Cây thường xuân là cây gì? Lợi ích, ý nghĩa, cách trồng
Cây thường xuân là loại cây cảnh phong thủy được trồng nhiều tại nước ta với công dụng trang trí và chữa bệnh. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu cây thường xuân là cây gì? Lợi ích, ý nghĩa và cách trồng của cây.
Cây thường xuân là cây gì?
Cây thường xuân có tên tiếng anh là hedera, họ Araliaceae, chi Hedera. Cây còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như: Cây vạn niên, dây lá nho, dây thường xuân. Cây có dạng thân leo, có nguồn gốc từ các nước trong khu vực Tây Á và châu Âu. Hiện nay, loại cây này đang được phát triển thành cây cảnh phổ biến trong nhà. Chính vì vậy, việc “Cây thường xuân là cây gì?” hay “Cây có đặc điểm gì?” là thắc mắc của rất nhiều người.
Cây thường xuân có thân mềm, có nhiều dây leo, loại cây này có thể leo cao từ 30 – 40m, cây phân nhiều nhánh và leo rộng ra các khu vực xung quanh. Thân có nhiều đốt, khi phát triển phần rễ phụ sẽ bám chắc vào vật bám, giúp cho cây lan rộng và phát triển. Khi cây còn nhỏ, lá cây có màu xanh nhạt, khi cây trưởng thành lá cây có màu xanh đậm.
Loại cây này thường ra hoa vào tháng 7 – 9 hằng năm, hoa màu vàng, có 5 cánh, khi nở tỏa ra một mùi thơm dịu nhẹ và vô cùng đặc biệt. Sau khi cây ra hoa được 1 tháng thì cây bắt đầu kết quả, quả thường xuân có màu vàng hoặc đỏ. Các bộ phận của cây đều có khả năng sử dụng làm thuốc điều trị bệnh hiệu quả.
Cây thường xuân cẩm thạch
Cây thường xuân cẩm thạch còn được nhiều người gọi với cái tên là dây thường xuân cẩm thạch, cây vạn niên cẩm thạch, cây nguyệt quế cẩm thạch,… Cây là một dạng đột biến của cây thường xuân. Loại cây này có màu sắc lá khá bắt mắt, lá có màu xanh và được tô điểm bởi các đốm trắng trên bề mặt. Cây không có độc, an toàn cho cả người và vật nuôi nên có thể trang trí cho cả những không gian hẹp trong nhà.
Cây thường xuân cẩm thạch là loại cây ưa ẩm, không chịu được ánh nắng trực tiếp nên chúng ta cần trồng cây ở những nơi mát mẻ, có nhiều ánh sáng tự nhiên nhưng không quá gay gắt. Cây mang tới bình an, may mắn cho gia chủ, có khả năng thanh lọc không khí, cung cấp khí oxy cho hoạt động sống của con người.
Lợi ích của cây thường xuân đối với sức khỏe
Từ lâu, lá thường xuân đã được sử dụng trong Đông Y như một loại thuốc có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng của loại cây này cũng đã diễn ra. Kết quả cho thấy dịch chiết từ lá thường xuân có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là chữa trị các bệnh về đường hô hấp có kèm theo các cơn ho kéo dài. Một số lợi ích của cây thường xuân đối với sức khỏe như sau:
- Chống viêm: Lá thường xuân có nhiều hợp chất có thể chống lại các vấn đề viêm nhiễm. Khi bạn bị viêm khớp, gout, thấp khớp,… bạn hoàn toàn có thể sử dụng trà thường xuân hoặc bôi trực tiếp hỗn hợp lá thường xuân giã nát lên chỗ viêm. Việc này sẽ giúp cho các thành phần hóa học có trong lá thường xuân thấm vào da, qua đó giảm tình trạng viêm cho bạn.
- Làm lành vết thương: Trong suốt hàng vài thập kỷ qua, người ta đã sử dụng lá thường xuân để giảm đau và giảm nguy cơ nhiễm trùng của các vết thương ngoài da. Cây thường xuân có tác dụng hỗ trợ làm lành vết thương, kháng khuẩn, giảm sự khó chịu do một số bệnh ngoài da như vảy nến, mụn trứng cá, mụn mủ, eczema và một số bệnh lý ngoài da khác.
- Ngăn ngừa tắc nghẽn đường hô hấp: Bên trong lá thường xuân có chứa saponin. Đây là một hợp chất có thể giảm dịch nhầy có bên trong cổ họng, tăng sản xuất và tiết chất lỏng để trao đổi oxy, từ đó giúp chúng ta hô hấp dễ dàng hơn. Từ xưa, loại dược liệu này được coi là một vị thuốc chữa long đờm hiệu quả, có khả năng phá vỡ đờm và phá vỡ liên kết chất nhầy trong hệ thống phế quản, chữa bệnh dị ứng, viêm phế quản và điều trị hen suyễn.
- Chống nhiễm trùng: Lá thường xuân có chứa các hoạt chất chống ký sinh trùng, loại bỏ giun, sán trong đường ruột. Ngoài ra, sử dụng lá thường xuân để nấu nước gội đầu còn có thể loại bỏ được chấy, rận có trên tóc.
