Cây húng chanh: Tên gọi khác, tác dụng, cách dùng, cách trồng

Cây húng chanh là loại cây gia vị được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh. Vậy cây húng chanh còn gọi cây gì, tác dụng, cách sử dụng, cách trồng loại cây này ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu.

Nội Dung Chính

Cây húng chanh còn gọi là cây gì?

Cây húng chanh được tìm thấy lần đầu tiên ở Châu Phi, có nguồn gốc từ Maluku – Indonesia. Loại cây này được trồng ở nhiều nơi tại Việt Nam để thu hoạch lá. Lá húng chanh có chứa nhiều tinh dầu, có mùi thơm dễ chịu, thường xuyên được sử dụng làm gia vị cho các món ăn. Ở nhiều nước trong khu vực Đông Á, loại cây này chỉ được dùng để ăn tươi chứ không được sử dụng làm thuốc rộng rãi như Việt Nam. Mỗi địa phương lại đặt cho loại cây này một cái tên khác nhau nên khá nhiều người thắc mắc, cây húng chanh còn gọi là cây gì?

Cây húng chanh còn gọi là cây gì?

Cây húng chanh còn gọi là cây gì?

Trong dân gian, cây húng chanh có nhiều tên gọi khác như: Cây rau thơm lông, cây dương tử tô, cây rau tần, cây rau thơm, cây tần dày lá,… Cây có tên tiếng anh là coleus crassifolius benth, họ Labiatae. Loại cây này được xếp vào nhóm các loại cây cỏ dại, khi trưởng thành rễ sẽ hóa gỗ, tuổi thọ cao, chiều cao trung bình khoảng 30 – 80cm. Thân thẳng, toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Lá húng chanh có cuống ngắn, mọc đối xứng, có hình trứng, nhọn một đầu và khá mọng nước. Chiều dài của lá trung bình khoảng 6 – 8cm, chiều rộng khoảng 2 – 4cm, mép lá có răng cưa, hai mặt lá có cùng màu sắc, mặt lá dưới nhiều lông mao và đường gân cũng nổi rõ hơn mặt lá trên.

Hoa húng chanh có màu đỏ hồng, kích thước nhỏ, mọc thành cụm, một cụm hoa có khoảng 20 – 30 bông. Hiện tại, cây húng chanh có mặt ở hầu hết tất cả các quốc gia có nền khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam, loại cây này được trồng nhiều với mục đích làm rau gia vị hoặc trồng trong vườn với mục đích làm nền. Mùa hè là thời điểm cây phát triển mạnh mẽ nhất, đây cũng chính là mùa ra hoa của cây. Lá có thể thu hoạch quanh năm, sau khoảng 30 ngày kể từ khi gieo trồng thì chúng ta đã có thể thu hái sử dụng. Tuy nhiên, chỉ khi ăn tươi thì người ta mới hái lá quanh năm mà thôi, nếu trồng với mục đích kinh tế, thu hái để sấy khô thì sẽ thu hái hàng loạt theo mùa.

Trồng cây húng chanh có tác dụng gì?

Cây húng chanh không chỉ là một loại rau gia vị thông thường mà còn có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Theo y học cổ truyền, cây húng chanh có tính hỏa, vị cay, mùi thơm, không chứa chất độc, có công dụng tiêu đờm, phát tán phong hàn, làm ra mồ hôi, sát khuẩn. Do đó, vị thuốc này được sử dụng trong việc trị cảm cúm, ho khan, ho có đờm, sốt lạnh, viêm họng, giải cảm,… Loại dược liệu này có thể sử dụng an toàn cho cả bà bầu và trẻ nhỏ. Đây cũng chính là vị thuốc hữu hiệu trong việc chữa ho, viêm xoang và đau rát cổ họng tại nhà an toàn và hiệu quả.

Các hợp chất hóa học bên trong lá húng chanh có công dụng như một loại kháng sinh có tác dụng sát khuẩn, loại bỏ dịch nhầy trong mũi, long đờm, loại bỏ các tác nhân gây bệnh cho đường hô hấp. Mỗi khi thay đổi thời tiết, con người rất dễ bị cảm cúm, sốt, mệt mỏi. Việc sử dụng nước ép húng chanh, uống cùng với một chút muối trắng sẽ là một phương pháp hạ sốt, ra mồ hôi, loại bỏ độc tố nhanh chóng. Ngoài ra, việc súc miệng bằng nước lá húng chanh mỗi ngày sẽ có tác dụng chữa hôi miệng hiệu quả, giúp trắng răng, loại bỏ các vi khuẩn, virus có hại cho khoang miệng.

Trồng cây húng chanh có tác dụng gì?

Trồng cây húng chanh có tác dụng gì?

Các vận động viên sau khi thi đấu thể dục, thể thao cũng được khuyến khích nên ăn tươi lá húng chanh để ngăn ngừa loãng xương. Bên trong lá húng chanh có chứa hàm lượng axit béo omega-6 cao nên có thể giảm các chứng sưng, đau khớp, chữa thoái hóa khớp hiệu quả. Loại rau thơm này còn có chứa hàm lượng vitamin A khá cao, tương đương hàm lượng có trong củ cà rốt. Do đó, khi ăn lá húng chanh sẽ có thể giảm căng thẳng, chống oxy hóa, ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ. Những lợi ích đáng quý của loại cây này đã trả lời cho việc trồng cây húng chanh có tác dụng gì?

Việc hãm lá húng chanh uống như nước trà hằng ngày giúp giảm muối dư thừa, chất béo, lợi tiểu, tăng cường hoạt động của thận, giảm đau bụng kinh. Không những vậy, tại Ấn Độ và Indonesia, người dân đã sử dụng loại cây này như một vị thuốc có thể giúp lợi sữa cho bà mẹ mới sinh. Và ngay từ xưa, loại cây này đã được sử dụng để trị các chứng khó chịu của dạ dày, giảm hội chứng ruột kích thích, giúp thư giãn, ngủ ngon, an thần, giảm cảm giác lo lắng, bồn chồn,… Đây chính là một chất chống ung thư tiềm năng mà y học đang cần thời gian nghiên cứu, thử nghiệm thêm.

Cây húng chanh ăn sống được không?

Tại nước ta, lá húng chanh là một loại gia vị được sử dụng trong ẩm thực, là loại thảo dược có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Bên trong lá húng chanh có chứa hàm lượng lớn Omega 6, vitamin A, vitamin C giúp chống oxy hóa, tăng cường thị lực và bảo vệ mắt, điều trị vảy nến, tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, phòng ngừa ung thư, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch.

Cây húng chanh ăn sống được không?

Cây húng chanh ăn sống được không?

Cây húng chanh ăn sống được không là câu hỏi có rất nhiều người bệnh khó chịu với việc uống nước lá húng chanh. Tại Việt Nam, lá húng chanh được sử dụng phổ biến dưới dạng rau gia vị, rau trang trí cho các món ăn. Do vậy, việc ăn tươi lá húng chanh là hoàn toàn có thể, thậm chí còn khá tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, húng chanh có tính hỏa, chúng ta không nên ăn tươi quá nhiều trong một lần, việc chữa bệnh bằng cách ăn tươi không được nhiều người sử dụng. Do đó, chúng ta chỉ nên sử dụng lá húng chanh tươi trong thực phẩm, hoặc sử dụng với liều lượng nhỏ trong việc chữa bệnh. Húng chanh được chế biến dưới dạng siro, nước ép cũng khá dễ uống, bạn có thể thêm chút đường, mật ong để uống dễ dàng hơn.

Cách sử dụng cây húng chanh trị ho

Cách sử dụng cây húng chanh để trị ho, tiêu đờm, giải cảm như sau:

Chuẩn bị 8g tía tô, 15g lá húng chanh tươi, 15g bạc hà, 1g gừng tươi. Rửa sạch toàn bộ hỗn hợp và sắc cùng với 1 lít nước trong 45 phút. Chắt lấy nước uống hằng ngày, phần bã có thể tận dụng để đắp lên những vùng da bị ngứa, rôm sảy, dị ứng. Sau khoảng 3 ngày uống, các triệu chứng của người bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt.

Cách sử dụng cây húng chanh trị ho

Cách sử dụng cây húng chanh trị ho

Lưu ý: Nước sắc tía tô không nên sử cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Cách chế biến cây húng chanh làm nước uống

Nước uống húng chanh là loại nước uống giải khát, thanh nhiệt, giải độc và tốt cho sức khỏe. Cách chế biến cây húng chanh như sau:

Rửa sạch 15 – 20 lá húng chanh, nửa cân tắc hoặc chanh, 1 củ gừng. Cắt nhỏ tất cả các nguyên liệu, loại bỏ toàn bộ hạt tắc và trộn tất cả các nguyên liệu trên cùng với 1kg đường. Ủ trong khoảng 1 tiếng tới 1,5 tiếng. Sau đó, cho tất cả nguyên liệu vào đun với 3 lít nước. Nước vừa sôi thì mở hé vung và giảm nhỏ lửa, sau đó tiếp tục đun thêm 30 phút. Chắt lấy nước và uống thay nước hằng ngày.

Cách chế biến cây húng chanh làm nước uống

Cách chế biến cây húng chanh làm nước uống

Cách trồng cây húng chanh luôn xanh tốt

Cây húng chanh được trồng chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt, cách trồng cây húng chanh luôn xanh tốt như sau:

Trước tiên, chúng ta cần ngâm hạt với nước ấm khoảng 4 – 6 tiếng. Sau đó, để ráo hạt và gieo vãi vào khu vực đất trồng. Ủ một lớp rơm rạ mỏng lên trên bề mặt và tiến hành tưới nước dạng phun sương cho khu vực trồng. Khi có mưa to hoặc nắng to cần che chắn cẩn thận cho cây.

Cách trồng cây húng chanh luôn xanh tốt

Cách trồng cây húng chanh luôn xanh tốt

Hình ảnh cây húng chanh trong tự nhiên

Dưới đây là hình ảnh cây húng chanh trong tự nhiên, mời bạn tham khảo qua:

Hình ảnh cây húng chanh trong tự nhiên

Hình ảnh cây húng chanh trong tự nhiên

Hình ảnh cây húng chanh trong tự nhiên

Hình ảnh cây húng chanh trong tự nhiên

Hình ảnh cây húng chanh trong tự nhiên

Hình ảnh cây húng chanh trong tự nhiên

Hình ảnh cây húng chanh trong tự nhiên

Hình ảnh cây húng chanh trong tự nhiên

Hình ảnh cây húng chanh trong tự nhiên

Hình ảnh cây húng chanh trong tự nhiên

Hình ảnh cây húng chanh trong tự nhiên

Hình ảnh cây húng chanh trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây húng chanh, tên gọi, tác dụng, cách sử dụng, cách trồng loại cây này ra sao? Hy vọng bài viết này giúp ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây hoa giấy đẹp nhất, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Sinh Vật Cảnh -