Cây đậu biếc: Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách giâm cành
Cây đậu biếc là loại cây vẫn còn xa lạ với đa số người dân Việt Nam ta. Tuy nhiên, loại cây này lại được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và trang trí. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm cây đậu biếc, tác dụng, ý nghĩa và cách giâm cành.
Đặc điểm cây đậu biếc
Cây đậu biếc là loại cây cảnh mang giá trị thẩm mỹ lớn, cây có thân thảo, sống lâu năm. Hoa đậu biếc có màu tím, thường được trồng để trang trí cho nhà cửa và làm đẹp cho sân vườn, hàng rào. Hoa đậu biếc còn được dùng làm trà, chế biến thực phẩm và bào chế thuốc chữa bệnh cho con người. Cây đậu biếc có tên tiếng anh là clitoria ternatea, thuộc họ Đậu. Tại Việt Nam, loại cây này còn được gọi với nhiều cái tên khác như cây bông biếc, cây đậu hoa tím. Tất cả những cái tên này đều bắt nguồn từ màu xanh của hoa, đây cũng chính là đặc điểm dễ nhận biết nhất của loại cây này. Chúng ta chỉ cần dùng một vài cánh hoa tươi hoặc khô, tiến hành hãm cùng nước sôi, ngay sau đó phần nước sẽ chuyển thành màu tím khá bắt mắt.
Loại cây này có nguồn gốc tại Đông Nam Á, phát triển tốt ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới ẩm, trong đó có Việt Nam. Ở một số nơi, người dân còn dùng hoa đậu biếc để làm phẩm nhuộm quần áo. Tại đất nước Ấn Độ, phần rễ đậu biếc được sử dụng như một loại thảo dược có công dụng điều trị một số loại bệnh phổ biến. Tại nước ta, mặc dù không ai biết rõ loài cây này có mặt từ khi nào, tới nước ta như thế nào nhưng tới nay, nó đang được sử dụng phổ biến trong ẩm thực và y tế.
Cây thường mọc hoang dại tại khắp nơi, thích nghi tốt với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Chính vì vậy, loại cây này xuất hiện ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Trong Đông Y, dược liệu đậu biếc có tính mát, mùi thơm nhẹ. Nước hoa đậu biếc có màu xanh sáng, vắt thêm chanh sẽ chuyển qua màu tím. Chính vì vậy, loại dược liệu này được dùng làm thức uống phổ biến tại Thái Lan.
Cây đậu biếc cao bao nhiêu?
Việc cây đậu biếc cao bao nhiêu là câu hỏi của rất nhiều người đang có ý định trồng loại cây này. Loại cây này có chiều dài trung bình khoảng 15 – 20m, có thể bám lên các vật xung quanh để leo cao, thường được trồng trước cổng nhà để trang trí, tạo bóng mát và làm hàng rào rất đẹp. Khi cây hoa đậu biếc đã trồng được lâu năm, cây có đặc tính thân dẻo dai, nhanh ra rễ con và tốc độ phân nhánh khá mạnh, do đó cần tạo địa điểm rộng rãi cho cây phát triển.
Tác dụng của cây đậu biếc
Cây đậu biếc thường được trồng để lấy hoa, loại hoa này được dùng để pha trà, giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể, ngăn ngừa lão hóa, cải thiện não bộ,… Hoa đậu biếc có chứa hai hoạt chất tốt cho sức khỏe đó là anthocyanin và flavonoid. Đây là hai hoạt chất được ứng dụng thành các loại thuốc điều trị bệnh, làm chậm quá trình lão hóa, phòng chống ung thư và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào có hại trong cơ thể.
Tác dụng của cây đậu biếc đã được nhiều nhà khoa học chứng minh, loại cây này có thể kháng các gốc tự do hiệu quả, củng cố nang tóc và tăng lưu thông máu ở da đầu, cải thiện tình trạng bạc tóc, hói đầu sớm. Khi dùng trà hoa đậu biếc trong thời gian dài còn có thể tăng cường sinh sản elastin và collagen, giúp duy trì sự trẻ trung, duy trì độ đàn hồi của da, ngừa nếp nhăn. Ngoài ra, loại dược liệu này còn là vị thuốc Đông Y góp mặt trong nhiều bài thuốc giảm đau, hạ sốt, giải cảm, thuốc chữa các bệnh về mắt.
Không những vậy, bên trong hoa đậu biếc có chứa proanthocyanidin, thành phần này có tác dụng điều trị tổn thương võng mạc, tăng nhãn áp, giúp mắt sáng. Trong một ly trà đậu biếc có chứa tới 35% chất oxy anthocyanin – đây là chất giúp ổn định tinh thần, giúp thư giãn hệ thần kinh, chống trầm cảm, giảm căng thẳng và lo âu. Theo nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy loại trà này có thể cải thiện cholesterol trong huyết thanh, giảm lượng triglyceride và giảm cholesterol xấu một cách đáng kể, góp phần ngăn ngừa các bệnh tim mạch hiệu quả.
Quả cây đậu biếc có ăn được không?
Quả đậu biếc non có vị đắng, chát nhẹ, được sử dụng trong Đông Y với tác dụng lợi tiểu, làm dịu cơn đau và nhuận tràng. Tại nhiều nước, quả đậu biếc được dùng làm thuốc chữa lao phổi, viêm da, chữa đau ngực, hỗ trợ tiêu hóa và điều trị mụn mủ,… Loại quả này có nhiều tác dụng trong Đông Y nhưng lại ít thấy ai ăn trực tiếp chúng, vậy quả cây đậu biếc có ăn được không?
Thực chất, loại quả này ăn được nhưng chỉ nên ăn với hàm lượng nhỏ và kết hợp cùng với các loại dược liệu khác để chữa bệnh. Theo nhiều nghiên cứu, quả đậu biếc có chứa axit amin và dầu độc sẽ gây nôn mửa, tiêu chảy, nặng hơn là ngộ độc. Do đó, những gia đình nào có trẻ nhỏ cần để chúng tránh xa khỏi cây đậu biếc.
Tác hại của quả cây đậu biếc
Như đã biết ở trên, khi ăn quá nhiều quả cây đậu biếc sẽ gặp một số tác dụng phụ như sau:
- Ăn quá nhiều sẽ gây khiến niêm mạc đường ruột bị kích thích, gây mất nước cho cơ thể, làm lỏng phân, tiêu chảy, nếu kéo dài sẽ gây suy nhược cơ thể.
- Với những bạn có đường ruột yếu và cơ địa nhạy cảm, khi sử dụng nhiều quả đậu biếc dễ ngộ độc và nôn mửa ngay sau khi ăn.
- Nên ăn những quả non, tránh ăn những quả quá già.
- Nếu bạn đang bị các vấn đề về đường tiêu hóa tuyệt đối không nên ăn loại quả này để tránh gặp phải những tác hại không mong muốn cho sức khỏe. Nếu muốn sử dụng chúng để chữa bệnh cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Ý nghĩa phong thủy cây đậu biếc
Ngoài ứng dụng trong ẩm thực và y tế, cây đậu biếc còn được sử dụng nhiều trong trang trí. Ý nghĩa phong thủy cây đậu biếc đó là niềm vui, niềm hạnh phúc, mang ý nghĩa về một sự khởi đầu mới. Với hình dáng hoa mỏng manh, loại cây này còn tượng trưng cho vẻ đẹp nền nã, sự e thẹn, yêu kiều, duyên dáng và sang trọng của người phụ nữ.
Hoa đậu biếc có hoa màu xanh, đây là màu sắc đem lại cho con người cảm giác bình yên và thư giãn. Hơn hết, khi trồng trước nhà, cây thể hiện được tính cách của gia chủ – là người luôn vui vẻ, hòa đồng, dễ gần. Chính bởi ý nghĩa tuyệt vời này nên cây đậu biếc đang dần trở thành cây xanh phong thủy phổ biến.
Cách giâm cành cây đậu biếc
Cây đậu biếc được trồng bằng hai phương pháp chính đó là giâm cành và gieo hạt. Cách giâm cành cây đậu biếc cũng khá đơn giản. Cành giâm có thể được mua từ các cửa hàng cây cảnh hoặc lấy trực tiếp từ thân cây mẹ khỏe mạnh. Tiến hành cắt một đoạn cành đậu biếc dài 15 – 25cm, cắm cành xuống khu vực trồng một góc 45 độ, tiếp đó tưới phun sương nhẹ vào khu vực gốc cây. Che chắn cho cành giâm và tưới nước ngày 2 lần trong 1 tháng đầu. Sau khoảng 5 – 7 ngày cành giâm sẽ ra rễ và bắt đầu mọc mầm mới.
Thu hoạch cây đậu biếc vào mùa nào?
Cây đậu biếc có tốc độ sinh trưởng nhanh, nếu người trồng cung cấp đủ nước, đủ dinh dưỡng thì sau 30 ngày kể từ khi trồng thì hạt đậu biếc sẽ nảy mầm, khoảng 2 – 2,5 tháng sau khi gieo hạt thì cây đậu biếc đã bắt đầu ra hoa. Loại cây này có hoa nở liên tục quanh năm, chỉ khi mùa đông tới, nhiệt độ không khí bị giảm xuống dưới 15 độ C thì cây mới ngừng ra hoa. Chính vì vậy, việc thu hoạch cây đậu biếc vào mùa nào là mối quan tâm của rất nhiều người trồng. Thời điểm thu hoạch hoa đậu biếc tốt nhất là vào buổi chiều, mùa hè.
Hình ảnh cây đậu biếc trong tự nhiên.
Dưới đây là một số hình ảnh cây đậu biếc trong tự nhiên:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây đậu biếc, tác dụng, ý nghĩa và cách giâm cành. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây hoa hồng: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách chọn
Sinh Vật Cảnh -Cây hoa hồng: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách chọn
Cây nha đam chữa bệnh gì? Cách dùng, tác hại và cách trồng
Cây đại tướng quân: Phân loại, ý nghĩa và tác dụng
Cây dâu tằm: Ý nghĩa, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây cỏ sữa: Phân loại, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây chuỗi ngọc: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây chuông vàng – Đặc điểm phân biệt, phân loại và ý nghĩa