Cây cúc tần: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây cúc tần là một loại cây dược liệu mọc hoang dại tại nhiều khu vực tại nông thôn. Tuy quen thuộc và gần gũi với chúng ta trong đời sống nhưng lại không nhiều người biết rõ về công dụng của nó trong y học. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, tác dung, cách trồng và hình ảnh của loại cây này.
Đặc điểm cây cúc tần Ấn Độ
Cây cúc tần có nhiều tên gọi khác như cây từ bi, cây đại bi, cây đại ngải, cây hoa mai não, cây lức ấn, cây băng phiến ngải, cây co mát, cây phặc phà,… Cây thuộc họ Cúc, chi Cúc Tần, thường mọc thành bụi, chiều cao trung bình từ 1 – 2m, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp lông tơ mềm, có mùi thơm nhẹ nhàng. Loại cây này thường có nhiều dây tơ quấn chặt vào thân, cây có nhiều nhánh, cành phát triển từ thân. Lá cây mọc so le với nhau, không có cuống, nếu có thì thường rất ngắn. Lá có màu xanh sẫm, có hình elip, nhọn hai đầu, hình bầu dục, mép lá có răng cưa.
Hoa cúc tần thường mọc ở phần đầu cành, mọc thành chùm và có màu tím nhạt. Hoa thường xếp thành dây, các hoa lưỡng tính mọc ở giữa, quả nhỏ, hình trụ, mỗi quả thường có từ 10 – 12 cạnh. Loại cây này có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ nên được nhiều người quen miệng gọi với cái tên cây cúc tần Ấn Độ. Cây thường mọc hoang tại khu vực đồng bằng, núi thấp, được trồng để làm hàng rào là chủ yếu.
Thời gian gần đây, loại dược liệu này được sử dụng để làm thảo dược trong nhiều bài thuốc chữa bệnh của dân gian. Tất cả các bộ phận của cây bao gồm rễ, lá, thân, ngọn,… đều có thể sử dụng được trong Đông Y. Vì vậy, loại cây này đang được trồng và phát triển theo quy mô lớn ở nhiều địa phương. Nơi có trữ lượng lớn nhất hiện nay đó là Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Vĩnh Phúc và Hòa Bình.
Tác dụng của cây cúc tần
Trong đời sống con người, cây cúc tần được người dân sử dụng để làm nguyên liệu nấu ăn hoặc làm rào chắn. Trong dân gian, loại cây này được sử dụng để bào chế các loại thuốc quý chữa bệnh. Theo Đông Y Việt Nam, cây cúc tần có vị đắng, cay, tính hàn, có mùi thơm dịu nhẹ, được quy vào kinh Phế và kinh Thận. Cây góp mặt trong các bài thuốc điều trị tán phong hàn, khu phong, trừ thấp, tiêu thũng, tiêu đờm, tán uất hỏa, tiêu độc, khử trùng, lợi tiểu, hoạt huyết. Ngoài ra, một số bác sĩ cũng đã dùng loại cây này để sát trùng, kháng viêm, hạ huyết áp, bồi bổ cơ thể, kích thích hệ tiêu hóa và cho ra kết quả khá tốt. Nhiều cuốn sách về y học cổ cũng cho biết, cây cúc tần có công dụng chữa các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh xương khớp, bệnh về đường hô hấp và bệnh thận.
Theo một số nghiên cứu gần đây về loại cây này, bên trong lá cúc tần có chứa vitamin C, Ca, Fe, caroten, Photpho, tro, protid, lipid và 18 hoạt chất triterpen,… Đây là những chất có công dụng chữa ho, sốt, cảm lạnh, cảm mạo, sốt không do virus. Một số tác dụng của cây cúc tần trong y học hiện đại không thể không kể tới như tăng cường chức năng tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng, điều trị và giảm nhẹ một số triệu chứng của bệnh xương khớp, cải thiện một số bệnh liên quan tới chức năng thận như bí tiểu, tiểu dắt, tiểu đau rát. Ngoài ra, tinh dầu được chiết xuất từ loại cây này còn có công dụng giảm stress, an thần, chống mệt mỏi và trầm cảm.
Uống nước lá cúc tần có tác dụng gì?
Cách dùng cây cúc tần phổ biến nhất trong dân gian đó là đun nước lá cúc tần. Đây là cách sử dụng dễ dàng, an toàn, lành tính và ít tốn chi phí nhất. Chúng ta có thể dùng lá cúc tần tươi hoặc lá cúc tần phơi khô đều được. Vậy cụ thể khi uống nước lá cúc tần sẽ có tác dụng gì? Khi chúng ta sử dụng nước lá cúc tần hằng ngày sẽ có tác dụng chữa cảm, sốt, hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn, giảm căng thẳng, hỗ trợ điều trị hen suyễn, trĩ, viêm khí quản, gai cột sống.
Tuy đây là loại dược liệu đã được nhiều người sử dụng và cho kết quả tốt nhưng tác dụng của cây cúc tần tới nay vẫn chưa được khoa học hiện đại kiểm chứng rõ ràng. Khi bạn muốn sử dụng loại dược liệu này cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ Đông Y để biết được chính xác cách dùng, liều lượng ra sao.
Các món ăn từ cây cúc tần
Bên trong cây cúc tần có chứa các nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho hoạt động sống của con người nên đã được người dân sử dụng như một nguyên liệu nấu ăn hằng ngày. Loại cây này góp phần làm tăng thêm hương vị cũng như tăng cường hàm lượng dinh dưỡng cho các món ăn. Các món ăn từ cây cúc tần bao gồm:
- Bánh nếp cúc tần: Đây là một món ăn được làm từ bột gạo nếp, lá cúc tần, muối, thịt nạc, đậu xanh, mộc nhĩ và hành hoa. Sau khi rửa sạch lá cúc tần, đem giã nhuyễn rồi trộn cùng với bột gạo nếp, cho muối vào và đảo bột cho tới khi bột dẻo. Nặn bột thành từng viên hình tròn rồi cho nhân thịt và mộc nhĩ vào giữa sau đó bọc lại. Tiến hành hấp bánh trong khoảng 10 – 12 tiếng là đã có món bánh nếp cúc tần thơm ngon.
- Cá kho lá cúc tần: Đây là món ăn quen thuộc ở một số vùng nông thôn. Cần chọn những lá cúc tần bánh tẻ, không quá già cũng không quá non, xếp một lượt lá cúc tần dưới đáy nồi, tiếp đó nấu và nêm nếm gia vị như bình thường. Khi thưởng thức chúng ta sẽ thấy rõ hương vị đậm đà, thơm ngậy của món ăn này.
- Cháo thịt cúc tần: Đây là một món ăn thường xuyên được dùng để bồi bổ cho người mới ốm dậy, những người biếng ăn, suy nhược cơ thể, người vừa mới phẫu thuật. Nguyên liệu gồm: Lá cúc tần già, gạo, thịt lợn nạc băm nhuyễn, gừng. Sau khi rửa sạch lá cúc tần, tiến hành băm nhỏ và cho tất cả nguyên liệu vào nồi. Nấu với lửa nhỏ liu riu cho thật nhừ rồi thêm gia vị theo ý thích. Đối với món ăn này thì chúng ta nên thưởng thức khi còn nóng.
Tác dụng của tắm lá cúc tần cho bé
Lá cúc tần là một loại lá tắm dân gian, được dùng để đắp trực tiếp lên những chỗ gãy xương, phong thấp. Khi tắm bằng lá cúc tần có thể điều trị ghẻ lở, mụn nhọt, mẩn ngứa, nổi nốt đỏ. Chính bởi tác dụng của tắm lá cúc tần nên nhiều người đã dùng loại lá này để tắm cho bé như một biện pháp điều trị bệnh ngoài da an toàn, lành tính, hiệu quả.
Chúng ta cần tiến hành lựa chọn những lá cúc tần bánh tẻ và chuẩn bị thêm một chút muối trắng. Tiến hành rửa sạch lá cúc tần cùng với muối trắng sau đó đun 100g lá cúc tần cùng với 3 lít nước. Đun tới khi lá chuyển màu thì chắt lấy nước, pha thêm nước ấm vào và tiến hành tắm cho bé. Khi tắm cần chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh, sử dụng thường xuyên trong 2 tuần mẹ sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách trồng cây cúc tần luôn xanh tốt
Cây cúc tần là loại cây mọc dại nên thường dễ sống, dễ trồng. Hôm nay, Elead sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây cúc tần luôn xanh tốt:
- Giống: Đây là loại cây được trồng bằng cành giâm, do đó cần lựa chọn cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Chọn cành bánh tẻ và tiến hành cắt đoạn ngắn khoảng 30cm.
- Đất trồng: Cây phát triển tốt trên đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng nên cần làm đất kỹ càng và bón phân lót trước khi trồng.
- Cách trồng: Bón lót phân vi sinh và trộn đều cùng với đất. Cắm 2 phần 3 cành cúc tần vào đất, tiến hành rải một lớp rơm rạ mỏng lên trên bề mặt quanh gốc. Tiến hành tưới nước cho cây, sau khoảng 5 – 7 ngày cây có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Hình ảnh của cây cúc tần trong tự nhiên
Để phân biệt được loại cây này với một số loại cây có cùng hình dáng trong tự nhiên, hãy xem qua một số hình ảnh cây cúc tần dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dung, cách trồng và hình ảnh của cây cúc tần. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Xem thêm: Cây cơm nguội là gì? Phân loại, tác dụng và ý nghĩa
Sinh Vật Cảnh -Cây cơm nguội là gì? Phân loại, tác dụng và ý nghĩa
Cây cherry: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Cây cà gai leo: Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây cau: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây vạn lộc hợp mệnh gì? Tuổi nào? Đặc điểm và ý nghĩa hoa vạn lộc
Cây bạch mã hoàng tử: Ý nghĩa, cách nhân giống và tác hại
Cây tầm gửi là gì? Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng