Cây cỏ sữa: Phân loại, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây cỏ sữa là loại dược liệu được sử dụng trong Đông Y với tác dụng điều trị bệnh đường ruột và nội tiết tố của phụ nữ. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về các loại cây cỏ sữa, tác dụng, cách dùng và hình ảnh.
Các loại cây cỏ sữa
Cây cỏ sữa là loại dược liệu được dùng nhiều trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh lý về đường ruột, điều trị các vấn đề khó nói của chị em phụ nữ và điều trị sản phụ tắc sữa sau sinh. Với công dụng tuyệt vời trong việc điều trị tắc sữa cho phụ nữ sau sinh nên dân gian đặt cho loại cây này cái tên là “cỏ sữa”. Một số nơi gọi loại cây này bằng nhiều cái tên khác như: Cây lợi sữa, cây cỏ sữa đỏ,…
Cây thuộc họ Thầu Dầu, tên tiếng anh là euphorbia thymifolia burm, thường mọc hoang dại tại nhiều nơi ở nước ta. Loại cây này sinh trưởng tốt trong ở những vùng có điều kiện khí hậu ôn đới, nhiệt đới và nhiệt đới ẩm. Tại nước ta, loại cây này xuất hiện nhiều ở khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ. Trong tự nhiên, người ta chia loại cây này thành hai loại theo kích thước lá đó là cây cỏ sữa lá to và cây cỏ sữa lá nhỏ.
Cây cỏ sữa lá to
Cây cỏ sữa lá to thường có chiều cao lớn hơn loại cây cỏ sữa lá nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 40 – 50cm. Thân cây có màu xanh pha tím nhạt, một số cây mọc ngoài nắng có thêm ánh vàng. Toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Khác với cây cỏ sữa lá nhỏ, loại cây này có phiến lá to và nhiều lông hơn. Lá thường rộng từ 0,6 – 1,6cm, chiều dài khoảng từ 3 – 4 cm, mép lá có nhiều răng cưa. Hoa cỏ sữa lá to có màu trắng, kích thước nhỏ, mọc tập trung thành chùm và mọc từ nách lá. Quả cỏ sữa lá to có màu đỏ, khi chín chuyển dần sang màu xanh. Khi chín rũ, chuẩn bị rụng thì lại có màu nâu. Bên trong nang chứa hạt màu đỏ, hình tròn và hơi xù xì.
Cây cỏ sữa lá nhỏ
Đây là loại cỏ sữa có nhiều lông mềm và thân có chứa mủ trắng. Cây cỏ sữa lá nhỏ có thân thảo, mọc tập trung thành cụm, phân nhánh từ gốc, các cành phân tán dạng dây và tỏa rộng trên mặt đất. Thân cỏ sữa có sắc tím, lá cây có kích thước nhỏ hơn cây cỏ sữa lá to, hình trứng, nhọn hai đầu, mọc so le. Kích thước mỗi lá chỉ khoảng 7 x 4mm, mép có răng cưa. Hoa cỏ sữa có màu tím đỏ, kích thước nhỏ, mọc tập trung thành cụm. Quả cỏ sữa là loại quả nang, hình tròn, đường kính trung bình 1 – 1,5mm. Bên trong nang chứa hạt, nhỏ, dài, đường kính khoảng 0,5 – 0,7mm.
Tác dụng của cây cỏ sữa lá to
Bên trong cây cỏ sữa lá to có chứa: Acid gallic, egalic, taraxerol, taraxerol, isoquercitrin, các acid phenolic, 24 – methylene-cycloartanol, sterol, flavonoid, quercetin, cycloartenol,… Đây đều là những hợp chất có tác dụng kháng khuẩn và kháng lỵ amip. Tính hiệu quả của nó được giới y học so sánh với hợp chất emetin hydroclorid – đây là một chất có tác dụng kháng lỵ amip, lỵ flexner, lỵ shiga và lỵ sonne hiệu quả. Ngoài ra, loại cây này được nhiều nhà khoa học cho rằng có tác dụng chống viêm, hạ đường huyết, giảm co thắt ruột, ức chế các chủng vi khuẩn staphylococcus aureus và pseudomonas aeruginosa.
Theo Đông Y, cây cỏ sữa lá to có tính hàn, vị chua, có độc nhẹ. Được quy vào kinh phế, đại tràng và bàng quang. Tác dụng của cây cỏ sữa lá to chính là thanh nhiệt, giải độc, chỉ ngứa, thu liễm. Loại cây này được dùng làm thuốc chữa bệnh trong các trường hợp: Trị mụn, nhọt đinh độc, nhọt vú, nhọt trong phế, ngứa chân, tay, ngứa lở ngoài da, thanh tràng, chỉ lỵ, tiêu chảy, điều trị lỵ amip, lỵ trực khuẩn.
Cây cỏ sữa lá nhỏ có tác dụng gì?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong cây cỏ sữa lá nhỏ có chứa nhiều hợp chất như: ancaloit, cosmosiin, taraxerol, tirucallol, myricyl alcohol,… Đây đều là những hợp chất có tác dụng ức chế sự sinh sản của các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh lỵ. Nhiều người thường thắc mắc không biết cây cỏ sữa lá nhỏ có tác dụng gì?
Trong Đông Y, người ta thường dùng cây cỏ sữa lá nhỏ tươi giã lấy nước uống hoặc dùng khô sắc thuốc uống để điều trị lỵ khuẩn, giải độc, phòng ngứa, lòi dom chảy máu, thông tia sữa. Trong Tây Y, người ta đã làm nhiều thí nghiệm về tác dụng của loại dược liệu này, kết quả cho thấy không hề có triệu chứng trúng độc trong và sau khi uống dung dịch thuốc cỏ sữa. Tại một số nước trong khu vực Châu Á, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chế tạo loại dược liệu này thành thuốc diệt cỏ, thuốc diệt sâu bọ.
Tác dụng cây cỏ sữa dùng cho trẻ sơ sinh
Thân và lá cỏ sữa có chứa cosmosiin, myricyl alcohol và taraxerol. Ba chất này có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc bảo vệ và phục hồi niêm mạc đường ruột bị tổn thương, ức chế sự hoạt động của vi khuẩn có hại, giảm thiểu tình trạng tiêu chảy. Theo y học cổ truyền, loại cây dược liệu này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt hiệu quả. Khi uống nước thường xuyên có thể giúp cung cấp lượng nước đã mất trong thời gian cơ thể mắc tiêu chảy, cân bằng lại hoạt động trao đổi chất một cách tốt nhất.
Cây cỏ sữa dùng cho trẻ sơ sinh thường là cây cỏ sữa lá nhỏ. Bởi loại dược liệu này an toàn, lành tính, được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả tốt hơn. Theo quan niệm trong dân gian, cây cỏ sữa lá to có tính hàn nên khi sử dụng cho trẻ sẽ dễ gây mất cân bằng âm dương cho cơ thể. Vì lẽ đó nên dược liệu cỏ sữa lá nhỏ là luôn được ưu tiên khi điều trị tiêu chảy và các bệnh về đường ruột. Vì vậy, các mẹ hoàn toàn có thể an tâm sử dụng loại dược liệu này khi điều trị tiêu chảy và các bệnh về đường ruột cho trẻ.
Cách dùng cây cỏ sữa chữa dạ dày
Hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào chỉ rõ tác dụng của cây cỏ sữa chữa dạ dày nhưng nó đã được ứng dụng trong y học dân gian từ lâu. Chúng ta cần rửa sạch lá cỏ sữa, đổ nước ngập dược liệu và đun với lửa to, sau khi sôi cần tiếp tục đun trong 20 phút nữa. Để nguội bớt, lọc lấy nước và uống lúc còn ấm. Cần uống trong thời gian dài để mang lại kết quả tốt nhất.
Cách dùng cây cỏ sữa trị xương khớp
Tương tự như cây cỏ sữa chữa dạ dày, cây cỏ sữa trị xương khớp cũng cần sắc nước uống trong thời gian dài. Chúng ta cần dùng rễ, thân và lá cỏ sữa, tiến hành rửa sạch và để ráo. Cho nước vào ngập khoảng 2 – 3 cm dược liệu, đun với lửa nhỏ liu riu trong thời gian dài. Đun tới khi nước thuốc đã cạn khoảng 1 phần 3 thì thêm nước mới vào để đun lần 2. Tiếp tục đun với lửa nhỏ liu riu đến khi cạn còn phân nửa lượng nước thì bỏ bã, lấy nước. Pha chung với nước lọc uống thay nước hằng ngày, nước uống chỉ nên sử dụng trong ngày.
Lưu ý: Khi muốn sử dụng cùng với các loại dược liệu quý như: tam thất, nhân sâm, quế,… thì sắc riêng sau đó trộn với nước cỏ sữa để uống. Tuyệt đối không sắc cùng các loại dược liệu chịu nhiệt độ cao kém như chu sa và thần sa.
Hình ảnh cây cỏ sữa lá nhỏ
Để phân biệt được chính các hai loại cây cỏ sữa phổ biến hiện nay, hãy cùng chiêm ngưỡng qua một số hình ảnh cây cỏ sữa lá nhỏ dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại cây cỏ sữa, tác dụng, cách dùng và hình ảnh. Hy vọng bài viết này hữu ích với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây chuỗi ngọc: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây chuỗi ngọc: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây chuông vàng – Đặc điểm phân biệt, phân loại và ý nghĩa
Cây bơ: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Cây bằng lăng: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Cây tùng thơm hợp tuổi nào? Đặc điểm, vị trí đặt và hình ảnh
Cây vú sữa: Đặc điểm, nguồn gốc, cách trồng và ý nghĩa
Cây bạch đàn là cây gì? Giá trị kinh tế, tác dụng, tác hại