Cây đại tướng quân: Phân loại, ý nghĩa và tác dụng
Cây đại tướng quân là loại cây cảnh vừa có tác dụng trang trí, vừa đem lại nhiều ý nghĩa cho người trồng. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về các loại cây đại tướng quân, ý nghĩa phong thủy, tác dụng chữa bệnh và cách phân biệt loại cây này với cây trinh nữ hoàng cung.
Cây đại tướng quân có mấy loại
Cây đại tướng quân thuộc họ Thủy Tiên, được dân gian gọi với nhiều cái tên khác nhau như: Cây chuối nước, cây tỏi voi, cây náng,… Loại cây này có nguồn gốc từ Châu Á, có trữ lượng lớn ở Ấn Độ và Indonesia. Được du nhập vào nước ta từ những năm Pháp thuộc. Tại nước ta, loại cây này phân bố gần ao hồ, sông, suối, kênh rạch, nơi có đất tơi xốp, ẩm ướt và khí hậu mát mẻ, dễ chịu. Cây đại tướng quân có vị cay, tính hàn, được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong nhiều trường hợp.
Cây đại tướng quân là cây thân thảo, chiều cao trung bình khoảng 1,2 – 1,5m. Lá đại tướng quân có hình mũi mác, chiều dài khoảng 1m, lá non có màu xanh nhạt, khi về già chuyển dần sang màu xanh đậm, mọc thành từng lớp và mọc chủ yếu ở phần thân. Hoa đại tướng quân cũng rất nổi bật, có 2 màu là đỏ và trắng. Cây thường nở vào tháng 3 tới tháng 7 hằng năm, hoa mọc thành cụm và mọc trên cùng một cuống hoa, cuống hoa dài khoảng 50 – 70cm. Tuy hoa đại tướng quân cho màu sắc đẹp và nổi bật nhưng hoa chỉ nở khoảng 2 – 3 ngày.
Sau khi hoa rụng hết, phần cuống hoa sẽ phình to và tạo quả. Quả đại tướng quân lại có nhiều hình dáng và kích thước khác nhau, đa số có hình cầu, màu xanh.
Tất cả các bộ phận của cây đều được ứng dụng trong Đông Y để làm dược liệu. Việc cây đại tướng quân có mấy loại là thắc mắc của rất nhiều người đang có ý định sử dụng loại cây này để chữa bệnh. Người ta phân loại cây đại tướng quân theo màu sắc của hoa. Tại Việt Nam, cây đại tướng dân có hai loại đó là cây đại tướng quân hoa trắng và cây đại tướng quân hoa đỏ. Loại cây được sử dụng làm dược liệu chủ yếu là cây có hoa màu trắng.
Cây đại tướng quân hoa đỏ
Đại tướng quân hoa đỏ là cây sống lâu năm, thân cây mọc thẳng và không phân nhánh. Loại cây này được sử dụng chủ yếu để làm cảnh trang trí sân vườn và phòng khách. Cây được trồng trong chậu có chiều cao trung bình khoảng 80 – 100cm, nếu cây được trồng trong điều kiện tự nhiên sẽ có chiều cao từ 1.6 – 1.8m. Lá đại tướng quân hoa đỏ có kích thước lớn, màu xanh đậm, hai mặt nhẵn, thuôn dài, mọc trực tiếp từ thân và có nhiều bẹ lá bao lấy thân. Khác với giống cây hoa trắng, cây đại tướng quân hoa đỏ có hoa màu trắng, viền lá màu hồng, khi nở có hương thơm nhẹ nhàng, dễ ngửi.
Hoa mọc thành cụm, các cụm hoa mọc sát nhau tạo thành chuỗi, mỗi chuỗi dài 15 – 20cm. Mỗi bông hoa có 6 cánh hoa, 6 đài hoa, nở bung xòe sang hai bên, lộ ra phần nhụy hoa màu đỏ. Sau khi nở khoảng 3 – 4 hôm thì hoa sẽ rụng, phần cuống hoa sẽ phình to và cho củ có màu nâu đỏ, phần cuống nhỏ, phần ngọn phình to. Cây đại tướng quân hoa đỏ sinh trưởng nhanh hơn cây hoa trắng, ưa nắng nhưng cũng có thể sống trong bóng râm một thời gian dài.
Dựa vào màu hoa đẹp, dễ sống, dễ trồng, dễ chăm sóc nên cây đại tướng quân hoa đỏ được trồng để làm viền, làm nền trong trường học, công viên, khu nghỉ dưỡng hay dọc bờ hồ. Ngày nay, việc trước cửa nhà, văn phòng đặt những chậu cây đại tướng quân hoa đỏ để trang trí đã không còn xa lạ. Người ta luôn tin rằng loại cây này có ý nghĩa phong thủy tốt, mang lại cho gia chủ nhiều sinh khí, tài lộc và may mắn.
Ý nghĩa cây đại tướng quân phong thủy
Trong phong thủy, cây đại tướng quân mang ý nghĩa tương tự như cái tên của nó, nó được sử dụng để bảo vệ và cầu bình an cho gia chủ. Chính vì lẽ đó nên cây thường xuyên được đặt ở trước cửa nhà. cửa công ty hoặc chính giữa phòng khách. Nhiều người quan niệm rằng, khi cây đại tướng quân ra hoa, gia đình của bạn sẽ gặp nhiều may mắn và sắp tới sẽ có chuyện vui. Với cành lá xum xuê, xanh tốt quanh năm, ý nghĩa cây đại tượng quân phong thủy là sự bình yên, hạnh phúc, bình an cho gia chủ. Khi được trồng trong văn phòng, cây nở những bông hoa tươi tắn, xinh đẹp, tỏa ngát hương thơm sẽ làm cho chúng ta có tinh thần phấn khởi, nhiệt huyết hơn trong công việc.
Cũng theo phong thủy, loại cây này có khả năng thanh lọc không khí, thu hút nhiều nguồn năng lượng tốt, mang lại vượng khí cho không gian sống, giúp cho công việc làm ăn thuận lợi và phát triển hơn. Chính bởi ý nghĩa cây đại tướng quân trong phong thủy vô cùng tốt và hình dáng bên ngoài lạ mắt, nhiều năng lượng, cây đại tướng quân được ưa chuộng trồng làm cây trang trí nội thất và tiểu cảnh sân vườn. Chúng ta có thể trồng loại cây này trong chậu, để ở góc phòng khách, giữa đại sảnh hay đặt trên bàn làm việc tại văn phòng. Với màu lá xanh mát quanh năm, màu hoa rực rỡ, cây có thể trồng lâu dài hoặc sử dụng hoa để cắm bình giống như các loại hoa ly, hoa hồng.
Cây đại tướng quân chữa bệnh gì?
Theo y học cổ truyền, cây đại tướng quân có thể sử dụng được tất cả các bộ phận để làm thuốc. Mùa hè là mùa loại cây này ra hoa, vì thế đây là lúc tốt nhất để thu hoạch dược liệu. Sau khi thu hoạch, người ta làm sạch toàn bộ lá, thân, rễ, hoa và hạt, sau đó sấy khô rồi bảo quản để dùng dần, số ít dùng tươi. Tại Ấn Độ, người dân đã sử dụng loại dược liệu này để chữa rối loạn đường tiết niệu và các bệnh ngoài da. Tác dụng của cây đại tướng quân đã được ghi chép qua các tài liệu y học cổ, được y học hiện đại kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu. Vậy, cụ thể cây đại tướng quân chữa bệnh gì?
Trong Đông Y Việt Nam, dược liệu đại tướng quân có tính mát, vị đắng, ấm, cay và có độc nhẹ, được quy vào 3 kinh đó là tỳ, phế và vị. Khi sử dụng loại cây này sẽ có tác dụng giảm đau, điều kinh, thông huyết, lợi tiểu, tán ứ và giúp tiêu sưng. Nhiều nghiên cứu trong y học hiện đại cũng đã chỉ ra bên trong dược liệu đại tướng quân có một số chất như: Lycorin, vitamin, alcaloid narcissin,… Những chất này đều có tác dụng hỗ trợ trị đau họng, đau răng, điều trị mụn nhọt, viêm da, viêm mủ da, lở loét ở móng chân và móng tay. Ngoài ra, loại cây này được ứng dụng trong việc sản xuất các loại thuốc giảm đau nhức xương khớp, điều trị chướng bụng, khó tiêu, thuốc chữa bong gân và tổn thương do va đập.
Công dụng của lá đại tướng quân chữa đau lưng
Lá đại tướng quân có chứa alcaloid và crinamin, hai chất này có tác dụng giảm sưng đau các khớp, thông huyết, tán ứ. Chúng ta chỉ cần giã nát lá đại tướng quân, trộn cùng với một chút rượu trắng, bọc lại qua lá chuối rồi hơ nóng. Sau đó đắp vào phần lưng bị đau và dùng vải băng lại. Ngoài ra, để lá đại tướng quân chữa đau lưng một cách hiệu quả nhất, chúng ta có thể dùng thêm lá bạc thau, lá dây đòn gánh để giã cùng, sau đó đắp hỗn hợp này vào chỗ đau, chúng ta sẽ cảm thấy dịu ngay lần đắp đầu tiên.
Phân biệt cây đại tướng quân và cây trinh nữ hoàng cung
Cây đại tướng quân và cây trinh nữ hoàng cung đều là cây dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả, được ứng dụng trong các trường hợp bệnh lý khác nhau. Tuy chúng có vẻ ngoài tương tự nhau nhưng lại có sự khác biệt lớn về thành phần hóa học cũng như tác dụng điều trị. Chính vì vậy, chúng ta cần phân biệt chính xác cây đại tướng quân và cây trinh nữ hoàng cung để có thể sử dụng đúng loại, đúng bệnh.
Lá trinh nữ hoàng cung mỏng, màu xanh nhạt và mùi có thơm nồng hơn lá đại tướng quân. Phần củ trinh nữ hoàng cung màu trắng, hình tròn, hoa có màu hồng nhạt. Dược liệu trinh nữ hoàng cung được sử dụng để điều trị các bệnh ở phụ nữ như: U xơ tử cung, u vú, viêm nhiễm phụ khoa, kinh nguyệt không đều,…
Hình ảnh cây đại tướng quân
Để phân biệt được chính xác cây đại tướng quân và cây trinh nữ hoàng cung, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây đại tướng quân ngoài tự nhiên dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại cây đại tướng quân, ý nghĩa phong thủy, tác dụng chữa bệnh và cách phân biệt loại cây này với cây trinh nữ hoàng cung. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây dâu tằm: Ý nghĩa, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây dâu tằm: Ý nghĩa, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây cỏ sữa: Phân loại, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây chuỗi ngọc: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây chuông vàng – Đặc điểm phân biệt, phân loại và ý nghĩa
Cây bơ: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Cây bằng lăng: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Cây tùng thơm hợp tuổi nào? Đặc điểm, vị trí đặt và hình ảnh