Cây dừa cạn – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây dừa cạn là loại cây dễ sống, dễ trồng và dễ chăm sóc. Loại cây này vừa có tác dụng trang trí vừa là loại dược liệu chữa trị nhiều bệnh lý của con người. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu đặc điểm mô tả cây dừa cạn, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng.
Đặc điểm mô tả cây dừa cạn
Cây dừa cạn là loại thực vật thân thảo, có tuổi thọ cao, mọc tập trung thành bụi và có chiều cao trung bình khoảng 40cm – 80cm. Cây có nhiều cành nhánh, phần thân và cành có màu xanh đậm hoặc nâu đỏ. Lá dừa cạn nhẵn bóng, mọc đối xứng, hình trứng, chiều dài trung bình khoảng 3 – 4cm, chiều rộng khoảng 2 – 3cm. Hoa dừa cạn có nhiều màu sắc, các màu sắc chủ yếu là trắng, tím, đỏ, hồng. Hoa dừa cạn có 5 cánh, nở xòe trông khá đẹp mắt, cánh hoa xếp theo hình tròn, loại hoa này thường nở vào 6 đến tháng 9 hằng năm.
Đặc điểm mô tả cây dừa cạn mà chúng ta dễ nhận biết đó là khi ngắt lá hoặc bẻ cành sẽ chảy ra một chất nhựa có màu trắng đục như sữa tươi. Phần nhựa cây này khá độc, chúng ta không nên ăn hoặc tiếp xúc trực tiếp. Loại cây này sinh trưởng tốt ở nơi có khí hậu ấm áp, đất hơi khô và có nhiều ánh sáng tự nhiên. Cây thích nghi tốt với khí hậu Việt Nam, nếu cây sống trong điều kiện thời tiết quá lạnh, cây sẽ chết. Cây không chịu được ngập úng, khi đất quá ẩm sẽ làm cây sinh trưởng và phát triển chậm hơn bình thường. Tốt nhất, nếu chúng ta trồng cần tránh tưới quá nhiều, tới mùa mưa cần chú ý tới việc thoát nước nhanh cho cây.
Loại cây này ưa thích ánh sáng tự nhiên, khi cây hấp thụ được nhiều ánh sáng, lá cây sẽ cho màu sắc xanh bóng, đẹp mắt, màu sắc hoa cũng sẽ rực rỡ hơn. Bên trong cây dừa có chứa hơn 100 loại ancaloit, trong số đó, 2 ancaloit có tác dụng chống lại các khối u ác tính và bệnh bạch cầu cấp tính đó là vinblastine và vincristine. Do đó, loại cây này là nguyên liệu bào chế các loại thuốc chống ung thư được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Cây dừa cạn thuộc họ gì?
Cây dừa cạn có tên tiếng anh là catharanthus roseus. Cây có nhiều tên gọi khác như: Cây hoa tứ quý, cây hải đằng, cây bông dừa, cây rau dừa, cây dương giác, cây trường xuân hoa,… Cây không chỉ có màu sắc bên ngoài đẹp mắt mà cây còn có thời gian nở hoa khá dài. Do đó, cây rất thích hợp để trồng trong vườn, trong chậu và trồng trong bồn hoa ngoài trời.
Hơn hết, loại cây này là một loại cây thảo dược có tác dụng trong điều trị nhiều căn bệnh ở người. Việc cây dừa cạn thuộc họ gì là mối quan tâm của khá nhiều bệnh nhân đang muốn sử dụng loại cây dược liệu này. Cây dừa cạn thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae), thuộc chi Dừa cạn Madagascar (Catharanthus).
Cây dừa cạn có tác dụng gì?
Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, hợp chất vinblastine có trong cây dừa cạn có thể làm gián đoạn quá trình phân chia tế bào có hại. Chính vì vậy, hợp chất này được sử dụng để bào chế các loại thuốc điều trị ung thư vô cùng hiệu quả. Sau nhiều cuộc thử nghiệm về tác dụng của chất vinblastine có trong cây dừa cạn. Dược liệu này có tác dụng hữu hiệu trong điều trị ung thư máu, ung thư tinh hoàn, ung thư vú, ung thư bàng quang, ung thư buồng trứng và ung thư phổi. Chính vì vậy, dừa cạn đã trở thành mặt hàng dược liệu xuất khẩu chủ lực của nước ta từ năm 1990.
Các loại thuốc từ cây dừa cạn cũng ra đời từ đây, bao gồm: Thuốc trị tiểu đường, huyết áp, ung thư. Vậy tại Việt Nam, cây dừa cạn có tác dụng gì? Theo y học cổ truyền, cây dừa cạn có tính hàn, vị đắng, được sử dụng để tiêu thũng, hoạt huyết, hạ huyết áp, chữa bệnh lỵ, tiêu hoá kém, kinh bế, viêm đại tràng, an thần, trị viêm, giải độc, điều trị tiểu đường, vàng da, viêm nhiễm phần phụ, zona thần kinh và điều trị phong ngứa.
Theo kinh nghiệm dân gian, phần rễ dừa cạn có thể sắc lấy nước uống để tẩy giun và hạ sốt, thanh nhiệt, giải độc. Phần thân và lá dừa cạn có thể ngâm rượu, sắc nước uống thay nước hằng ngày để điều trị tiểu đường và các bệnh ngoài da. Công dụng trị bệnh tiểu đường của loại dược liệu này đã được người dân tại châu Úc, Ấn độ, quần đảo Antille, nam châu Phi công nhận. Tại Canada, nhiều cuộc thí nghiệm trên chuột đã cho ra kết quả khá khả quan. Cây dừa cạn là loại dược liệu có nhiều công dụng đã được chứng minh, chúng ta hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng.
Cách dùng cây dừa cạn khô
Cách dùng cây dừa cạn phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay đó là sắc thuốc uống từ cây dừa cạn khô. Cây dừa cạn khô cũng có thể được sử dụng để chế biến cao lỏng và sản xuất viên nén từ cao khô. Người dân thường sử dụng thuốc sắc cây dừa cạn khô để an thần, hạ áp, làm bền thành mạch, êm dịu thần kinh, chữa huyết áp, đái tháo đường và giúp lợi tiểu.
Chúng ta cần chuẩn bị 160g dừa cạn, 150g hoa hòe, 180g lá đinh lăng, 120g đỗ trọng, 160g cỏ xước, 140g cam thảo đất, 100g chi tử. Đem tất cả đi phơi khô sau đó đập vụn và trộn đều với nhau. Chúng ta có thể bảo quản hỗn hợp dược liệu này vào hộp thủy tinh, đậy kín. Hằng ngày, dùng 40g hỗn hợp dược liệu và hãm cùng với nước sôi trong vòng 10 phút. Sử dụng nước dừa cạn thay nước uống hằng ngày.
Ý nghĩa trồng cây dừa cạn trước nhà
Hoa dừa cạn mang nhiều ý nghĩa nhân sinh trong cuộc sống nên được rất nhiều người ưa chuộng trồng làm cây cảnh trang trí trong nhà. Lá và hoa dừa cạn sẽ thi nhau phát triển và vươn mình mạnh mẽ cả những thời tiết khắc nghiệt. Chính bởi sự đua nhau vươn lên này nên cây dừa cạn mang trong mình hình ảnh về những con người nhỏ bé nhưng luôn tràn đầy sức sống. Những chậu dừa cạn cảnh xuất hiện trong không gian sống của chúng ta sẽ đem lại cho người trồng nhiều may mắn, niềm vui.
Ý nghĩa trồng cây dừa cạn trước nhà đó chính là niềm vui, niềm hạnh phúc, sự sung túc và sum vầy của các thành viên trong gia đình. Trong các dịp sinh nhật, lễ mừng thọ, Tết, một chậu cây dừa cạn chính là món quà mang theo lời chúc sức khỏe ý nghĩa. Không những vậy, nhiều người luôn tin rằng, cây dừa cạn có khả năng trừ tà, mang lại nhiều nguồn năng lượng tốt cho ngôi nhà.
Tác hại của cây dừa cạn
Trong Đông Y, cây dừa cạn được xếp vào loại cây thuốc có độc nhẹ. Bên trong cây có chất alkaloid, đây là chất vừa có công dụng chữa bệnh nhưng cũng vừa là chất gây nên tình trạng mù lòa, tử vong nếu sử dụng nhiều. Do đó, chúng ta nên sử dụng dược liệu dừa cạn đã qua tinh chế, hạn chế sử dụng tươi. Nếu muốn sử dụng cây tươi sắc thuốc thì cần chú ý tới liều lượng và thời gian sử dụng. Để giảm thiểu tác hại của cây dừa cạn, tốt nhất chúng ta nên tham vấn qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn về liều lượng và cách dùng sao cho phù hợp.
Cách trồng cây dừa cạn nhanh ra hoa
Cây dừa cạn được trồng chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt. Cách trồng cây dừa cạn nhanh ra hoa như sau:
Bước 1: Chúng ta tiến hành ngâm hạt giống bằng cách bỏ hạt giống vào một miếng vải và đem ngâm trong nước ấm khoảng 4 – 6 tiếng.
Bước 2: Bón phân NPK và phân chuồng hoai mục cho đất.
Bước 3: Gieo hạt xuống đất với khoảng cách của các hạt là 4 – 6cm. Phủ thêm một lớp đất mỏng lên trên.
Bước 4: Tưới nước dạng phun sương ngày 2 lần/1 ngày vào sáng sớm và chiều mát.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm mô tả cây dừa cạn, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây dâu tây: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc
Sinh Vật Cảnh -Cây dâu tây: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc
Cây cam: Tổng quan chung, đặc điểm, công dụng và vai trò
Cây cứt lợn chữa viêm xoang, gội đầu, đặc điểm và ứng dụng
Cây chay: Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây chanh: Tuổi thọ, công dụng, cách trồng và ý nghĩa
Cây cà phê: Giới thiệu, đặc điểm, vòng đời và ý nghĩa
Cây bao báp: Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và cách trồng