Cây giáng hương: Phân loại, ý nghĩa, cách chăm sóc và nơi trồng
Cây giáng hương là loại cây cảnh trang trí đô thị được trồng phổ biến tại nhiều nơi trên đất nước ta. Gỗ giáng hương cũng thuộc dạng quý, hiếm và bền nên có giá trị kinh tế cao trên thị trường. Vậy cây giáng hương có mấy loại? Ý nghĩa, cách chăm sóc và trồng cây trước nhà có nên không? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết.
Cây giáng hương có mấy loại?
Cây giáng hương là loại cây thân gỗ, cao trung bình khoảng 10 – 20m, vỏ cây màu xám nhẹ, thường hay bong tróc thành mảng, mỗi khi cây bị thương sẽ có chất dịch nhầy chảy ra. Cây phân nhiều nhánh, cành lá mềm mại, lá có hình lông chim. Hoa giáng hương có màu vàng, mọc thành cụm, có mùi thơm dễ chịu và cuốn hút nên thường được các loài côn trùng tìm tới. Việc cây giáng hương có mấy loại chắc cũng là thắc mắc của rất nhiều người đang có ý định trồng loại cây này.
Cây giáng hương lá to
Đây là loại cây giáng hương có quả to, nên thường được nhiều người gọi với cái tên là cây giáng hương quả to. Cây giáng hương lá to có phần lá và quả to hơn cây giáng hương lá nhỏ, hoa có màu vàng tươi khá đẹp. Vỏ cây trơn, nhẵn, chất lượng gỗ kém, không bền nên không được ưa chuộng trồng và sử dụng nhiều.
Cây giáng hương lá nhỏ (cây giáng hương đỏ)
Cây giáng hương lá nhỏ hay còn được dân gian gọi với cái tên cây giáng hương đỏ. Cây nổi tiếng với chất lượng gỗ tốt, bền, chắc chắn, không cong vênh, đường vẫn gỗ đẹp và ít khi bị mối mọt tấn công. Cây được xếp vào nhóm cây cho gỗ có chất lượng số 1 Việt Nam. Thân cây xù xì, vỏ cây nứt dọc thành từng mảng, lớp mủ sau lớp vỏ cây có màu đỏ. Lá có màu đỏ và có kích thước nhỏ, mọc cách xa nhau.
Loại cây này có chiều cao lớn, trung bình từ 25 – 30m, đường kính thân cây khoảng 0,5 – 1m, một số cây có tuổi đời cao, đường kính thân có thể lên tới 2m. Cây có tuổi thọ cao, trung bình sống từ 40 – 60 năm, một số cây trong tự nhiên có tuổi đời lên tới 100 năm. Loại cây này được trồng làm cây công trình ở nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Đà Nẵng, Bình Phước,…
Ý nghĩa cây giáng hương
Trong phong thủy, cây giáng hương mang lại cho người trồng nhiều may mắn, cát lợi, sự thuận lợi và thăng tiến trong công việc và cuộc sống. Cây có khả năng thu hút vượng khí và mang tới nhiều điều may mắn cho gia chủ, giúp cho mọi chuyện của gia chủ luôn suôn sẻ và thuận lợi. Chính bởi ý nghĩa cây giáng hương trong phong thủy khá tốt nên loại cây này hiện đang được ứng dụng làm cây cảnh bonsai trong nhiều ngôi nhà tại Việt Nam.
Gỗ cây giáng hương được xếp vào top những loại gỗ quý, có mùi thơm nhẹ nhàng, cứng cáp và ít khi bị nứt nẻ. Loại gỗ này ít khi bị mối mọt tấn công và có đường vân gỗ rất đẹp. Chính nhờ độ bền cao và màu sắc đẹp mắt nên loại gỗ này được thị trường rất ưa chuộng. Với mỗi m3 gỗ khi đã qua xử lý thì giá thành có thể lên tới 50 – 60 triệu đồng. Chính vì lẽ đó, nên gỗ giáng hương được ứng dụng trong việc sản xuất đồ nghệ thuật, đồ nội thất và đồ thủ công mỹ nghệ.
Ngoài ý nghĩa kinh tế và phong thủy thì loại cây này cũng có nhiều ý nghĩa trong việc chữa bệnh. Bên trong cây giáng hương có chứa hoạt chất sinh học có thể chữa trị bệnh đái tháo đường, nhất là đái tháo đường tuýp 2. Hiện tại, nhiều đề tài nghiên cứu về công dụng của loại cây này đang được diễn ra, tuy nhiên vẫn chưa có kết quả chính xác từ viện y học. Trong Đông Y, người ta đã sử dụng loại cây này như một loại thuốc điều hòa kinh nguyệt, chiết xuất từ nhựa cây còn được dùng để làm tinh dầu, thuốc điều trị cảm cúm, đau nhức xương khớp và thuốc xua đuổi côn trùng.