Với những lợi ích tuyệt vời mà cây thường xuân mang lại nên lá thường xuân đã được ứng dụng trong cả y học hiện đại chứ không chỉ dừng ở y học cổ truyền. Điển hình là viên ngậm ho Hotexcol chiết xuất từ lá thường xuân. Viên ngậm ho này có công dụng tuyệt vời trong việc giảm ho, thông họng, giảm tiết đờm dãi, giảm đau rát cổ họng. Rất nhiều bệnh nhân đã sử dụng và cho hiệu quả tốt.
Ý nghĩa cây thường xuân trong phong thủy
Lý do nhiều người lựa chọn loại cây này không chỉ bởi vẻ đẹp bên ngoài của nó hay giá trị của nó đối với sức khỏe con người mà còn bởi ý nghĩa phong thủy tuyệt vời mà nó mang lại. Cây thường xuân cảnh có hình dáng bên ngoài nhỏ nhắn, nhìn có vẻ yếu mềm nhưng lại mang trong mình sức sống bền bỉ, mãnh liệt. Trồng trong nhà như một lời chúc sức khỏe, làm ăn phát đạt, niềm hy vọng về sự gắn kết bền chặt giữa các thành viên trong gia đình.
Ý nghĩa cây thường xuân trong phong thủy đó là sự sống mạnh mẽ, luôn vươn tới tương lai, tượng trưng cho sự thành công, phát triển không ngừng và may mắn. Ngoài ra, loại cây này còn có thể xua đuổi ma quỷ, loại bỏ chướng khí và những điềm xấu trong cuộc sống, đem tới bình an, tài lộc cho người trồng. Cây có thể sinh sôi và phát triển mạnh sang các khu vực xung quanh bằng hệ thống rễ phụ và dây leo, tượng trưng cho sự vĩnh hằng của cuộc sống, vĩnh cửu với thời gian. Nếu đem tặng loại cây này cho bạn bè, người yêu, người thân, đồng nghiệp thì sẽ mang ý nghĩa của sự ngưỡng mộ, muốn gắn kết một cách chân thành.
Với ý nghĩa vươn cao, sự sống mạnh mẽ, loại cây này có thể phù hợp với hầu hết tất cả các mệnh trong ngũ hành, nhưng phù hợp nhất là người mang bản mệnh Thủy. Người mệnh Thủy nên trồng cây thường xuân theo hướng Đông để hấp thụ được nhiều nhất lượng sinh khí do loại cây này mang lại. Dĩ nhiên, dù bạn đang mang trong mình bản mệnh nào, tuổi nào thì bạn cũng nên trồng loại cây này trong nhà để có thể cải vận, mang nhiều may mắn, tài lộc về cho bản thân và gia đình.
Cách trồng cây thường xuân bám tường
Bước đầu tiên trong việc trồng cây thường xuân bám tường đó là lựa chọn đất trồng và khu vực trồng phù hợp. Lựa chọn đất tơi xốp, có nhiều dinh dưỡng, cây không chịu được nền nhiệt quá cao nên cần trồng cây ở những nơi không quá nắng cũng không quá râm mát. Phương pháp chủ yếu để trồng cây thường xuân đó là giâm cành.
Chúng ta tiến hành cắt khoảng 10 – 20cm cành non từ cây thường xuân khỏe mạnh và không bị bệnh. Trồng cành non vào chậu và đặt tại khu vực mát mẻ có độ ẩm vừa phải. Trong 3 – 4 tuần đầu, cần tưới nước đều đặn 1 lần/1 ngày vào buổi sáng. Sau khoảng 15 – 25 ngày, cây con sẽ ra rễ, lúc này chúng ta có thể chuyển qua trồng tại khu vực sát chân tường. Tiến hành đóng cọc, làm giàn để cho cây có không gian leo thuận lợi.
Cây thường xuân có độc không?
Cây thường xuân có độc không là câu hỏi của rất nhiều người đang bắt tay vào trồng loại cây này. Thực chất, cây thường xuân là loại cây có độc tố. Cây thường tiết ra một chất nhựa kết dính, dẻo, được gọi là urushiol – Đây là một chất độc có thể gây ngứa ngáy, phát ban và phồng rộp. Vì vậy, cần tránh cho nhựa cây dính lên da của chúng ta, khi chăm sóc cây cần đeo bao tay và tránh cho trẻ em tới cần loại cây này. Tất cả các trường hợp nhiễm độc sẽ tự khỏi trong vòng 2 – 3 tuần, chúng ta có thể hoàn toàn điều trị nhiễm độc từ loại cây này tại nhà nên bạn cũng không cần quá lo lắng khi trồng loại cây này.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây thường xuân, lợi ích, ý nghĩa và cách trồng của cây. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây phát tài núi hợp mệnh gì? Đặc điểm, phân loại, cách chăm sóc
Sinh Vật Cảnh -Cây phát tài núi hợp mệnh gì? Đặc điểm, phân loại, cách chăm sóc
Cây trúc: Phân loại, ý nghĩa, cách chọn giống và chăm sóc
Cây mật gấu: Đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng và tác hại
Cây mã đề: Đặc điểm, công dụng, cách dùng và bài thuốc
Cây lan ý hợp mệnh gì? Đặc điểm, cách chăm sóc và vị trí đặt
Cây huyết dụ trong phong thủy, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Cây đại phú gia hợp mệnh gì? Ý nghĩa, cách trồng và độc tố