Cây hồng môn hợp tuổi nào? Phân loại, ý nghĩa, cách trồng

Một trong số những loại cây cảnh để bàn đẹp mắt mà chúng ta không thể không nhắc tới đó là cây hồng môn. Cây có hoa màu đỏ, nhụy hoa có hình vòng cung nổi bật, thu hút người nhìn ngay từ ánh mắt đầu tiên. Đọc ngay bài viết sau đây để tìm hiểu về các loại cây hồng môn, ý nghĩa, cách trồng loại cây này. 

Nội Dung Chính

Các loại cây hồng môn

Cây hồng môn là loại cây thân thảo, kích thước nhỏ, chiều cao thấp, sống lâu năm và mọc thành bụi. Lá có màu xanh, hình trái tim, màu sắc lá đậm dần theo thời gian sinh trưởng của cây. Cuống lá dài, vươn cao, hoa có nhiều màu, hình trái tim, nhụy hoa lớn. Loại cây này có sức sống tốt, phát triển mạnh trong nhiều môi trường khác nhau mà không cần chăm sóc quá nhiều. 

Các loại cây hồng môn

Các loại cây hồng môn

Đây là loại hoa có nhiều màu sắc, sinh trưởng tốt trong cả môi trường đất và môi trường thủy sinh. Cây ưa bóng mát, thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ, đặc biệt phù hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tại Việt Nam. Cây hồng môn là một loài hoa đẹp, bằng vẻ ngoài sang trọng và sự đa dạng màu sắc, loài hoa này đang dần trở thành một loại cây trang trí phổ biến trong nhà và phòng làm việc. 

Hiện nay, trên thị trường cây cảnh Việt Nam, các loại cây hồng môn phổ biến đó là cây đại hồng môn, cây tiểu hồng môn và cây trung hồng môn. Trong đó đại học môn và tiểu hồng môn được sử dụng phổ biến hơn cả.  

Cây hồng môn thủy sinh

Cây tiểu hồng môn là giống cây hồng môn sinh trưởng khỏe mạnh trong môi trường nước, cây có hình dáng nhỏ nhắn, xinh xắn nên thường được trồng làm cây thủy sinh để bàn. Chính vì vậy, nhiều người gọi cây tiểu hồng môn là cây hồng môn thủy sinh. Khi trồng thủy sinh, chúng ta có thể quan sát được toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây, vừa tạo cảm giác thoải mái, thư giãn vừa làm tăng vẻ đẹp cho không gian sống. 

Cây hồng môn thủy sinh

Cây hồng môn thủy sinh

Cây hồng môn tím

Cây hồng môn tím hay còn được gọi là cây đại hồng môn. Đây là loại cây hồng môn có kích thước lớn, hoa màu tím, thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ, nguồn sáng tự nhiên ổn định. Thân thẳng, trơn, lá có hình trái tim, kích thước lá lớn. Đây là loại hồng môn hiếm gặp, có giá trị cao và mang nhiều ý nghĩa hơn cả. 

Cây hồng môn tím

Cây hồng môn tím

Cây hồng môn có ý nghĩa gì?

Cây hồng môn có hoa và lá hình trái tim, màu sắc rực rỡ, hoa thường lâu tàn, có hình dáng lạ mắt và nở xuyên suốt trong quá trình sinh trưởng. Chính vì vậy, loại cây này cũng mang trong mình nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Vậy trong phong thủy, cây hồng môn có ý nghĩa gì? 

Trong phong thủy, cây hồng môn mang ý nghĩa về sự hiếu khách, sự may mắn. Bản thân cái tên hồng môn cũng đã mang trong mình ý nghĩa tích cực. “Hồng” là màu sắc của sự may mắn, “môn” mang nghĩa của gia môn và phú quý. Khi ghép hai từ này lại sẽ mang lại nhiều may mắn và phú quý cho tất cả các thành viên trong gia đình. Cây nở hoa trong suốt quá trình sinh trưởng nên sẽ đem tới nhiều vận may, điềm tốt, phú quý và tài lộc đầy nhà. 

Loại cây này phù hợp dùng để trang trí trong nhà, trong văn phòng làm việc, vừa có ích cho con đường làm ăn vừa mang lại nhiều niềm vui, sự may mắn trong công việc, cuộc sống. Khi đặt loại cây này ở cửa hàng kinh doanh sẽ giúp cho công việc buôn bán được thuận lợi, tiền tài ngày một dồi dào hơn. 