Ngoài ra, cây giáng hương còn có công dung bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng không khí và đất, tạo bóng mát và làm đẹp cho các công trình, sân vườn, công viên,… Bên trong rễ giáng hương có chứa các loại vi sinh vật cộng hưởng nên khi rễ giáng hương ăn sâu vào đất có thể cải tạo được lượng đạm có trong đất, từ đó mang tới cho chúng ta một không gian sống xanh – sạch – đẹp. Hiện nay, rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng, ngày càng xuất hiện nhiều những khu rừng “trắng”, việc trồng cây giáng hương cũng có thể giúp cho việc tái tạo và duy trì được sự sống của con người.
Có nên trồng cây giáng hương trước nhà?
Cây giáng hương là loại cây thân gỗ, sống lâu năm nên được ưa chuộng trồng nhiều ở trong sân vườn, dọc đường đi, trong công viên, khuôn viên bệnh viện, trường học, nhà máy,… Vừa có tác dụng che bóng mát vừa làm tăng vẻ đẹp cho không gian. Vậy chúng ta có nên trồng cây giáng hương trước nhà hay không? Câu trả lời là có, loại cây này rất phù hợp trồng trước nhà, bởi nó sẽ mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích về phong thủy, kinh tế, sức khỏe và môi trường.
Cây có mùi thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng, chiều cao lớn nên sẽ có độ bao phủ bóng mát tốt, thích hợp trồng trong vườn nhà của chúng ta. Khi tới mùa hoa nở, cây mang sắc vàng rực rỡ, khiến cho không gian sống của ta bừng sáng, sinh động, bắt mắt và đặc biệt. Cây có lá nhỏ màu xanh, khi kết hợp cùng với sắc vàng của hoa sẽ mang lại cho gia chủ nhiều may mắn, hạnh phúc và cát lợi. Màu vàng cũng là màu của sự giàu sang, đại diện cho chốn vương giả. Vì thế, trong phong thủy, loại hoa này đại diện cho sự thành công, sự may mắn và tài lộc. Cây giáng hương ra hoa chính là cánh cửa chào đón tài lộc, sung túc và giàu sang, mở ra một cuộc sống mới, tươi đẹp hơn.
Khoảng cách trồng cây giáng hương
Nhiều người khi bắt tay trồng loại cây này thường không biết chính xác khoảng cách trồng cây giáng hương bao nhiêu để chúng có thể phát triển tốt nhất. Cây giáng hương có chiều cao trung bình từ 10 – 20m, đường kính của cây trung bình từ 0,7 – 1m và có thể to hơn nữa. Gốc cây phình to, tán lá lớn, vậy nên chúng ta cần chuẩn bị khu vực trồng rộng lớn, khoảng cách của mỗi cây phải đảm bảo từ 5 – 7m. Mật độ trồng cần tùy thuộc vào mục đích sử dụng cây, nếu trồng rừng thì phải đảm bảo mật độ tối thiểu là 1100 cây/ha, tối đa là 2200 cây/ha.
Cách chăm sóc cây giáng hương
Đối với cây giáng hương, cách chăm sóc sẽ thay đổi tùy thuộc vào thời điểm sinh trưởng của cây. Có hai giai đoạn đáng chú ý đó là giai đoạn cây con (từ lúc gieo trồng đến lúc cây 12 tháng tuổi) và lúc cây đã lớn (từ 12 tháng tuổi trở đi).
- Cách chăm sóc cây giáng hương con: Chỉ tưới nước đủ ẩm vào sáng sớm hoặc chiều muộn, mỗi ngày tưới 2 lần, mỗi lần tưới khoảng 2l/1m2. Sau 15 ngày trồng đầu tiên, tăng gấp đôi lượng nước. Khi cây đã cao khoảng 10 – 15cm thì tiến hành bón phân hòa tan, sử dụng phân ure hoặc sunfat để phun trực tiếp vào toàn bộ cây. Có thể sử dụng NPK dưới dạng pha loãng và tưới trực tiếp vào gốc.
- Cách chăm sóc cây giáng hương trưởng thành: Làm cỏ định kỳ 6 tháng/1 lần, bón phân và vun gốc 5 tháng/1 lần. Khi cây đã trưởng thành thì chúng ta không cần tốn quá nhiều công chăm sóc, chỉ tưới nước khoảng 1 tuần/1 lần và với lượng nước lớn. Quan sát các dấu hiệu bên ngoài của cây để kịp thời điều trị bệnh sớm cho cây.
Hình ảnh cây giáng hương trong tự nhiên
Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây giáng hương đẹp trong tự nhiên dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại cây giáng hương, ý nghĩa, cách chăm sóc và trồng cây trước nhà có nên không? Hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây cúc tần: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây cúc tần: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây cơm nguội là gì? Phân loại, tác dụng và ý nghĩa
Cây cherry: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Cây cà gai leo: Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây cau: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây vạn lộc hợp mệnh gì? Tuổi nào? Đặc điểm và ý nghĩa hoa vạn lộc
Cây bạch mã hoàng tử: Ý nghĩa, cách nhân giống và tác hại