Cây chanh: Tuổi thọ, công dụng, cách trồng và ý nghĩa
Cây chanh là một loại cây ăn quả truyền thống của người Việt Nam, chúng có hương vị vô cùng chua khi ăn tươi, loại quả này được ứng dụng nhiều trong ẩm thực và làm thuốc chữa bệnh. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm và tuổi thọ cây chanh, công dụng, cách trồng và ý nghĩa của loại cây này.
Đặc điểm và tuổi thọ cây chanh
Cây chanh có tên tiếng anh là citrus aurantifolia, thuộc họ Rutaceae, là một cây bụi nhỏ, có thân gỗ, có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều giống chanh từ nguyên bản đến chanh lai như: Giống chanh ta, giống chanh tứ quý, giống chanh thơm Indo, giống chanh giấy, giống chanh đào, giống chanh không hạt và giống chanh vàng Eureka,… Các giống chanh lai sau này được lai tạo với mục đích tăng năng suất và chất lượng hơn những giống chanh truyền thống trước kia nên sẽ không giữ được các đặc điểm đặc trưng của cây chanh thông thường.
Trên thị trường đang có nhiều loại chanh ghép có nhiều ưu điểm vượt trội. Chúng có quả to tròn, kích thước đều nhau, màu sắc quả đẹp, rất sai quả, mỗi năm có thể thu được khoảng 100kg/1 cây, sau khoảng 2 năm từ khi gieo trồng đã có thể thu lấy quả. Cây chanh có chiều cao khá thấp, chiều cao trung bình khoảng 0,5 – 2m, một số cây mọc hoang dại có chiều cao lên tới 3m. Cây phân nhiều cành nhánh, phần thân được bao phủ bởi một lớp gai nhọn, lá có hương thơm dễ chịu khi bị vò nát. Lá chanh có hình trứng, nhọn một đầu, thon một đầu, lá có màu xanh, dày, cứng, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, mép lá có răng cưa.
Hoa chanh có màu trắng ngả vàng, nhụy hoa có màu xanh, một số cây có hoa màu tím nhạt, một bông hoa có 5 cánh, kích thước nhỏ. Hoa không mọc thành cụm mà mọc đơn lẻ, chanh thường kết quả vào tháng 5 đến tháng 9 hằng năm, quả sẽ chín sau khoảng 5 – 6 tháng sau khi hoa nở. Tuy nhiên, sau khi được lai tạo, nhiều giống chanh ra quả quanh năm. Quả chanh có màu xanh, khi chín sẽ chuyển dần sang màu vàng, quả có hình tròn, vỏ nhẵn bóng, có nhiều múi, mỗi múi chanh có chứa nhiều hạt. Quả chanh có hàm lượng axit cao nên có vị chua và vị thơm, nồng, dễ ngửi.
Cây chanh là loại cây có tuổi thọ cao, tuổi thọ cây chanh trung bình khoảng 30 – 50 năm. Nếu kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại đúng cách, một cây chanh khỏe mạnh sẽ có thể sống hàng trăm năm. Do vậy, chúng ta cần trồng chanh ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp hằng ngày, đất trồng tơi xốp, có nhiều độ ẩm và thoát nước tốt.
Cơ quan sinh sản của cây chanh
Cây chanh là một loài thực vật có khả năng tự thụ phấn, khả năng sinh sản của cây chanh khá rõ rệt. Giống chanh truyền thống có hai lần ra trái trong một năm: Đợt ra trái đầu tiên là vào mùa xuân – khoảng tháng 3 – 4, đợt ra trái thứ hai vào mùa thu – khoảng tháng 9 – 10 hằng năm. Một bông hoa chanh không bị sâu bệnh sẽ nở trong khoảng 7 – 10 ngày, nếu được phun thuốc kích thích ra hoa thì hoa chanh có thể nở trong khoảng 15 ngày.
Những trái chanh từ cây chanh cảnh sẽ chín trong khoảng 8 – 9 tháng kể từ khi ra hoa. Đặc biệt, khi trồng ở những nơi không đủ ánh sáng và có thời tiết nóng ẩm, thời gian từ lúc ra quả tới khi chín có thể kéo dài một năm. Cơ quan sinh sản của cây chanh là hoa. Cơ quan sinh dục “đực” là các nhị hoa, đây chính là bộ phận tạo ra phấn hoa trong các bao phấn. Bộ phận sinh dục “cái” là lá noãn, bên trong chứa các giao tử cái và là nơi diễn ra sự thụ phấn.
Công dụng của lá cây chanh
Lá chanh là một vị thuốc nam có vị cay, ngọt nhẹ, tính hỏa, có tác dụng tiêu đờm, hạ sốt, chữa đàm ẩm, điều trị hen phế quản, chỉ khái và sát khuẩn. Lá chanh có hình trứng, dài, nhọn hai đầu, phần mép lá có nhiều răng cưa. Trong lá chanh tươi có chứa nhiều tinh dầu nên khi vò nát có mùi thơm dễ chịu. Chính vì vậy, lá chanh thường được sử dụng để xông giải cảm. Theo nhiều nghiên cứu, lá chanh có nhiều hợp chất hóa học có thể giúp an thần, chống co thắt, chữa chứng rối loạn thần kinh, mất ngủ, thường xuyên căng thẳng và tim đập nhanh không kiểm soát.
Trong dân gian, lá chanh có thể hãm trà uống để giảm những cơn đau nửa đầu, chữa trị bệnh hen suyễn, điều trị đau bụng. Bên trong lá chanh có chứa: Linalool, poncirin, limonene, hesperidine, naringin, rhoifolin, n-methyl tyramine, synephrine, canxi, sắt, phốt pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin C và axit citric. Đây đều là những hợp chất hóa học có thể ngăn ngừa những cơn đau sau phẫu thuật sỏi thận, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường sức bền của cơ thể, phòng chống nhiễm trùng và bệnh tật.
Tác dụng của lá cây chanh không chỉ dừng lại ở đó, bên trong lá chanh có hàm lượng lớn vitamin C và chất xơ. Nhờ vậy, lá chanh được xem là một vị thuốc có tác dụng chất chống oxy hóa tự nhiên, chống lại các gốc tự do có hại, đẹp da, đẹp dáng, cải thiện những nếp nhăn do lão hóa. Những người đang mong muốn giảm cân cũng được nhiều thầy thuốc khuyến khích uống một ly nước lá chanh nóng hằng ngày.
Cách trồng cây chanh nhanh ra quả
Cây chanh là loại cây dễ sống, dễ trồng và dễ chăm sóc. Để cây chanh luôn xanh tốt, chúng ta cần quan tâm tới các yếu tố về chế độ chăm sóc, đất trồng, thời tiết và chất lượng giống chanh. Cây chanh có thể thích nghi được với nhiều loại đất trồng khác nhau, nhưng để cây sinh trưởng tốt thì cần trồng trên đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và có thể thoát nước nhanh khi bị ngập úng. Trước khi trồng cần xử lý đất để loại bỏ sâu bệnh có trong đất và giúp đất được tơi xốp. Chúng ta cần đào hố trồng chanh trước 1 tháng, hố đào có kích thước 50 x 60cm, sâu 60cm.
Để cây chanh phát triển tốt nhất, khoảng cách giữa hai cây với nhau trong khoảng 2,5m đến 3m, mỗi hàng chanh cách nhau khoảng 3 đến 4m. Cách trồng cây chanh cụ thể như sau: Sử dụng những cây chanh giống có chiều cao khoảng 50 – 70cm, loại bỏ lớp nilon bao quanh bầu đất và đặt cây chanh vào hố trồng. Tiến hành lấp đất và nén chặt, cần cắm cọc để cố định thân cây cho gió khỏi lay ngã. Trong những năm đầu khi cây chưa ra quả, cần trồng xen canh với một số loại cây trồng khác để tăng hiệu quả sử dụng đất. Tưới nước đều đặn cho cây vào mỗi sáng sớm, lượng nước tưới cần dựa vào kích thước của cây để quyết định.
Cách trồng cây chanh Bắc luôn xanh tốt
Khác với giống chanh thông thường, cây chanh Bắc là giống chanh được trồng để thu hoạch lá chứ không phải lấy quả, cây có kích thước nhỏ gọn, được trồng chủ yếu trong chậu. Loại cây này có sức chống chịu với sâu bệnh hại tốt, ưa nắng nhưng vẫn có thể sống trong bóng râm thời gian dài. Cách trồng cây chanh Bắc luôn xanh tốt như sau:
Lựa chọn chậu trồng có kích thước phù hợp, chậu phải có lỗ thoát nước lớn. Bón phân lót trước khi trồng 1 tháng, đào hố vào đặt cây chanh Bắc vào trong. Lấp đất và nén chặt lại. Sau khi trồng cần tưới nước hằng ngày cho cây, chia nhỏ lượng nước hằng ngày để tránh cho cây bị ngập úng.
Ý nghĩa khi trồng cây chanh trong nhà
Cây chanh đã đi vào đời sống của dân tộc ta với hương hoa thơm mát, những chùm quả tròn trĩnh, trĩu cành. Đây là món gia vị đặc trưng không thể thiếu trong nhiều món ăn quen thuộc của người dân Việt, Khi trồng cây chanh trong nhà, những quả chanh to tròn tượng trưng cho sự viên mãn, tài lộc, sự thịnh vượng và sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Trong phong thủy, cây chanh là loại cây đem lại điềm lành, hứa hẹn điều tốt đẹp cho hiện tại và tương lai.
Hình ảnh cây chanh trong tự nhiên
Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây chanh trong tự nhiên dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng của cây chanh. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây cà phê: Giới thiệu, đặc điểm, vòng đời và ý nghĩa
Sinh Vật Cảnh -Cây cà phê: Giới thiệu, đặc điểm, vòng đời và ý nghĩa
Cây bao báp: Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và cách trồng
Top 16+ những loại cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao
Cây xấu hổ: Phân loại, tác dụng, cách trồng và ý nghĩa
Cây xà cừ: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và vị trí trồng
Cây vòi voi có ăn được không? Đặc điểm, công dụng, cách dùng
Cây trạng nguyên hợp tuổi nào? Đặc điểm và độc tố của cây