Cây xấu hổ: Phân loại, tác dụng, cách trồng và ý nghĩa
Cây xấu hổ là loại cây mọc hoang dại và có nhiều tác dụng trong điều trị các bệnh lý ở người. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về các loại cây xấu hổ, tác dụng, kỹ thuật trồng và ý nghĩa phong thủy.
Cây xấu hổ có mấy loại?
Cây xấu hổ còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như: Cây mắc cỡ, cây hàm tu thảo, cây trinh nữ, cây thẹn,… Cây có tên tiếng anh là mimosa pudica, thuộc họ Fabaceae, là loại cây thân thảo, thường mọc ven đường, đất trống. Lúc vừa mới sinh, cây xấu hổ mọc thẳng và hướng lên trời. Khi cây đã trưởng thành, cây chuyển về dạng leo, mọc bò trên mặt đất. Cây có tuổi thọ ngắn, sinh trưởng trong năm, thân nhỏ, nhiều cành nhánh, chiều cao trung bình khoảng 1,5 – 2m.
Toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp gai nhọn. Lá xấu hổ có hình trứng, mọc so le tạo thành chuỗi hình lông chim. Khi chúng ta chạm vào sẽ rụt lại, chính vì đặc tính này nên cây có tên là “xấu hổ”. Hoa xấu hổ còn được dân gian gọi với cái tên hoa trinh nữ, hoa có kích thước nhỏ, có màu đỏ. Quả chẻ làm 5 giống hình ngôi sao, có nhiều lông cứng bao quanh, mọc tập trung lại thành chùm. Hoa và quả xấu hổ thường ra vào mùa hè, đây cũng là mùa thu hoạch chính của loại cây dược liệu này.
Việc cây xấu hổ có mấy loại là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân đang có ý định chữa bệnh bằng loại dược liệu này. Người ta dựa vào màu sắc của hoa mà chia cây mắc cỡ thành 2 loại gồm:
- Cây xấu hổ tía: Loại cây này có hoa màu tím đỏ hồng giống màu tía.
- Cây xấu hổ trắng: Loại cây này có hoa màu trắng nhạt.
Trong tự nhiên, cả hai loại đều mọc hoang ở nhiều nơi. Tuy nhiên loại cây được người dân ưa chuộng làm thuốc đó là loại cây xấu hổ có hoa màu trắng.
Cây xấu hổ có tác dụng gì?
Theo nhiều nghiên cứu về loại cây này thì cây xấu hổ có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như: Giảm căng thẳng, điều trị các bệnh khó nói của phụ nữ, chữa tiểu đường, bệnh về xương khớp và giải độc gan. Trong Đông Y, loại dược liệu này đã được sử dụng phổ biến từ lâu, chính vì thế nên nhiều người đã thắc mắc không biết cây xấu hổ có tác dụng gì, thực hư về việc chữa bệnh của loại dược liệu này như thế nào?
Bên trong cây xấu hổ có chứa nhiều axetat, đây là chất có tác dụng ổn định tinh thần, tăng cường trí nhớ, chữa trầm cảm, giảm căng thẳng và giảm lo âu. Người ta thường rửa sạch cây xấu hổ, đem phơi khô rồi tiến hành nấu nước uống hằng ngày. Nhiều hợp chất trong cây xấu hổ đã được các nhà khoa học chứng minh rằng chúng có khả năng giúp cân bằng nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt, phòng ngừa và điều trị u xơ, viêm nội mạc, ung thư cổ tử cung.
Khi sử dụng lâu dài, cây xấu hổ còn làm giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa các triệu chứng của người bệnh tiểu đường. Dược liệu xấu hổ được sử dụng trong nhiều bài thuốc giảm đau, tê liệt chân tay và chữa đau nhức xương khớp. Nhiều người còn uống nước nấu từ cây xấu hổ thay nước uống hằng ngày để thanh nhiệt, giảm cảm và giải độc cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, cũng như nhiều trường hợp khỏi bệnh từ loại dược liệu thì đích thị cây xấu hổ là một loại cây thuốc có tác dụng lớn đối với sức khỏe và đặc biệt là với những bệnh nhân bị mắc bệnh gan.
Cách ngâm rượu cây xấu hổ
Cách điều trị các chấn thương vào xương khớp, đau nhức, sưng khớp và đi lại khó khăn trong dân gian đó là uống rượu xấu hổ. Đây là cách điều trị an toàn, lành tính và ít tốn kém mà vẫn rất hiệu quả. Khi sử dụng rượu thuốc xấu hổ có thể giảm đau và phục hồi chấn thương hiệu quả. Cách ngâm rượu cây xấu hổ rất đơn giản:
Lấy khoảng một nắm rễ cây xấu hổ, mang đi rửa sạch, thái lát mỏng rồi đem đi sao vàng cùng với rượu trắng cho thơm. Sau đó sắc cùng với nửa lít nước lọc, đun sôi trong khoảng 30 phút cho tới khi hỗn hợp đặc sệt lại thành cao lỏng. Mỗi ngày chỉ cần lấy hỗn hợp rễ xấu hổ pha cùng với chút rượu trắng để uống, sau khoảng 1 – 2 tháng tình trạng bệnh sẽ giảm bớt.
Cây lá lốt và cây xấu hổ có tác dụng gì?
Trong Đông y, dược liệu lá lốt được dùng nhiều trong ẩm thực với món ăn chả lá lốt quen thuộc. Bên cạnh công dụng trong ẩm thực, lá lốt còn có công dụng giảm đau và chống viêm. Chính vì vậy, cây lá lốt và cây xấu hổ thường xuyên được kết hợp sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa đau lưng và nhức mỏi chân tay. Cách dùng khá đơn giản, chúng ta giã nát lá lốt và lá xấu hổ chung với một chút giấm trắng sau đó sao vàng. Đắp trực tiếp lên vùng da bị thương và đắp 2 lần/1 ngày.
Kỹ thuật trồng cây xấu hổ
Cây xấu hổ là loại cây mọc hoang nên thích nghi được với nhiều điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau. Đặc biệt là những vùng đất có nhiều chất dinh dưỡng, nhiều độ ẩm và ánh sáng, khả năng thoát nước tốt. Cây khá dễ trồng, dễ chăm sóc, kỹ thuật trồng cây xấu hổ như sau:
Loại cây này nhân giống bằng phương pháp gieo hạt là chủ yếu. Chúng ta cần chọn những hạt giống to, không bị sâu đục và chắc khỏe. Tiến hành ngâm hạt trong nước ấm khoảng 1 – 2 ngày. Sau khi ngâm thì không cần ủ mà có để đem đi gieo trực tiếp luôn. Trong thời gian ngâm, chúng ta nên bón lót trước cho đất để cung cấp dinh dưỡng cho đất. Tiến hành gieo hạt và sau 15 – 20 ngày, hạt xấu hổ sẽ bắt đầu nảy mầm và ra rễ. Cây xấu hổ là loại cây ưa nước, vậy nên ngay sau khi trồng, cần tưới nước thật đẫm cho cây.
Tác hại của cây xấu hổ
Trong Đông y, dược liệu xấu hổ có độc tính nhẹ. Nhiều công trình nghiên cứu về loại dược liệu này cũng đã chỉ ra, bên trong cây xấu hổ có chứa alkaloid mimosin – đây là chất có thể gây độc nếu sử dụng không đúng cách. Để tránh những tác hại của cây xấu hổ, chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:
- Người có thể hàn lạnh, cơ thể suy nhược và đang mang thai tuyệt đối không được sử dụng loại dược liệu này.
- Không lạm dụng và sử dụng quá liều và trong thời gian dài
- Khi dùng sai liều lượng, sai phương pháp có thể gây khó chịu trong người, mẩn ngứa, buồn nôn, phát ban,…
Ý nghĩa phong thủy cây xấu hổ
Bởi đặc tính co lại khi có vật chạm vào, hoa xấu hổ được ví như người con gái đang đứng trước người yêu, ngại ngùng, e ấp giống như chính cái tên “trinh nữ” mà nhiều người đặt cho nó. Màu tím của hoa tượng trưng cho sự chung thủy, sự lãng mạn trong tình yêu. Sau khi chạm vào khoảng 5 – 7 giây, phần lá và hoa của cây sẽ tự động giãn lại như ban đầu. Hình ảnh của loài hoa này chính là phẩm chất tự trọng cần có của con người.
Ý nghĩa phong thủy cây xấu hổ đó chính là sức sống, sự phi thường và luôn sẵn sàng đứng lên trước mọi gian khổ. Dù trong hoàn cảnh hay thời tiết khắc nghiệt nào, loài cây dại này vẫn sinh trưởng và phát triển tốt. Chính vì lẽ đó nên nhiều người đã trồng loại cây này trong nhà với mục đích phong thủy chứ không còn đơn thuần là một cây thuốc có công dụng chữa bệnh.
Hình ảnh cây xấu hổ trong tự nhiên
Dưới đây là một số hình ảnh cây xấu hổ trong tự nhiên, mời bạn chiêm ngưỡng qua:
Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại cây xấu hổ, tác dụng, kỹ thuật trồng và ý nghĩa phong thủy. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây xà cừ: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và vị trí trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây xà cừ: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và vị trí trồng
Cây vòi voi có ăn được không? Đặc điểm, công dụng, cách dùng
Cây trạng nguyên hợp tuổi nào? Đặc điểm và độc tố của cây
Cây sang là cây gì? Phân loại, ý nghĩa và hình ảnh
Cây thạch anh là gì? Công dụng, cách trồng và độc tố
Cây sung: Phân loại, công dụng, cách trồng và vị trí trồng
Cây sầu riêng: Tuổi thọ, công dụng và kỹ thuật trồng