Cây hồng môn có ý nghĩa gì?

Cây hồng môn có ý nghĩa gì?

Về hình thức bên ngoài, lá hồng môn cói hình trái tim, mang ý nghĩa về một tình yêu chân thành và trường tồn. Những bông hoa hồng môn có nhiều màu sắc rực rỡ, đây cũng là biểu tượng của sự đa dạng sắc màu trong tình yêu. Vì vậy, mỗi khi tới ngày valentine, người ta thường hay sử dụng cây hồng môn tặng cùng với socola với ý nghĩa hâm nóng tình cảm. 

Ngoài ra, cây hồng môn còn có thể hỗ trợ giảm stress, căng thẳng, thanh lọc không khí, hút các chất độc như amoniac, formaldehyde và xylen, cung cấp thêm oxy cho hoạt động sống của chúng ta. 

Cây hồng môn hợp với tuổi nào? 

Khi trồng một loại cây cảnh phong thủy trong nhà, để cây phát huy được hết các công dụng vốn có thì người trồng cần lưu tâm tới các yếu tố phong thủy. Vì vậy, việc cây hồng môn hợp tuổi nào là mối bận tâm của rất nhiều người. Với màu sắc sặc sỡ, đặc biệt, loại cây này hợp với hai bản mệnh đó là mệnh Hỏa và Thổ.

Cây hồng môn hợp với tuổi nào? 

Cây hồng môn hợp với tuổi nào?

Người mệnh Hỏa có tính cách cương trực, kiên định, nhiệt tình và năng nổ chính vì vậy sắc đỏ là màu sắc may mắn của bản mệnh này. Khi người mệnh Hỏa sở hữu cây tiểu hồng môn sẽ giúp bản thân gia tăng được sự may mắn, công việc thuận lợi, cuộc sống suôn sẻ và luôn gặp được quý nhân phù trợ. 

Người mệnh Thổ khi sở hữu loại cây này cũng sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho bản thân. Lá hồng môn có màu xanh, trong ngũ hành, màu xanh có tác dụng kìm hãm những điểm yếu của mệnh Thổ, giảm bớt vận xấu. 

Vị trí đặt cây hồng môn chuẩn phong thủy 

Một số vị trí đặt cây hồng môn chuẩn phong thủy mang lại nhiều tác dụng nhất đó là: 

Vị trí đặt cây hồng môn chuẩn phong thủy 

Vị trí đặt cây hồng môn chuẩn phong thủy

Cách trồng cây hồng môn luôn xanh tốt

Cách trồng cây hồng môn cũng khá dễ dàng. Sau khi chúng ta làm đất và chọn cây giống, chúng ta tiến hành chuẩn bị chậu trồng có kích thước lỗ thoát nước lớn, Đổ hỗn hợp đất vừa trộn vào phân nửa chậu. Đào một hố giữa chậu, đặt cây vào rồi dùng đất lấp đầy cũng như nén chặt đất để cố định cây. Tiến hành tưới nước dạng phun sương cho cây, tươi vừa phải, tránh tình trạng ngập úng. Tưới nước 1 ngày/1 lần vào sáng sớm sau khoảng 5 – 7 hôm, cây sẽ sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. 

Cách trồng cây hồng môn luôn xanh tốt

Cách trồng cây hồng môn luôn xanh tốt

Cây hồng môn trồng trong nhà được không?

Như đã nói ở trên, cây hồng môn là loại cây cảnh phổ biến được nhiều người trồng trong nhà, vừa có tác dụng trang trí, vừa tăng cường phong thủy cho bản thân. Do đó, nếu bạn đang thắc mắc việc cây hồng môn trồng trong nhà được không thì câu trả lời đó là hoàn toàn phù hợp. Nếu bạn trồng trong nhà thì cần lựa chọn một nơi có không gian rộng rãi, thoáng mát, cây hồng môn có kích thước càng lớn thì càng mang lại nhiều ý nghĩa. Nếu căn phòng bạn muốn đặt hồng môn có diện tích nhỏ hẹp thì bạn nên cân nhắc sử dụng cây hồng môn mini để bàn. 

Cây hồng môn trồng trong nhà được không?

Cây hồng môn trồng trong nhà được không?

Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại cây hồng môn, ý nghĩa, cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này! 

Xem thêm: Cây giáng hương: Phân loại, ý nghĩa, nơi trồng, cách trồng

Sinh Vật Cảnh -