Cây trường sinh: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và độc tố
Hiếm có loại cây nào có khả năng sinh tồn mạnh mẽ và xanh tốt quanh năm như cây trường sinh. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm cây trường sinh, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và độc tố của loại cây này.
Đặc điểm cây trường sinh
Cây trường sinh là loại cây cảnh phong thủy phổ biến, được biết tới với nhiều tên gọi khác như: Cây lá bỏng, cây đả bất tử, cây diệp sinh căn, cây thiên cảnh tạp giao, cây bỏng,… Cây thuộc họ Thuốc Bỏng, được phát hiện đầu tiên tại Nam Phi. Cây trường sinh có thân thảo, lá mọng nước, xanh tốt quanh năm và có chiều cao khoảng 10 – 40cm. Thân cây nhẵn bóng, phân nhánh ngay từ khu vực gốc. Lá có màu xanh đậm, hình trứng, lá được mọc trực tiếp từ gốc và thân, mọc đối xứng hai bên, sum suê ngay từ phần gốc.
Hoa trường sinh màu trắng, mọc thành cụm, các cụm hoa thường mọc tập trung thành chuỗi, hoa nở kéo dài từ tháng 11 tới tháng 3 hằng năm. Cây trường sinh thường rất khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt trong nhiều môi trường khác nhau nên không cần chăm sóc cầu kỳ, cây có sức kháng bệnh tốt nên hầu như không bị sâu bệnh.
Cây trường sinh lá tròn
Cây trường sinh lá tròn là loại cây trường sinh để bàn phổ biến, với kích thước nhỏ, cao trung bình khoảng 16 – 26cm, được trồng thành bụi, lá nhỏ, có hình tròn. Cây có khả năng thanh lọc không khí, cung cấp oxy tốt, hạn chế các tia bức xạ từ các thiết bị điện tử trong nhà nên thích hợp trang trí trên bàn làm việc.
Cây trường sinh lá dài
Khác với cây trường sinh lá tròn, cây trường sinh lá dài lại có kích thước lớn hơn, chiều cao trung bình trong khoảng từ 50 – 80cm, một số cây mọc ngoài tự nhiên có thể cao lên tới 1m. Lá có hình mác, nhọn một đầu, lá mỏng và không mọng nước giống các loại trường sinh thông thường. Hoa màu trắng, mọc tập trung ở phần ngọn. Do kích thước và hình dáng bên ngoài không bắt mắt nên cây ít được trồng phổ biến.
Cây trường sinh thảo
Cây trường sinh thảo là một vị thuốc nam mọc hoang dại tại nhiều nơi trên đất nước ta. Cây có tên gọi trong Đông Y là quyển bá. Cây có nhiều rễ, các rễ thường mọc chồng chéo lên nhau tạo thành búi, chiều cao trung bình của cây khoảng 6 – 10cm. Lá có hình giáo, được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Cây thường mọc bám trên các tảng đá và những vùng đất khô cằn. Tất cả các bộ phận của cây đều được thu hái và sử dụng trong Đông Y với nhiều tác dụng chữa bệnh như: Chữa viêm gan cấp tính, vàng mắt, vàng da, suy nhược cơ thể, thiếu máu,…
Ý nghĩa phong thủy cây trường sinh
Cây trường sinh là loại cây có nhiều công dụng và ý nghĩa tốt. Cây mang tới cho chúng ta một không gian sống xanh, mang lại cho con người cảm giác thư thái, dễ chịu. Lá cây có màu xanh mang lại một không gian sinh hoạt đẹp mắt. Cây có khả năng chịu hạn tốt, dễ chăm sóc, cách trồng cũng rất đơn giản nên được ưu tiên làm cây cảnh trong nhà. Khi trồng trong nhà, chúng có thể giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, giảm stress và đem tới cho chúng ta một bầu không khí trong lành. Đặc biệt, những người đang mang trong mình những căn bệnh về đường hô hấp thì nên đặt một cây trường sinh trong phòng.
Trong phong thủy, cái tên “trường sinh” có nghĩa là sự sống lâu dài, trường tồn và mãi mãi. Cái tên này mang lại cho chúng ta cảm giác tồn tại vĩnh cửu, đây là thứ mà con người ước ao và mong muốn sở hữu. Với khả năng sống mạnh, thích ứng với nhiều điều kiện thời tiết, nên ý nghĩa phong thủy cây trường sinh đó là sự vươn lên, sự đấu tranh không ngừng với thiên nhiên và tạo hóa. Bên cạnh đó, cây thường mọc tập trung thành cụm, lá luôn xanh tốt nên là biểu tượng của sự phát triển, sự sinh sôi, nảy nở không ngừng, mang lại cảm giác yêu thương, gắn kết giữa người với người.
Cây trường sinh hợp mệnh gì?
Trong phong thủy, cây xanh được ví như một vật phong thủy có tác dụng cải vận cho người trồng. Vậy cây trường sinh hợp mệnh gì? Cây trường sinh thuộc mệnh Mộc nên rất phù hợp với những người mang mệnh Mộc. Thân và lá trường sinh có màu xanh, màu xanh là màu sắc may mắn của mệnh Mộc. Người mang trong mình bản mệnh Mộc khi trồng loại cây này sẽ gặp rất nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc, cuộc sống và tình cảm.
Theo rất nhiều nhà phong thủy học, cây trường sinh hợp nhất với người tuổi Ngọ. Người tuổi Ngọ là người thích cuộc sống tự do, thích trải nghiệm, là người năng động và khá nhiệt tình với mọi người xung quanh. Họ đam mê xê dịch và thích những nơi đông người, thích làm những điều chưa ai làm. Tuy nhiên, họ lại không biết kiềm chế cảm xúc của bản thân. Do đó, khi trồng cho mình một chậu trường sinh sẽ giúp cho người tuổi Ngọ gặp nhiều may mắn, tài lộc, cân bằng được cuộc sống của bản thân.
Cách trồng cây trường sinh trong nước
Cây trường sinh là loại cây thích nghi được với nhiều môi trường sống khác nhau, có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong cả môi trường đất và môi trường nước. Cây trường sinh thủy sinh để bàn được nhiều người ưa chuộng hơn cả. Cách trồng cây trường sinh trong nước cũng rất đơn giản:
- Chuẩn bị trồng: Cần lựa chọn cây trường sinh con khỏe mạnh, không bị vàng lá. Chuẩn bị bình thủy tinh phù hợp với kích thước của cây con, có thể chọn hình dáng bình tùy theo sở thích của bản thân. Chuẩn bị thêm sỏi màu để cố định vị trí của cây và trang trí thêm cho cây. Tiến hành pha dung dịch dinh dưỡng vào nước trồng cho cây, đây chính là bí quyết giúp cây có thể sống khỏe, luôn xanh tốt và phát triển nhanh.
- Cách trồng: Cắt vỡ bầu đất và dùng vòi nước xịt mạnh vào phần rễ cây cho tới khi loại bỏ toàn bộ đất bám vào rễ. Cần làm kỹ bước này để khi trồng trong bình thủy tinh màu nước trồng trắng và đẹp. Tiếp đó cắt đi phần rễ già, rễ hư và rễ yếu. Nhẹ nhàng đưa cây vào bình và cố định cây theo chiều thẳng đứng. Cho sỏi vào xung quanh để giúp cây đứng vững, cuối cùng cho nước đã pha với dung dịch dinh dưỡng vào bình và đặt cây ở nơi râm mát.
Cây trường sinh lá dài có độc không?
Rễ cây trường sinh lá dài được ứng dụng trong Đông Y để chữa một số bệnh lý thông thường của con người. Chính vì vậy, nhiều người thắc mắc về việc cây trường sinh lá dài có độc không? Câu trả lời là có. Thực tế, lá và thân trường sinh lá dài có chứa canxi oxalat, đây là chất gây dị ứng nếu chẳng may ăn phải. Nếu ăn nhiều có thể gây cho con người các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, nôn mửa, nổi nốt. Khi làn da của chúng ta tiếp xúc với chất độc này sẽ gây kích thích niêm mạc môi, màng nhầy trong họng và kết mạc mắt. Tuy loại cây này có độc nhưng chúng ta không thể phủ nhận lợi ích và tác dụng mà nó mang lại. Vậy nên khi trồng, chúng ta chỉ cần cẩn thận hơn, để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi, như vậy là chúng ta hoàn toàn có thể an tâm khi trồng chúng.
Hình ảnh cây trường sinh lá dài
Dưới đây là một số hình ảnh cây trường sinh lá dài trong tự nhiên, mời bạn cùng chiêm ngưỡng qua:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây trường sinh, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và độc tố của loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Xem thêm: Cây sen đá: Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây sen đá: Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây thường xuân là cây gì? Lợi ích, ý nghĩa, cách trồng
Cây phát tài núi hợp mệnh gì? Đặc điểm, phân loại, cách chăm sóc
Cây trúc: Phân loại, ý nghĩa, cách chọn giống và chăm sóc
Cây mật gấu: Đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng và tác hại
Cây mã đề: Đặc điểm, công dụng, cách dùng và bài thuốc
Cây lan ý hợp mệnh gì? Đặc điểm, cách chăm sóc và vị trí đặt