Cây cứt lợn chữa viêm xoang, gội đầu, đặc điểm và ứng dụng
Cây cứt lợn là một loại cây cỏ dại tưởng chừng như không có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, loại cỏ dại này lại là một loại thảo dược chữa được nhiều bệnh lý phổ biến của con người. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, cách chữa viêm xoang, công dụng khi gội đầu và tác dụng của thuốc nhỏ mũi làm từ loại cây này.
Đặc điểm cây hoa cứt lợn tím
Cây cứt lợn là loại cây mọc hoang dại tại khắp nơi trên đất nước ta, cây có thể thích nghi được với nhiều loại đất khác nhau, sinh trưởng khỏe trong nhiều điều kiện khí hậu. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp loại cây này ở hai bên vệ đường, các khu đất trống, bờ ruộng hay thậm chí xuất hiện cả trong vườn nhà. Loại cây này có màu hoa tím nổi bật nên được nhiều người gọi là cây hoa cứt lợn tím.
Cây cứt lợn có thân mềm, thường mọc thẳng, có chiều cao trung bình khoảng 30 – 50cm. Phần thân có màu xanh, một số cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có màu tím. Toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm màu trắng sữa. Lá cây có hình trứng, nhọn một đầu, thường mọc đối xứng hai bên, cuống lá ngắn, mỗi lá có chiều dài khoảng 2 – 4cm và chiều rộng khoảng 1 – 2cm. Mép lá có răng cưa, phần mặt lá dưới là phần có số lượng lông bao phủ nhiều nhất so với các bộ phận khác của cây. Lá có màu xanh đậm, mặt lá dưới có màu nhạt, khi vò nát lá có mùi rất hắc, khó ngửi.
Hoa cứt lợn mọc tập trung thành chùm, chủ yếu mọc ở đầu ngọn, có màu tím. Mỗi một bông hoa cứt lợn sẽ có nhiều cánh hoa nhỏ li ti. Quả cứt lợn có màu đen, kích thước nhỏ. Tại nước ta, cây cứt lợn được chia thành hai loại dựa vào màu sắc của hoa đó là cây hoa cứt lợn trắng và cây hoa cứt lợn tím. Tuy nhiên, loại cây chúng ta thường thấy và sử dụng nhiều đó là cây có hoa tím, cây hoa trắng ít khi xuất hiện, nếu có xuất hiện thì cũng không được ưu tiên sử dụng.
Cây cứt lợn mọc quanh năm, người dân có thể thu hái bất cứ lúc nào, ngoại trừ rễ cứt lợn thì tất cả các bộ phận còn lại của cây đều được ứng dụng trong y học với nhiều tác dụng khác nhau. Những cây cứt lợn trưởng thành sau khi được thu hoạch về sẽ cắt bỏ đi phần rễ không có giá trị, ngắt bỏ những lá quá già, héo úa và sâu bệnh. Sau đó được rửa sạch với nước, dược liệu này có thể được dùng tươi hoặc chế biến thành dạng khô, cả hai dạng chúng ta đều có thể sử dụng được. Tuy nhiên, để giữ được các dược tính có trong cây cứt lợn thì chúng ta nên sử dụng lá tươi. Khi dùng lá tươi, chúng ta cần lưu ý rằng: Dược liệu tươi chỉ có thể bảo quản được trong 2 – 3 ngày trong tủ lạnh.
Cây cứt lợn còn gọi là cây gì?
Trong Đông Y, cây cứt lợn có tác dụng tán sỏi, giải nhiệt, tiêu độc, khử trùng nên được sử dụng để chữa sỏi đường tiết niệu, viêm xoang, sưng đau khớp, trúng độc. Chúng ta có thể sử dụng dưới dạng khô hoặc tươi. Nếu có điều kiện, tốt nhất bạn nên dùng tươi để giữ 100% dưỡng chất. Lưu ý: Người trưởng thành chỉ nên dùng với liều lượng khoảng 10 – 30g/1 ngày. Loại cây này xuất hiện nhiều ở ngoài tự nhiên, mỗi địa phương lại đặt cho nó một cái tên khác nhau. Trong dân gian, cây cứt lợn còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như: Cây hoa ngũ vị, cây cỏ hôi, cây hoa cứt lợn, cây cỏ ngũ sắc, cây bù xít, cây thắng hồng kế, cây cỏ cứt heo, cây nhờ hất bồ, cây cỏ thối địch, cây hoa thối địch, cây hoa ngũ sắc,… Cây có tên tiếng anh là ageratum conyzoides, thuộc họ Asteraceae.
Cách chữa viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc
Viêm xoang là căn bệnh phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, bao gồm cả người già và trẻ em. Khác với bệnh viêm mũi dị ứng, các triệu chứng của bệnh viêm xoang đó là hắt hơi nhiều và mũi chảy dịch màu vàng, đặc, đau đầu, mệt mỏi kéo dài, chóng mặt, suy nhược cơ thể, thậm chí nhiều người có cơ địa nhạy cảm còn chảy ra chất dịch màu xanh, có mùi hôi. Đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nó vẫn mang lại nhiều sự khó chịu, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Nếu chúng ta không điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể tiến triển nặng hơn và gây nên nhiều biến chứng khác cho cơ thể.
Để điều trị căn bệnh khó chịu này, nhiều người đã sử dụng thuốc nam thay vì điều trị theo phương pháp Tây Y. Một dược liệu được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm xoang đó là cây cứt lợn (cây hoa ngũ sắc). Chữa viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc là một phương pháp chữa bệnh lành tính, tiết kiệm chi phí, an toàn, hiệu quả và không có tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
Y học hiện đại cũng đã chỉ ra, bên trong cây cứt lợn có chứa saponin, phenol và alkaloid. Đây là các hợp chất hóa học có tác dụng làm loãng dịch nhầy trong xoang mũi, loại bỏ dịch đờm, giảm nghẹt mũi, sổ mũi và cảm giác đau nhức vùng mũi, ức chế sự phát triển của trực khuẩn mủ xanh, vi khuẩn E.Coli, tụ cầu vàng. Với những công dụng chữa xoang thần kỳ của dược liệu cứt lợn, các bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng loại thảo dược này để trị bệnh.
Công dụng của cây cỏ hôi gội đầu
Nhiều cuộc nghiên cứu về thành phần của cây cứt lợn đã cho biết: Bên trong loại dược liệu này có chứa 2% tinh dầu, caryophyllene, ageratochromen, saponin, ageratochromen, cadinen và alcaloid. Hiện tại, vẫn còn 4 hoạt chất hóa học đang được giới y học nghiên cứu thêm về đặc tính, tác dụng sinh học cũng như tác dụng hóa học. Các chất hóa học trên được giới y học cho biết, chúng có công dụng tuyệt vời đối với mái tóc nhiều dầu và gàu.
Chính vì vậy, ngày càng có nhiều người sử dụng cây cỏ hôi gội đầu với mong muốn tóc sẽ bớt gàu và suôn mượt. Khá nhiều người đã sử dụng và cho kết quả khả quan. Chúng ta có thể đun kết hợp hoa cứt lợn cùng lá thơm, cho thêm một vài nhánh sả để dậy mùi và lấn át mùi hôi của hoa cứt lợn, lúc này chúng ta có thể sử dụng dung dịch nước gội này để tắm luôn cũng được.
Thuốc nhỏ mũi hoa ngũ sắc
Theo Đông Y, cây cứt lợn có vị cay, đắng nhẹ, tính hàn nên là thành phần chính để sản xuất các loại thuốc thanh nhiệt, tiêu sưng, giải độc, viêm họng, thuốc điều hòa nội tiết tố nữ, viêm đường tiết niệu. Người dân tại nhiều địa phương đã sử dụng cây cứt lợn tươi để xông trong các trường hợp bị bệnh liên quan tới đường hô hấp. Hơn hết, chúng ta đã biết về công dụng của loại cây này trong việc điều trị viêm xoang nên việc cây cứt lợn được đưa vào sản xuất các sản phẩm điều trị viêm xoang là điều sớm muộn.
Quả đúng như vậy, hiện nay trên thị trường Tây Y Việt Nam đã xuất hiện thuốc nhỏ mũi hoa ngũ sắc. Theo nhiều nghiên cứu, loại thuốc nhỏ mũi này có tác dụng kích thích niêm mạc mũi, giảm xuất tiết, chống phù nề, chống viêm và chống dị ứng. Ngay sau khi dùng lần đầu tiên, bệnh nhân sẽ thấy nước mũi chảy nhiều, rát niêm mạc mũi, mủ đọng trong hốc mũi. Sau khoảng 3 ngày sử dụng, chúng ta sẽ thấy công dụng hữu hiệu từ loại thuốc này. Thuốc nhỏ mũi hoa ngũ sắc được chưng cất từ cây cứt lợn. Do đó, nó hoàn toàn tự nhiên, an toàn cho người sử dụng và không gây tác dụng phụ.
Trên bao bì có ghi rõ công dụng của loại nước nhỏ mũi này đó là chống viêm, chống phù nề, kháng khuẩn, làm thông mũi với mùi hương dễ chịu và hỗ trợ điều trị viêm xoang và viêm mũi dị ứng. Nếu ai đang có các triệu chứng liên quan về đường hô hấp thì không thể bỏ qua loại dung dịch nước nhỏ mũi này.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây cứt lợn, cách chữa viêm xoang, công dụng khi gội đầu và sản phẩm thuốc nhỏ mũi làm từ loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây chay: Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây chay: Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây chanh: Tuổi thọ, công dụng, cách trồng và ý nghĩa
Cây cà phê: Giới thiệu, đặc điểm, vòng đời và ý nghĩa
Cây bao báp: Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và cách trồng
Top 16+ những loại cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao
Cây xấu hổ: Phân loại, tác dụng, cách trồng và ý nghĩa
Cây xà cừ: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và vị trí trồng