Cây hà thủ ô: Cách nhận biết, phân biệt, tác dụng, cách dùng

Cây hà thủ ô là một loại dược liệu có nhiều công dụng trong việc điều trị một số bệnh lý ở người. Đặc biệt, loại cây này được biết tới là thần dược trong việc chữa bệnh tóc bạc sớm. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về cách nhận biết cây hà thủ ô đỏ, hà thủ ô rừng, phân biệt cây hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng, tác dụng và cách sử dụng ra sao? Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu.

Nội Dung Chính

Cách nhận biết cây hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô là thực vật dạng dây leo, có tuổi thọ cao, thân phân nhiều nhánh và mọc xoắn vào nhau. Phần thân có màu đỏ nhạt, lá có màu xanh đậm, mọc so le, lá hình tim, nhọn một đầu. Hoa hà thủ ô có kích thước nhỏ, mọc thành chùm, mọc ra từ kẽ lá, hoa có màu trắng. Loại cây này còn được dân gian gọi với nhiều cái tên khác: Cây thủ ô, cây dạ hợp, cây giao đằng,… Quả hà thủ ô có kích thước nhỏ, quả có hình trứng, màu xám nâu.

Cách nhận biết cây hà thủ ô đỏ

Cách nhận biết cây hà thủ ô đỏ

Cách nhận biết cây hà thủ ô đỏ dễ dàng nhất đó là dựa vào các đặc điểm bên ngoài: Rễ hà thủ ô đỏ là rễ củ, có màu nâu đỏ, chiều dài khoảng 6 – 10cm, chiều rộng trung bình khoảng 4 – 6cm, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, mỗi lá có khoảng 3 – 5 gân. Mặt lá có nhiều lông tơ bao phủ, cuống lá dài. Cây thường ra hoa vào tháng 9 – 11 hằng năm, ra quả sau khi ra hoa khoảng 1 tháng, 3 tháng sau quả sẽ chín.

Cây hà thủ ô được người dân thu hoạch để làm thuốc, các bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ củ. Loại cây này được thu hoạch quanh năm, tuy nhiên để thu hoạch được dược liệu có nhiều dưỡng chất tốt nhất nên thu hoạch vào mùa thu đông, khi cây đã khô héo. Người dân sẽ tiến hành đào lấy rễ, sau đó rửa sạch toàn bộ đất, chất bẩn và loại bỏ phần rễ con. Cuối cùng là đem phơi hoặc sấy khô. Dược liệu hà thủ ô không mùi, vị đắng, chát, có màu nâu, khi cắt đôi phần rễ ra sẽ thấy phần thịt rễ màu đỏ, hồng hoặc nâu.

Cây hà thủ ô rừng

Cây hà thủ ô là loại cây ưa thích ánh sáng tự nhiên, phát triển tốt ở những vùng có khí hậu cận nhiệt đới, nhiệt đới ẩm và nhiệt đới núi cao. Loại cây này sinh trưởng với tốc độ nhanh chóng khi được trồng ở vùng đất tơi xốp, độ ẩm cao, có nhiều mùn, đặc biệt là vùng trung du, vùng chân núi đá hoặc vùng đất đỏ bazan.

Cây hà thủ ô rừng

Cây hà thủ ô rừng

Tại nước ta, cây hà thủ ô rừng thường mọc hoang dại ở nhiều vùng núi, tại nhiều tỉnh thành khác nhau như: Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Hà Giang, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang,… Không chỉ những tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh phía Nam cũng đang bắt tay vào trồng loại cây này. Một số khu vực trồng loại cây này bao gồm Lâm Đồng, Bình Định và Phú Yên.

Phân biệt cây hà thủ ô đỏ và cây hà thủ ô trắng

Cây hà thủ ô trắng được nhiều người gọi bằng những cái tên khác như: Cây dây sừng bò, cây sữa bò, cây dây mốc, cây mã liên an, cây củ vú bò, hà thủ ô nam,… Tại Trung Quốc, loại cây này được gọi bằng nhiều cái tên khác như cây thái sơn bạch hà thủ ô, cây bạch thủ ô,… Cả hai loại cây hà thủ ô đỏ và trắng đều mọc hoang dại nhiều ở vùng đồi núi, được người dân lấy giống về trồng bằng cách giâm cành.

Phân biệt cây hà thủ ô đỏ và cây hà thủ ô trắng

Phân biệt cây hà thủ ô đỏ và cây hà thủ ô trắng

Nếu cây hà thủ ô đỏ có tác dụng giảm đau lưng gối, mỏi đau, xơ cứng động mạch, hoa mắt, chữa chứng thần kinh suy nhược, bồi bổ cơ thể, chữa các chứng váng đầu, tóc bạc sớm, huyết áp cao. Thì cây hà thủ ô trắng lại có công dụng chữa cảm mạo, viêm thận mạn tính, viêm ruột, tiêu chảy, sốt nóng, làm thuốc lợi sữa và bồi bổ cơ thể. Cả hai loại đều có những đặc điểm bên ngoài tương tự nhau. Tuy nhiên, cây hà thủ ô trắng được bao phủ bởi một lớp nhựa mủ màu trắng như sữa.

Phần củ hà thủ ô trắng có đường kính nhỏ hơn củ hà thủ ô đỏ. Phần thịt rễ bên trong cũng có màu trắng và chứa khá nhiều nhựa. Để phân biệt được cây hà thủ ô đỏ và cây hà thủ ô trắng, chúng ta còn có thể phân biệt dựa vào mùi vị của củ. Nếu hà thủ ô đỏ có vị chát, đắng nhẹ và nước sắc từ vị dược liệu này có màu tím còn dược liệu hà thủ ô trắng lại có vị ngọt, nước sắc cũng trong hơn và không có màu tím.

Cây hà thủ ô có tác dụng gì?

Dược liệu hà thủ ô trong Đông Y chính là phần rễ củ của cây hà thủ ô, tuy nhiên phần rễ củ này không ăn sống được mà sau khi bào chế thì mới có thể sử dụng được. Vị thuốc này đã được cả giới y học cổ truyền và giới y học hiện đại nghiên cứu và sử dụng. Trong nhiều cuốn sách y học cổ truyền của Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản, đã có ghi rõ tác dụng của loại dược liệu thần kỳ này là giải độc, tiêu ung thũng, kháng khuẩn, chữa bệnh nấm favus ở chân, bệnh lậu, mụn nhọt, tràng nhạc, ghẻ lở, điều trị viêm da mủ, eczema và chứng tăng lipid máu.

Theo y học cổ truyền Việt Nam, dược liệu hà thủ ô có vị chát, đắng, hơi ngọt, tính bình, được quy vào Thận và Can. Loại dược liệu này có tác dụng làm xanh tóc, đẹp da, nhuận tràng, ích tinh huyết, tiêu viêm, thông tiểu, kéo dài tuổi thọ, bồi bổ gan, thận và bổ máu. Ngay từ xưa, người ta đã sử dụng vị thuốc nam này để chữa thần kinh suy nhược, đại tiện ra huyết, chữa đau lưng mỏi gối, làm đen râu tóc, chữa tóc bạc sớm, di tinh, ung nhọt, mất ngủ, chữa sốt rét và các bệnh ngoài da,… Chính bởi những tác dụng tuyệt vời trong Đông Y nên nhiều người khá thắc mắc không biết trong y học hiện đại, cây hà thủ ô có tác dụng gì?

Cây hà thủ ô có tác dụng gì?

Cây hà thủ ô có tác dụng gì?

Theo các nghiên cứu, trong cây hà thủ ô có chứa nhiều thành phần hóa học như: Chrysophanol, tanin, saponin, emodin, rhein, chất đạm, phosphatid, chất béo, gluxit và tinh bột. Các chất này có tác dụng: Tăng nhu ruột, chữa viêm đại tràng, cải thiện thận yếu, làm cho phân lỏng, có lợi khi bị viêm đại tràng thể nhiệt, táo bón, tổng hợp melanin làm đen tóc, giúp tóc óng mượt, thúc đẩy tăng sinh hồng cầu, chữa nấm favus ở chân, giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, điều hòa lượng đường trong máu, cải thiện hệ tim mạch.

Ngoài ra, củ rễ hà thủ ô được sử dụng để sắc thuốc uống, có tác dụng bồi bổ gan, thận, thần kinh, bảo vệ sợi thần kinh cholinergic, hỗ trợ điều trị Parkinson, chữa mất ngủ, thiếu máu, suy nhược cơ thể, chữa kinh nguyệt không đều, ức chế virus SARS, virus sốt rét, chữa khí hư, bạch đới, bồi bổ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Lá cây hà thủ ô có uống được không?

Theo y học dân gian, không chỉ phần củ rễ mà phần lá của cây hà thủ ô đều được sử dụng để làm thuốc chữa trị một số bệnh lý ở người hiệu quả. Theo một số cuốn sách y học cổ có ghi chép lại, lá hà thủ ô có công dụng giảm đau nhức cơ, chữa trị chứng mất ngủ, chữa tóc bạc sớm, đau xương khớp, mẩn ngứa và trị táo bón. Hiện nay, có nhiều người thắc mắc việc lá cây hà thủ ô có uống được không? Thực chất, chúng ta có thể dùng lá hà thủ ô sắc thành nước uống để bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trị tóc bạc sớm, thông huyết, làm đẹp da và nhuận tràng.

Lá cây hà thủ ô có uống được không?

Lá cây hà thủ ô có uống được không?

Cách sử dụng hà thủ ô hiệu quả

Cách sử dụng hà thủ ô thông dụng và phổ biến từ trước tới nay đó là uống nước hà thủ ô trực tiếp. Chúng ta có thể mua bột củ hà thủ ô về để pha chung với nước lọc để uống hoặc sắc với hà thủ ô đã được phơi khô. Chúng ta sắc rễ củ hà thủ ô đã được phơi khô cùng với 1,5 lít nước và đun trong khoảng 30 – 45 phút.

Cách sử dụng hà thủ ô hiệu quả

Cách sử dụng hà thủ ô hiệu quả

Lưu ý: Chúng ta chỉ nên sử dụng nước uống hà thủ ô trong ngày.

Quả cây hà thủ ô có dùng được không? 

Hiện nay, chưa có một tài liệu nào ghi rõ về công dụng và cách sử dụng quả cây hà thủ ô. Do đó, chúng ta không nên sử dụng quả hà thủ ô, kể là lá và củ rễ nó có tốt tới như thế nào đi chăng nữa.

Quả cây hà thủ ô có dùng được không? 

Quả cây hà thủ ô có dùng được không?

Hình ảnh cây hà thủ ô trong tự nhiên

Cùng chiêm ngưỡng qua một số hình ảnh cây hà thủ ô trong rừng dưới đây:

Hình ảnh cây hà thủ ô trong tự nhiên

Hình ảnh cây hà thủ ô trong tự nhiên

Hình ảnh cây hà thủ ô trong tự nhiên

Hình ảnh cây hà thủ ô trong tự nhiên

Hình ảnh cây hà thủ ô trong tự nhiên

Hình ảnh cây hà thủ ô trong tự nhiên

Hình ảnh cây hà thủ ô trong tự nhiên

Hình ảnh cây hà thủ ô trong tự nhiên

Hình ảnh cây hà thủ ô trong tự nhiên

Hình ảnh cây hà thủ ô trong tự nhiên

Hình ảnh cây hà thủ ô trong tự nhiên

Hình ảnh cây hà thủ ô trong tự nhiên

Hình ảnh cây hà thủ ô trong tự nhiên

Hình ảnh cây hà thủ ô trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách nhận biết cây hà thủ ô đỏ, hà thủ ô rừng, phân biệt cây hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng, tác dụng và cách sử dụng ra sao? Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây dừa cạn – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -