Cây mít – Đặc điểm, ý nghĩa và kỹ thuật trồng

Cây mít là loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở nhiều nơi tại nước ta với mục đích thu hái quả và làm cảnh. Trái mít có vị ngọt, mùi thơm đặc trưng, được ưa chuộng sử dụng nên được trồng để phát triển kinh tế tại nhiều địa phương. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về các đặc điểm cây mít, ý nghĩa và kỹ thuật trồng loại cây này.

Nội Dung Chính

Giới thiệu cây mít

Cây mít thuộc họ Dâu Tằm, là loại cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, là loại quả quốc gia của Bangladesh. Loại cây này đã xuất hiện tại nước ta hàng ngàn năm nay, công dụng chính của loại cây này là trồng lấy trái. Quả mít có hàm lượng dinh dưỡng cao, có nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe con người. Loại cây này có tuổi thọ khá cao, chúng ta chỉ cần trồng một lần là đã có thể hái trái hằng năm. Mít không chỉ ăn tươi khí chín mà nó còn được chế biến thành nhiều món ăn khác như: Mít sấy khô, mít dẻo, chè, nước ép mít,… Các sản phẩm từ loại quả này được người tiêu dùng ưa chuộng đón nhận và sử dụng rộng rãi.

Giới thiệu cây mít

Giới thiệu cây mít

Trong những năm trở lại đây, người nông dân trồng mít với mục đích thương mại. Loại cây này cho năng suất và giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với các loại cây cho trái khác. Cây mít có mặt ở tất cả các tỉnh thành của Việt Nam, mỗi địa phương lại có những giống mít đặc thù khác nhau. Nơi có trữ lượng mít lớn nhất nước ta nằm ở các tỉnh phía Nam như: Đồng Nai, Cần Thơ, Hồ Chí Minh và Đắk Lắk.

Đặc điểm của cây mít

Cây mít là loại cây thân gỗ, có chiều cao trung bình khoảng 4 – 15m, cây có tuổi thọ cao, một cây mít thường sống trung bình khoảng 15 – 20 năm. Thân mít có màu xám nâu, có nhiều cành nhánh, trên mỗi cành nhánh lại mọc các cành non. Cành non của cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Lá mít màu xanh, có hình trứng, nhọn một đầu, dày, cứng, nhẵn bóng, không có răng cưa, cuống lá cong hình móc gài.

Đặc điểm của cây mít

Đặc điểm của cây mít

Đặc điểm của cây mít dễ nhận biết nhất như sau: Hoa mít mọc ra trực tiếp từ cành, trên cùng một cây mít sẽ có tỷ lệ hoa đực nhiều hơn hoa cái. Hoa đực thường mọc thành cụm, cuống hoa có lông tơ mềm bao phủ. Một cụm hoa có khoảng vài chục đến vài trăm bông hoa. Quả mít có kích thước khá lớn, hình dạng và kích thước tùy từng giống mít, trên vỏ có nhiều gai cứng và nhọn. Trong 1 năm, quả mít ra đầu tiên sẽ có kích thước lớn hơn các quả ra sau. Bên trong quả có chứa nhiều múi màu vàng (ngoại trừ một số giống mít không hạt), khi ăn có vị ngọt, có mùi thơm.

Giống mít Thái

Cây mít Thái có nguồn gốc từ Thái Lan, cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, có thể phát triển khoẻ mạnh trong cả những vùng đất khô hạn, quả mít ra quanh năm. Múi mít Thái dày hơn mít ta, màu vàng đậm, ít xơ, hương vị thơm, giòn và ngọt hơn. Một cây mít Thái 10 năm tuổi có thể cho khoảng 120 quả hằng năm.

Giống mít tố nữ

Cây mít tố nữ có chiều cao trong khoảng từ 15 – 20m, loại cây này cho trái khá sớm, chỉ sau khoảng 2 – 5 năm trồng đã có thể thu hoạch đợt quả đầu tiên. Mít tố nữ có múi nhỏ, nhiều nước và dẻo hơn mít Thái, khi ăn vào có vị sầu riêng.

Giống mít rừng

Cây mít rừng là loại mít mọc hoang dại chủ yếu các trong khu rừng, đồi núi. Trái mít rừng thường có kích thước khá nhỏ, cân nặng cao nhất chỉ khoảng 500g. Các múi mít rừng cũng có kích thước khá nhỏ, nhưng bù lại, mít rừng lại có chi chít múi và ít xơ.

Ý nghĩa cây mít trong đời sống

Cây mít có mặt ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam của nước ta, mỗi gia đình thường sẽ có ít nhất một cây mít trước nhà hoặc sau vườn. Không biết từ lúc nào, loại cây này đã trở nên gần gũi với người dân Việt Nam tới thế, nhất là khu vực nông thôn. Loại cây này không chỉ được biết tới là một loại cây cho trái thơm ngon mà còn là loại cây mang lại giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Cũng vì thế mà loại cây này được người dân trồng ngày một rộng rãi hơn. Trước kia, cây mít thường được trồng với mục đích ăn quả và chế biến các món ăn vặt, tráng miệng cho các thành viên trong gia đình.

Ý nghĩa cây mít trong đời sống

Ý nghĩa cây mít trong đời sống

Ngày nay, cây mít còn được trồng để mang lại không gian sống xanh, sạch, đẹp. Một số nơi đã khai thác gỗ mít để làm nguyên liệu sản xuất vật dụng gia đình. Cây mít có khả năng sinh trưởng và phát triển trong nhiều điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết khác nhau mà không cần bỏ quá nhiều công chăm sóc. Do đó, khi trồng loại cây này trước nhà sẽ đem lại bóng mát cho ngôi nhà, tạo không gian xanh, giúp chúng ta gần gũi với thiên nhiên hơn, từ đó cũng đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta về mặt sức khỏe.

Ý nghĩa cây mít trong phong thủy cũng khá đặc biệt. Theo nhiều cuốn sách phong thủy, cây mít mang ý nghĩa của sự tĩnh tâm, sự đoàn kết và kiên cường. Cây mít xanh tốt quanh năm, đâm chồi nảy lộc và ra quả thường xuyên nên nó còn mang ý nghĩa phát tài phát lộc, thăng tiến trong sự nghiệp, sự cố gắng vươn lên không ngừng dù cho có trải qua bao nhiêu thử thách và chông gai trong cuộc sống.

Công dụng của lá cây mít

Lá mít có kích thước lớn, mặt lá có nhiều gân nổi rõ lên trên bề mặt, mặt lá trên có màu sắc đậm hơn mặt dưới. Thực tế, từ trước tới nay, người ta thường chỉ sử dụng quả mít, lá mít thường ít được sử dụng. Tuy nhiên, lá cây mít cũng có nhiều công dụng tuyệt vời trong việc chữa bệnh. Ngay từ xưa, khi y học hiện đại chưa phát triển, lá cây mít đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc nam chữa bệnh của con người.

Công dụng của lá cây mít

Công dụng của lá cây mít

Theo một số cuốn sách về y học dân tộc, lá cây mít có tính bình, vị chát, có nhiều tác dụng như: Lợi sữa cho bà mẹ mới sinh, tiêu độc, khử trùng, an thần, làm ổn định huyết áp, điều trị mụn nhọt và tưa lưỡi ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, lá cây mít còn được sử dụng trong ẩm thực, lá mít có thể sử dụng để làm bánh lá mít – Món ăn nổi tiếng của miền Tây.

Kỹ thuật trồng cây mít ta bằng hạt

Cây mít được trồng chủ yếu bằng phương pháp ươm hạt hoặc trồng cây con. Sau khi ăn mít, chúng ta có thể thu lấy phần hạt, đem ngâm với nước khoảng 3 – 4 tiếng đồng hồ và ủ vào miếng vải ấm. Sau khoảng 3 – 4 ngày, hạt đã nảy mầm thì chúng ta có thể mang đi trồng. Kỹ thuật trồng cây mít ta như sau:

Bước 1: Lựa chọn nơi trồng thoáng mát, nếu trồng với số lượng nhiều thì cần đào các lỗ nhỏ cách nhau khoảng 1 – 1,5m.

Bước 2: Gieo trực tiếp hạt mít vào lỗ trồng, mỗi lỗ cách mặt đất khoảng 5 – 10cm.

Bước 3: Tưới nước lên toàn bộ bề mặt đất trồng. Tưới nước hằng ngày vào sáng sớm để đảm bảo độ ẩm cho cây con sinh trưởng.

Bước 4: Sau khoảng 1 – 2 tháng cây đã mọc lá nón thì tiến hành vun gốc và giảm dần lượng nước tưới.

Bước 5: Trong 2 – 3 năm đầu, cần tỉa toàn bộ hoa, quả của cây. Cây mít là loại cây ưa sáng, chúng ta cần cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây, tránh trồng cây dưới tán của các loại cây khác.

Kỹ thuật trồng cây mít ta bằng hạt

Kỹ thuật trồng cây mít ta bằng hạt

Hình ảnh cây mít trong tự nhiên 

Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây mít sum suê trái dưới đây:

Hình ảnh cây mít trong tự nhiên 

Hình ảnh cây mít trong tự nhiên

Hình ảnh cây mít trong tự nhiên 

Hình ảnh cây mít trong tự nhiên

Hình ảnh cây mít trong tự nhiên 

Hình ảnh cây mít trong tự nhiên

Hình ảnh cây mít trong tự nhiên 

Hình ảnh cây mít trong tự nhiên

Hình ảnh cây mít trong tự nhiên 

Hình ảnh cây mít trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây mít, ý nghĩa và kỹ thuật trồng loại cây này. Hy vọng bài viết hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. 

Xem thêm: Cây không khí: Phân loại, tác dụng, cách trồng và hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -