích thước lớn, mọc hướng lên trên. Lá có bẹ to, mỏng, dài, mềm mại và có cuống tròn. Hoa mọc thành chùm, bên ngoài có lớp mo cau bao bọc, mọc cả hoa đực và hoa cái. Hoa đực có màu trắng, có mùi thơm, hoa cái có màu ngả vàng hơn, không mùi. Quả cau thuộc dạng quả hạch, hình trứng, to bằng quả trứng gà, màu xanh, khi tới giai đoạn chín, quả sẽ chuyển dần thành màu đỏ. Hạt cau có hình nón, hai đầu tròn, lõm ở một đáy, có màu nâu nhạt, vị chát, thường bị bỏ đi lúc ăn.
Cây cau được phát hiện lần đầu tiên tại Philippines, thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm, đặc biệt là những vùng ven biển. Người ta thường trồng cau để lấy quả ăn, ở nước ta cau cũng có công dụng như vậy nhưng được ứng dụng đa dạng hơn trong đời sống con người.
Tuổi thọ của cây cau ta
Cây cau là loại cây có tuổi thọ trung bình, thường giao động trong khoảng từ 15 – 20 năm, một số cây có thể sống lên tới 50 năm. Cây cau ta là giống cây cau Việt Nam phổ biến nhất, tuổi thọ của cây cau ta phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, điều kiện sinh trưởng. Những cây được trồng tại nhà sẽ có tuổi thọ thấp hơn những cây mọc ngoài tự nhiên. Thông thường, sau năm thứ 5 cây mới bắt đầu ra hoa, hoa cau thường ra vào tháng 3 cho tới tháng 8 hằng năm, ra quả vào tháng 8 cho tới tháng 3 năm sau.
Các loại cây cau ở nước ta
Hiện tại, có 3 loại cau phổ biến nhất ở nước ta đó là cây cau ta, cây cau đỏ và cây cau đuôi chồn.
Cây cau ta
Cây cau ta hay còn được biết tới với cái tên cây cau ăn trầu, cây cau ăn quả,… Cây thuộc dạng thân cột, cao trung bình 10 – 15m. Đây là loại cây thường được trồng để lấy bóng mát và lấy quả. Cây có dáng đứng thẳng tắp, nhìn từ xa trông khá đẹp nên được ưu tiên trang trí trong sân vườn và làm cây công trình.
Cây cau đỏ
Cây cau đỏ thuộc loại cây thân gỗ, mọc thành bụi, phần đốt dài, mọc thẳng. Lá mọc thành tàu lớn, mọc đối xứng với nhau, lá có hình mũi mác và mọc rũ xuống chứ không hướng lên trên như cây cau ta. Chiều cao trung bình từ 0,5 – 1m, cây ưa thích ánh sáng tự nhiên và có tốc độ phát triển nhanh chóng.
Cây cau đuôi chồn
Cây cau đuôi chồn là giống cây có hình dạng đặc biệt nhất trong số các loại cây cau, lá cau đuôi chồn nhỏ và dài, có màu xanh, các lá thường xếp thành hình tròn, phần ngọn xòe lớn giống đuôi con chồn. Cây có thân gỗ, mọc thẳng, có hình trụ, màu xám nâu, lá mọc tập trung toàn bộ ở phần ngọn. Loại cây này có hình dáng đặc biệt nên thường được sử dụng làm cây cảnh bonsai trang trí vườn nhà.
Tác dụng của cây cau đối với sức khỏe
Cây cau không chỉ đơn thuần chỉ là một loại cây cho quả mà còn là một loại cây dược liệu được ứng dụng trong y học từ lâu. Theo y học cổ truyền, rễ cau có vị đắng, cay, chát, tính hỏa, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, sát khuẩn, tiêu viêm. Góp mặt trong nhiều bài thuốc điều trị giun sán, phù thũng, đầy hơi, thực tích, khí trệ, tả, lỵ, mót rặn và các bài thuốc điều trị bệnh ký sinh đường ruột. Theo Đông Y Trung Quốc, cây cau được sử dụng như một loại thuốc để tẩy giun sán, được nấu nước để điều trị các bệnh về tinh thần, cải thiện được các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn cảm xúc.
Tác dụng của cây cau đối với y học hiện đại cũng đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Bên trong cây cau có chứa: Phenol, polysaccharide, chất béo, chất xơ, ancaloit, arecoline, arecanine, guvacoline, guvacine, arecolidine, homoarecoline và isoguvacine. Các hoạt chất này đều có tác dụng kháng nấm, kháng vi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa, chống oxy hóa, cải thiện sức khỏe sinh sản nam giới, điều trị liệt dương và các bệnh lý về thận và nội tiết.
Chiết xuất từ rễ cau có tác dụng ức chế các loại nấm như: Candida, aspergillus, penicillium notatum và sản sinh ra nhiều vi sinh vật có thể chống lại được virus có hại. Chất arecoline có trong rễ cau có thể làm tăng nhu động ruột, tăng cường hoạt động tiết nước bọt, điều trị bệnh khó tiêu, đầy hơi, trào ngược dạ dày và táo bón. Ngoài ra, chất arecoline còn có tác dụng giải phóng được CRH, kích thích sự hoạt động của tuyến yên và tuyến thượng thận, từ đó tăng lượng hormone trong cơ thể, giảm đau và giảm stress.
Theo một số nghiên cứu gần đây, chiết xuất ethanol của rễ cau có thể loại bỏ được sự hoạt động của các gốc tự do, kích thích và tạo cảm giác hưng phấn, kéo dài thời gian quan hệ của nam giới. Hiện nay, rễ cau được sử dụng để sản xuất các loại thuốc cải thiện chức năng gan, thận, thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng lưu lượng máu, thuốc kích thích cương cứng dương vật, thuốc cải thiện chứng liệt dương, thuốc kích thích sinh sản tinh trùng, thuốc điều trị tinh trùng yếu.
Giá trị cây cau trong đời sống con người
Cây cau gắn bó mật thiết với con người Việt Nam, mang lại nhiều giá trị tinh thần mà hiếm có loại cây nào có thể thay thế được. Trái cau là lễ vật thờ cúng không thể nào thiếu trong mỗi dịp giỗ, Tết, cưới xin. Ngày xưa, các cụ già thường nhai quả cau cùng với trầu giúp đỏ môi, thơm miệng, chắc răng. Ngày nay, tuy không còn nhiều người ăn loại quả này nữa nhưng nó vẫn là một nét truyền thống không thể xóa nhòa trong tâm thức người Việt. Thân cau khi về già sẽ rất chắc chắn, bền và ít bị mối mọt. Vì vậy, thân cau thường được sử dụng để lợp nhà, làm giàn cho một số loại cây phát triển. Bẹ cau khi già sẽ rụng xuống đất, thường được dùng để làm quạt tay, làm gáo múc nước. Ruột cau được sử dụng để làm giá thể cho các loài thực vật như nấm và phong lan sinh trưởng.
Chính bởi những giá trị cây cau mang lại cho đời sống con người nên loại cây này đang được ứng dụng làm cây cảnh trang trí, vừa có tác dụng điều hòa không khí, vừa mang lại không gian sống xanh, sạch, đẹp.
Cách trồng cây cau nhanh ra quả
Cây cau là loại cây dễ sống, dễ trồng. Cách trồng cây cau như sau:
Tiến hành đào một hố tròn, sau đó đặt cây cau con xuống hố và tiến hành lấp đất xuống hố, khi thấy đất lấp được phân nửa cây con thì nén chặt đất lại. Tưới nước lên toàn bộ gốc và lá để cây được bén rễ nhanh, tạo hàng rào xung quanh để tránh cho cây bị các loại gia súc, gia cầm gây hại. Tiến hành tưới nước 1 ngày/1 lần, bón phân định kỳ 1 năm/1 lần, nếu cây nhiễm bệnh cần phun thuốc phòng trừ ngay lập tức.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây cau, đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây vạn lộc hợp mệnh gì? Tuổi nào? Ý nghĩa hoa cây vạn lộc
Sinh Vật Cảnh -Cây vạn lộc hợp mệnh gì? Tuổi nào? Đặc điểm và ý nghĩa hoa vạn lộc
Cây bạch mã hoàng tử: Ý nghĩa, cách nhân giống và tác hại
Cây tầm gửi là gì? Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây sala: Đặc điểm, ý nghĩa, kỹ thuật trồng và hình ảnh
Cây phát lộc hợp tuổi nào? Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa
Cây ngũ gia bì: Tác dụng, ý nghĩa, cách trồng và vị trí
Cây ngọc ngân hợp tuổi nào? Mệnh gì? Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa