Cây bơ: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc

Bơ là loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao, được cả thế giới công nhận về tác dụng của nó đối với cuộc sống và sức khỏe con người. Vậy đặc điểm cây bơ như thế nào, tác dụng, cách trồng, cách chăm sóc ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu.

Nội Dung Chính

Cây bơ trong chậu có gì khác cây bơ tự nhiên

Cây bơ có tên khoa học là avocado, trái bơ đã trở thành thức quả dinh dưỡng không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều gia đình. Đây là loại trái cây được các nhà khoa học khuyến khích ăn mỗi ngày một trái. Theo một số câu chuyện cổ, trước khi được trồng rộng rãi, quả bơ là thức ăn của một số loài động vật có kích thước lớn trong kỷ băng hà. Nhờ những cuộc di cư tới khắp nơi trên trái đất mà cây bơ đã có mặt ở nhiều nơi và sinh sôi nảy nở rộng rãi như bây giờ.

Cây bơ trong chậu

Cây bơ trong chậu

Tuy nhiên, theo một số cuốn sách sinh học cổ lại cho biết, cây bơ có nguồn gốc từ Mexico và châu Mỹ, được mang vào Việt Nam trồng vào những năm 1950. Cho đến bây giờ thì đã có khá nhiều tỉnh ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên trồng loại cây này, nhưng bơ ngon nhất thì phải kể tới bơ trồng tại Đăk Lăk. Hiện nay, cây bơ có trữ lượng lớn ở vùng Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng, Bảo Lộc, Di Linh (Lâm Đồng), Đắk Lắk. Ngoài ra, một số tỉnh ở khu vực miền Bắc cũng đã bắt đầu tìm kiếm và trồng những giống bơ phù hợp với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng tại đây. Tuy nhiên, cây bơ trồng ở miền Bắc vẫn cho sản lượng thấp và chất lượng kém hơn khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Hiện nay, có rất nhiều giống bơ khác nhau, được lai tạo từ những giống bơ cổ, mỗi loại đều có những đặc điểm riêng. Một số giống cây bơ trong chậu được trồng để làm cảnh và trang trí trong nhà. Tuy nhiên, giống bơ được trồng số lượng lớn và đem lại giá trị kinh tế cao vẫn là những giống bơ Lauraceae.

Tác dụng của cây bơ đối với sức khỏe

Quả bơ khi chín có vị béo, mùi thơm, hàm lượng dinh dưỡng cao nên ngoài việc ăn trái bơ tươi, loại quả này còn được chế biến thành nhiều món ăn phổ biến như: Kem bơ, sinh tố bơ, salad bơ. Bên trong quả bơ có chứa nhiều hợp chất dinh dưỡng như: Chất xơ, nước, omega 3, omega 6, vitamin, đường, chất béo và khoáng chất.

Tác dụng của cây bơ

Tác dụng của cây bơ

Hàm lượng đường trong quả bơ chiếm tỷ lệ rất nhỏ nên nó là thực phẩm tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường. Hàm lượng chất béo trong quả bơ là axit oleic, đây cũng là thành phần chính của dầu oliu nên khi ăn loại quả này có thể giúp chúng ta đẹp dáng, đẹp da. Chất xơ có trong quả bơ có hàm lượng rất nhỏ nên có thể sử dụng làm thực phẩm tốt cho việc ăn kiêng, giảm béo phì và có lợi cho sức khỏe. Hàm lượng vitamin trong quả bơ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi năng lượng, chống oxy hóa, làm đẹp da, ngăn ngừa đông máu và phòng chống xuất huyết.

Thân cây bơ

Theo nhiều nhà khoa học, thân cây bơ có công dụng trong điều trị nhiều chứng bệnh khó nói của phụ nữ như: Tắc kinh, vô sinh, kinh nguyệt không đều. Nước sắc từ thân cây bơ còn có công dụng trong việc tăng cường sinh lý nam, trị bệnh giang mai và có thể sử dụng như một vị thuốc phá thai.

Lá của cây bơ 

Lá bơ có nhiều hình dạng khác nhau tùy vào giống, mỗi một giống bơ khác nhau lại có hình dạng quả và màu sắc lá khác nhau. Lá bơ được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền đó là lá bơ sáp. Trong Đông Y, lá cây bơ có công dụng trong việc lợi tiểu, giảm huyết áp, điều trị tiểu đường, thiếu máu, kiết lỵ, viêm phế quản, điều trị gout, giảm đau, chống viêm, điều trị chứng mất ngủ, tiêu chảy và viêm loét dạ dày. Ngoài ra, nước nấu từ lá của cây bơ có tác dụng chống co giật, chống động kinh và chống ung thư hiệu quả.

Lá của cây bơ  

Lá của cây bơ

Trái cây bơ

Như đã biết về hàm lượng dinh dưỡng có trong trái cây bơ. Loại quả này có tác dụng giảm mỡ máu, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, tăng cường sinh lý, giúp quản lý cân nặng, tẩy giun, chống lão hóa, giảm táo bón, điều trị tiểu đường và sỏi mật. Khi ăn trái bơ thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, mắt sáng, tóc nhanh dài. Thịt bơ còn được ứng dụng nhiều trong làm đẹp, mỹ phẩm, là thành phần chính của các sản phẩm chăm sóc da, tóc và mắt.

Trái cây bơ

Trái cây bơ

Cách trồng cây bơ ở miền Bắc

Cây bơ nên được trồng vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên, nếu chúng ta vẫn muốn trồng cây bơ vào mùa khô thì chúng ta cần cung cấp cho cây bơ một hàm lượng nước khá cao. Bởi loại cây này là giống cây không thể chịu hạn trong thời gian dài. Hơn hết, chúng ta có thể trồng xen canh cây bơ với một số loại cây ưa bóng khác. Đặc biệt là tại khu vực Tây Nguyên. Hiện nay, loại cây được trồng xen canh cùng cây bơ nhiều nhất chính là cây cà phê. Một số giống bơ có thể thích nghi và sinh trưởng tốt với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khu vực miền Bắc. Từ đó, việc trồng cây bơ ở miền Bắc cũng khá dễ dàng: 

Cần trồng bơ với khoảng cách là 10 x 7m hoặc 9 x 8m, nếu trồng cây bơ xen canh để che mát cho những cây mọc thấp hoặc chắn gió cho loài cây khác thì trồng theo khoảng cách 10 x 10m hoặc 10 x 13m. Trước khi trồng cần đào những hố có kích thước 80 x 80 x 80cm, bón phân chuồng hoai mục và bón cho mỗi hố khoảng 10 – 15kg, kết hợp trộn thêm nửa cân lân Ninh Bình và nửa cân vôi.

Cách trồng cây bơ ở miền Bắc

Cách trồng cây bơ ở miền Bắc

Tiến hành loại bỏ lớp nilon bao quanh bầu đất và cắt bớt rễ, giữ lại khoảng 10cm rễ tính từ gốc. Đặt cây thẳng đứng, rễ thấp hơn mặt đất 7cm và tiến hành lấp đất lại, nén chặt đất xung quanh gốc. Tưới nước cho cây ngay sau khi trồng, làm cọc cho cây và trồng xen canh thêm các loại cây ngắn ngày ở xung quanh khu vực gốc bơ.

Cách chăm sóc cây bơ ở miền Bắc

Cách chăm sóc cây bơ ở miền Bắc nhanh ra quả như sau:

Cách chăm sóc cây bơ ở miền Bắc

Cách chăm sóc cây bơ ở miền Bắc

Hình ảnh cây bơ sáp trong tự nhiên

Dưới đây là một số hình ảnh cây bơ sáp trong tự nhiên, mời bạn cùng chiêm ngưỡng qua:

Hình ảnh cây bơ sáp

Hình ảnh cây bơ sáp

Hình ảnh cây bơ sáp

Hình ảnh cây bơ sáp

Hình ảnh cây bơ sáp

Hình ảnh cây bơ sáp

Hình ảnh cây bơ sáp

Hình ảnh cây bơ sáp

Hình ảnh cây bơ sáp

Hình ảnh cây bơ sáp

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây bơ, tác dụng, cách trồng, cách chăm sóc. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây bằng lăng: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -