Cây cam: Tổng quan chung, đặc điểm, công dụng và vai trò

Cây cam là giống cây ăn quả truyền thống của nước ta, cam có nhiều giá trị dinh dưỡng nên nó không chỉ là một loại cây cho trái đơn thuần mà còn là vị thuốc nam chữa được nhiều bệnh lý của con người. Bài viết sau sẽ giới thiệu đôi nét về cây cam, đặc điểm, công dụng của thân cây cam và vai trò của cây cam đối với đời sống con người.

Nội Dung Chính

Giới thiệu về cây cam

Cam có mặt tại nhiều nước trên thế giới, mỗi một nước lại gọi loại cây này với một cái tên khác nhau. Tại đất nước Hà Lan, nó có tên gọi là sinaasappel, tại Đức nó lại có tên là apfelsine. Hiện tại, có hai giống cam trên thị trường, đó là giống cam ngọt và giống cam chua. Cả hai giống cam này đều thuộc họ Citrus, thuộc loại quả mọng, có thịt mềm. Phần thịt quả cam có những sợi tế bào ăn được, bên trong quả cam có nhiều múi, mỗi múi lại có chứa nhiều hạt, kích thước hạt tùy thuộc vào kích thước quả.

Giới thiệu về cây cam

Giới thiệu về cây cam

Cam là một loại trái cây được sử dụng phổ biến ở hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới trong vài thập kỷ qua. Trong thế kỷ 11, những giống cam có vị đắng xuất hiện lần đầu và được trồng ở nước Ý, sau đó phủ rộng ra toàn bộ châu Âu. Sau khi các thương nhân Bồ Đào Nha mở cửa buôn bán với Ấn Độ, họ đã mua những hạt giống cam ngọt về trồng tại châu Âu. Lúc này, giống cam ngọt mau chóng chiếm lĩnh thị phần của cam vị đắng, nhu cầu thị trường về giống cam này ngày càng tăng cao, từ đó giống cam đắng bị loại bỏ. Trong năm 1400, những người dân Tây Ban Nha, Hà Lan, Ả Rập và Bồ Đào Nha giới thiệu về cây cam như một loại quả thần kỳ có thể chống lại sự phát triển của bệnh scurvy.

Trong năm 1500, hạt cam và chanh được mang tới trồng tại Haiti, Caribbean và Florida. Vào năm 1870, việc lai tạo các giống cam trở nên phổ biến tại California. Tới năm 2005, nơi có trữ lượng cam lớn nhất thế giới là Mexico, Hoa Kỳ, Brazil, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Iran, Pakistan, Trung Quốc, Ý và Ai Cập. Cho tới thời điểm hiện tại, trái cam tươi là sản phẩm thương mại được sử dụng rộng rãi. Hơn hết, cam còn được bán dưới dạng nước ép, cocktail, mứt, bánh. Thời gần đây, món mật ong từ hoa cam, là một món ngon có mùi thơm hấp dẫn, hương vị đậm đà, ngọt ngào được mọi người sử dụng và tìm kiếm rất nhiều.

Đặc điểm cây cam trong tự nhiên

Cây cam là loài cây ăn quả sống lâu năm, tuổi thọ cao, cây có tuổi thọ trung bình trong khoảng 50 – 75 năm. Khi còn nhỏ, cam có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh chóng, mỗi năm, cây cam có thể cao 30 – 50 cm. Một số cây cam mọc ngoài tự nhiên có tuổi thọ lên tới 160 năm. Một số đặc điểm cây cam mà chúng ta có thể dễ phân biệt đó là: Tán lá lớn, nhiều cành nhánh, cây bắt đầu phân nhánh từ giữa thân. Toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp gai nhọn, đặc biệt nhiều ở phần chồi non và đầu cành.

Đặc điểm cây cam trong tự nhiên

Đặc điểm cây cam trong tự nhiên

Chiều cao của cam không cố định mà sẽ tùy thuộc vào từng giống cam khác nhau, có một số giống có thể cao lên tới 12m, cũng có một số giống có chiều cao chỉ trong khoảng 4 – 6m. Các giống cam nhỏ gọn được trồng trong chậu, trong vườn nhà có chiều cao chỉ khoảng 60 – 80cm. Rễ cam không có lông, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp nấm trong đất. Các loại vi sinh vật này thường kết hợp với rễ cây và trở thành một liên kết cộng sinh. Các vi khuẩn nấm sẽ ăn mòn các carbohydrate và axit amin trong đất, sau đó cung cấp khoáng chất và nước cho cây phát triển.

Trong điều kiện thời tiết và khí hậu không thuận lợi, quá trình chăm sóc không cung cấp đủ dưỡng chất cho cây sẽ khiến cây bị rụng lá già, phát triển chậm, ra ít hoa, từ đó dẫn tới việc cây không đậu được quả. Cây cam cho hoa lưỡng tính, hoa cam có kích thước lớn, màu trắng, hình trứng. Hoa mọc ở nách lá, mọc thành cụm trên các chồi non, có mùi thơm nồng nàn, dễ chịu. Cây cam ra hoa vào mùa xuân khoảng tháng 3 – 4 dương lịch, hoa nở khá dài, nở liên tục trong vòng 30 ngày.

Kiểu lá của cây cam

Lá cam có màu xanh đậm, hình trứng, nhọn hai đầu, có chiều dài khoảng 10 – 15cm, chiều rộng khoảng 4 – 7cm, mép lá lượn sóng hoặc có răng cưa nhỏ. Kiểu lá của cây cam đó là lá kép, lá thường mọc cách hai bên, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. Cam có đặc điểm sinh trưởng khá khác lạ, phần tán lá sẽ có các chức năng khác nhau ở mỗi độ tuổi.

Kiểu lá của cây cam

Kiểu lá của cây cam

Khi cây còn nhỏ, tán lá sẽ đảm nhận chức năng quang hợp, khi cây đã trưởng thành thì tán lá lại là nơi dự trữ các chất dinh dưỡng. Đây chính là một bộ phận quan trọng trong quá trình ra hoa và đậu quả của cây. Theo nhiều nghiên cứu, lá cam có chứa các tuyến tinh dầu, vậy nên lá cam được sử dụng trong điều chế tinh dầu. Một lá cam thường có tuổi thọ khoảng 2 năm. Trong năm có khoảng 50% lá cam già sẽ bị rụng hoặc bị gió thổi bay. Vào tháng 2 tới tháng 3 hằng năm, khoảng 25% lá cam sẽ bị gió thổi bay đi, 25% lá sẽ bay vào các thời điểm khác trong năm.

Công dụng của thân cây cam như thế nào?

Ngoài công dụng cho trái, cây cam còn được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền để chữa một số bệnh lý ở người. Phần vỏ, thân, rễ cam đều được sử dụng để điều trị đau bụng kinh, đau nhức xương khớp và vô kinh. Chính vì vậy nên rất nhiều người thắc mắc về công dụng của thân cây cam như thế nào? Theo nhiều cuốn sách y học cổ có ghi chép lại, thân cây cam có vị cay, đắng nhẹ, tính hỏa, có chứa tinh dầu thơm.

Công dụng của thân cây cam như thế nào?

Công dụng của thân cây cam như thế nào?

Đây là một loại dược liệu có tác dụng: Cầm máu, điều trị phong, thấp khớp, giúp thư giãn gân cốt, giảm đau, điều trị đau nhức xương khớp, đòn ngã tổn thương, vô kinh, thống kinh, chảy máu tử cung, chảy máu cam, đau dạ dày và nôn ra máu. Tuy nhiên, vị thuốc này cần tránh sử dụng cho phụ nữ đang mang thai. Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, bên trong thân cây cam có chứa các hoạt chất chống tiểu đường, chống viêm, hỗ trợ làm lành vết thương và chống oxy hóa. Về các công dụng khác của loại dược liệu này thì cần giới y học nghiên cứu thêm.

Thân cây cam màu gì?

Cam thuộc loại cây cho trái có múi, thân gỗ lớn, thường mọc tập trung thành bụi. Thân cây cam màu gì là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi muốn phân biệt chính xác loại cây này với các loại cây khác cùng họ. Phần thân khi còn nhỏ có màu xanh sẫm, khi trường thành sẽ chuyển dần sang màu xanh xám.

Thân cây cam màu gì?

Thân cây cam màu gì?

Vai trò của cây cam trong đời sống

Bên trong quả cam có chứa acid, đường và tinh dầu. Do đó, quả cam có vị ngọt, hơi chua. Khi ăn vào có thể giải khát, làm mát phổi, sinh tân dịch, tiêu đờm, thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ khí đầy và điều hòa tỳ vị. Vai trò của cây cam trong đời sống con người là vô cùng lớn:

Lá, hoa, vỏ cam được sử dụng để hãm nước trà có tác dụng xoa dịu thần kinh, kích thích ăn ngon miệng, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, chống táo bón, chữa đầy bụng, kích thích tiết mật, lợi trung tiện, tăng nhu động ruột, chữa chứng ợ chua và làm dịu cơn đau dạ dày. Quả cam là một thức quả thơm, ngon, bổ dưỡng, được nhiều người sử dụng nên có thể giúp mang lại giá trị kinh tế lớn cho người trồng.

Vai trò của cây cam trong đời sống

Vai trò của cây cam trong đời sống

Hình ảnh cây cam trĩu trái đẹp

Cùng chiêm ngưỡng qua một số hình ảnh cây cam trong tự nhiên dưới đây:

Hình ảnh cây cam trĩu trái đẹp

Hình ảnh cây cam trĩu trái đẹp

Hình ảnh cây cam trĩu trái đẹp

Hình ảnh cây cam trĩu trái đẹp

Hình ảnh cây cam trĩu trái đẹp

Hình ảnh cây cam trĩu trái đẹp

Hình ảnh cây cam trĩu trái đẹp

Hình ảnh cây cam trĩu trái đẹp

Hình ảnh cây cam trĩu trái đẹp

Hình ảnh cây cam trĩu trái đẹp

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây cam, đặc điểm, công dụng của thân cây cam và vai trò của cây cam đối với đời sống con người. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây cứt lợn chữa viêm xoang, gội đầu, đặc điểm và ứng dụng

Sinh Vật Cảnh -