Cây liễu: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng

Cây liễu là loại cây cảnh được trồng nhiều ở ven đường để tạo cảnh quan. Loại cây này có sức sống mãnh liệt, phần thân dẻo dai nên dễ dàng uốn nắn thành nhiều hình dáng khác nhau. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm cây liễu bonsai và cây liễu âm dương, ý nghĩa cây liễu rũ, cách trồng.

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây liễu

Cây liễu là loại cây quen thuộc với người Việt Nam, cây có thân mềm, lá nhỏ, mọc thành chùm, có hình dáng giống chùm pháo, dạng rũ. Loài cây này được trồng nhiều ở ven hồ, công viên, trường học,… Cây liễu có tên tiếng anh là salix babylonica, họ Salicaceae. Loại cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập và trồng ở tất cả các tỉnh thành của Việt Nam từ rất sớm. Cây có thân gỗ, phân nhiều nhánh, chiều cao khoảng 3 – 14m, tán lá dày. Khi cây liễu còn non, lá liễu có màu xanh nhạt nhưng khi trưởng thành lá chuyển dần thành xanh đậm. Hai mặt lá nhẵn, nhọn hai đầu, mép có răng cưa, mọc so le trên thân.

Đặc điểm cây liễuĐặc điểm cây liễu

Đặc điểm cây liễu

Hoa liễu là dạng hoa đơn tính, có màu đỏ rực, dù nhìn xa hay nhìn gần hoa cũng rất nổi bật giữa nền lá xanh. Loại hoa này mọc thành cụm, các cụm hoa học sát nhau tạo thành chùm, mỗi chùm dài từ 20 – 30cm, hoa mọc theo chiều xoắn ốc. Mỗi khi bước vào mùa ra hoa, loại cây này phát ra các màu sắc tương phản rực rỡ, cuốn hút người nhìn. Tới khi hoa rụng, quả liễu sẽ được hình thành, hạt liễu có lông mềm bao quanh. Cây liễu có tốc độ sinh trưởng và phát triển khá chậm, cây ưa ánh sáng, thích môi trường nhiều ẩm và có khả năng chịu hạn trong thời gian dài.

Cây liễu sống ở đâu?

Cây liễu là loại cây dễ trồng, dễ sống và dễ chăm sóc nên được trồng rộng rãi tại tất cả các tỉnh thành của nước ta. Cây không chỉ được trồng để tạo cảnh quan cho những nơi công cộng mà còn được sử dụng để làm cây trang trí tiểu cảnh cho sân vườn. Cây liễu sống ở đâu là câu hỏi quen thuộc của rất nhiều người đang chuẩn bị trồng loại cây này. Cây thường được trồng bằng phương pháp giâm cành, trồng vào mùa xuân hè và thu hoạch các cành gỗ lớn vào mùa đông.

Cây liễu sống ở đâu?

Cây liễu sống ở đâu?

Sau khi cây trưởng thành có thể đạt chiều cao tối đa khoảng 25m, ít bị sâu bệnh nên thường được trồng tại những khu vực có nhiều nước như ven ao, ven hồ,… Cây được trồng tại đây chủ yếu với mục đích tạo cảnh quan xanh và chống sạt lở. Trước đây, cây có nguồn gốc tại một số nước châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ,… được du nhập vào nước ta từ những năm Pháp thuộc và hiện tại đang được trồng phổ biến ở tất cả các tỉnh thành tại Việt Nam. Khu vực có trữ lượng liễu lớn đó là trung du miền núi Bắc Bộ, Hà Nội và Nam Trung Bộ.

Các loại cây liễu tại Việt Nam

Trên thế giới có hơn 400 giống loài liễu khác nhau, mỗi một loài lại có những đặc điểm đặc trưng, cách trồng và cách chăm sóc khác nhau. Tuy nhiên, tại Việt Nam, loại cây được trồng phổ biến và có nhiều ứng dụng nhất thì chỉ có duy nhất một loại đó là cây liễu rũ. Loại cây này đã xuất hiện trong rất nhiều các tác phẩm nghệ thuật cổ. Với vẻ đẹp xinh xắn, mềm mại, dịu dàng, e thẹn như người con gái tuổi đôi mươi, cây liễu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều nhà văn, nhà thơ trong quá khứ và trong cả thời điểm hiện tại.

Cây liễu bonsai

Cây liễu mang trong mình nhiều ý nghĩa khác nhau trong cuộc sống. Với đặc tính sinh trưởng mạnh mẽ, loại cây này tượng trưng cho sự kiên cường, mạnh mẽ và luôn biết vươn lên trong cuộc sống. Dù đang ở trong bất kỳ điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, khí hậu nào, dù cho thiên nhiên khắc nghiệt hay đất đai khô cằn, cây vẫn có thể vươn mình hướng về phía mặt trời, xanh tốt quanh năm với những tán lá xanh che mát cả một khoảng trời. Với những cành liễu rũ xuống đất, tựa như một người con gái mang trong mình một nét buồn sâu sắc, khó tả nhưng vẫn kiên cường, đứng vững trước mọi thử thách trong cuộc sống.

Cây liễu bonsai

Cây liễu bonsai

Chính bởi ý nghĩa phong thủy vô cùng tốt đẹp đó nên loại cây được trồng thành cây cảnh bonsai phổ biến trong thời gian gần đây. Cây liễu bonsai có nhiều hình dáng khác nhau, màu lá xanh tươi mang ý nghĩa của sự cân bằng và hài hoà. Vẻ đẹp độc đáo của cây liễu như mang lại sức mạnh vô hình cho chúng ta, nó mang đến cảm giác thân thuộc, sự hy vọng cho chúng ta. Không những thế, nhiều người còn trồng cây liễu với hy vọng có thể loại bỏ sự buồn bã, nỗi đau để trưởng thành và mạnh mẽ hơn trong cuộc sống.

Cây liễu âm dương

Cây liễu âm dương có tên gọi khác là: Cây đơn mặt trời, cây đơn tía, cây lá đơn đỏ, cây hoa đơn mặt trời, cây đơn đỏ mặt trời, cây đơn tướng quân,… Cây thuộc họ Thầu Dầu, là loài cây thân nhỏ, chỉ cao khoảng 0,8 – 1m. Lá mọc đối xứng hai bên, hình trái xoan ngược, mép lá có răng cưa. Hoa liễu âm dương là hoa đơn tính, mọc ra từ kẽ lá hoặc đầu ngọn cành. Loại cây này ưa sáng, ưa ẩm mọc trên đất đá vôi, thường bắt gặp ở ven sông, suối trong rừng.

Cây liễu âm dương

Cây liễu âm dương

Cây liễu âm dương bị nhiều người hiểu lầm là một trong các loại cây liễu, tuy nhiên sự hiểu lầm này là do bắt nguồn từ cái tên có sự tương đồng mà thôi. Cây liễu âm dương thường được trồng ở những khu vườn gia đình để trang trí hoặc trong các vườn thuốc để làm cảnh. Loại cây này thường mọc hoang ở nhiều nước như: Myanmar, Đài Loan, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia, Thái Lan,… Những cây mọc hoang sẽ có kích thước lớn hơn trồng chậu và phần lá sẽ có ít có màu đỏ hơn. Khi mặt trời chiếu vào, mặt lá dưới sẽ có màu xanh, chính vì lẽ đó nên loại cây này được gọi là cây đơn mặt trời.

Ý nghĩa của cây liễu rũ trong phong thủy

Dân gian Việt Nam có quan niệm “trước nhà trồng liễu, sau nhà trồng dâu”. Bởi ngay từ xưa, người ta đã tin rằng, khi trồng loại cây này trước nhà có thể giúp chúng ta giữ được tiền của, xua đuổi ma quỷ, mang lại bình an và hạnh phúc cho gia chủ. Bên tay phải Quan Thế Âm Bồ Tát thường cầm cành liễu để phổ độ chúng sinh. Do đó, liễu được xem là cây của giới thần phật, mang ý nghĩa được bảo vệ, bao bọc và che chở. Cây liễu còn tượng trưng cho tuổi trẻ, niềm vui và niềm hạnh phúc khi mùa xuân đến.

Ý nghĩa của cây liễu rũ trong phong thủy

Ý nghĩa của cây liễu rũ trong phong thủy

Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng cây liễu là loài cây kiêng kỵ khi trồng trong nhà. Bởi từ “liễu” đọc theo tiếng Hán sẽ phát âm thành “lưu” – mang nghĩa chảy đi, đổ đi mất. Do đó, một số người quan niệm, việc trồng liễu sẽ khiến cho gia sản chảy hết xuống sông, xuống biển. Do đó, nếu kiên quyết trồng loại cây này sẽ dễ gây ảnh hưởng không tốt tới gia đình, người thân, mối quan hệ vợ chồng dễ bất hòa. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ dẫn chứng nào về ý nghĩa của cây liễu trong phong thủy, hầu hết tất cả đều do niềm tin và quan điểm của mỗi người tạo thành. Nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng, loại cây này mang lại cảnh quan xanh, giúp thanh lọc không khí và giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Cách trồng cây liễu  phong thủy

Cây liễu là loại cây dễ sống nên cách trồng cây liễu rũ phong thủy cũng rất đơn giản. Đầu tiên, chúng ta chọn những cây liễu khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, lá rũ đều xuống đất để lấy cành chiết. Khi mới trồng, chúng ta cần cắm cọc xung quanh gốc để tránh cho cây không bị nghiêng, đổ.

Cách trồng cây liễu rũ phong thủy

Cách trồng cây liễu rũ phong thủy

Trong 2 năm đầu, cần chăm sóc thật kỹ để cây ra rễ và phát triển khỏe mạnh, ổn định. Cần đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên, cắt tỉa cành thường xuyên, tưới nước hàng ngày để đảm bảo cây không bị khô rễ. Khi phát hiện cây bị sâu bệnh cần có biện pháp xử lý và khắc phục ngay lập tức.

Hình ảnh cây liễu trong tự nhiên

Cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây liễu trong tự nhiên dưới đây:

Hình ảnh cây liễu trong tự nhiên

Hình ảnh cây liễu trong tự nhiên

Hình ảnh cây liễu trong tự nhiên

Hình ảnh cây liễu trong tự nhiên

Hình ảnh cây liễu trong tự nhiên

Hình ảnh cây liễu trong tự nhiên

Hình ảnh cây liễu trong tự nhiên

Hình ảnh cây liễu trong tự nhiên

Hình ảnh cây liễu trong tự nhiên

Hình ảnh cây liễu trong tự nhiên

Hình ảnh cây liễu trong tự nhiên

Hình ảnh cây liễu trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây liễu bonsai và cây liễu âm dương, ý nghĩa cây liễu rũ, cách trồng. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này! 

Xem thêm: Cây đậu biếc: Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách giâm cành

Sinh Vật Cảnh -