Cây quế: Giá trị kinh tế, tác dụng y học, ý nghĩa phong thủy
Cây quế là loại cây phát triển kinh tế của nhiều địa phương tại nước ta. Cây được trồng để lấy gỗ, làm dược liệu chữa bệnh và nguyên liệu trong nhiều ngành công nghiệp chế biến. Đọc ngay để tìm hiểu tổng quan về cây quế, giá trị kinh tế, tác dụng và ý nghĩa của loại cây này khi làm cảnh.
Tổng quan về cây quế
Cây quế có tên tiếng anh là cinnamomum cassia blume, tên dân gian là: Cây ngọc quế, cây gia tân nhục quế, cây nhục quế, cây quế thơm,… Cây được xếp vào nhóm cây thuốc vô cùng quý hiếm mang lại giá trị kinh tế cao. Các đặc điểm tổng quan về cây quế như sau: Cây có tuổi thọ cao, chiều cao trung bình khoảng 15 – 16m, những cây trưởng thành sống trong rừng có thể cao lên tới 20m. Cây có thân gỗ lớn, đường kính thân khoảng 1 – 1,3m. Lá quế là lá đơn, mọc đối xứng, gân nổi rõ lên trên bề mặt của lá, lá có màu xanh, mặt lá dưới có màu xanh đậm.
Quế là cây thường xanh, thân thẳng, vỏ cây có màu xám nâu, vỏ quế thường tróc vảy hoặc nứt dọc. Tất cả các bộ phận của cây quế đều có chứa hàm lượng tinh dầu khá cao, đặc biệt là phần vỏ. Sau khoảng 8 – 10 năm tuổi thì loại cây này đã bắt đầu ra hoa, hoa quế mọc thành chùm, có kích thước nhỏ như hạt gạo, màu trắng, mọc ra từ nách lá. Cây quế có tán lá hình trứng, xanh tốt quanh năm. Thông thường, mùa hoa quế là vào tháng 4 – 5 hàng năm, mùa thu hoạch quả sẽ là 1 – 2 năm sau khi ra hoa.
Quả quế có màu xanh, khi chín chuyển dần sang màu tím than, bên trong chứa 1 hạt duy nhất. Quả quế có hình trứng, cây quế trưởng thành sẽ có khoảng 1000 – 3000 quả quế. Rễ quế là dạng rễ cọc, phân nhiều nhánh, phát triển khá nhanh, các nhánh rễ mọc đan xen vào nhau và ăn sâu vào lòng đất. Do đó, cây có thể sinh trưởng trong cả những vùng đất thiếu dinh dưỡng, đất đai khô cằn và có độ dốc lớn. Cây ưa sáng nên khi trồng, cần cung cấp đầy đủ ánh sáng để cây sinh trưởng nhanh, khi cây hấp thụ được nhiều ánh sáng thì cây sẽ cho hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao.
Giá trị cây quế mang lại cho người dân
Cây quế là loại cây nguyên liệu trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Vỏ và quả quế được ứng dụng trong y tế, lá và vỏ ngoài của cây dùng để chiết xuất tinh dầu và làm gia vị nấu ăn, gỗ quế được khai thác để làm các đồ dùng, vật dụng trong gia đình, là nguyên liệu của ngành chế tác đồ mỹ nghệ. Giá trị cây quế mang lại là vô cùng lớn nên cây là sản phẩm kinh tế chủ lực của nhiều địa phương. Theo nhiều thống kê cho biết: Khi trồng 1 ha quế thì sau khoảng gần 20 năm, người dân có thể thu hoạch được từ 1 – 2 tấn vỏ quế. Mỗi tấn quế thu về khoảng 20 – 30 triệu đồng.
Nếu so sánh với việc trồng lúa thì quả là trồng quế thu về giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều. Bởi, để thu về được 10 tấn lúa thì chúng ta cần tới 10 ha đất, tương đương 20 ha ngô. Đặc biệt, những khu vực đất dốc như miền núi Bắc Bộ nên trồng loại cây này thay vì trồng lúa. Khi trồng lúa hay các loại cây lương thực khác trên đất dốc sẽ làm tăng độ xói mòn, giảm độ phì nhiêu của đất. Việc trồng quế trong liên tục 20 – 30 năm sẽ làm thảm thực vật dưới đất phát triển, lá quế rụng cũng sẽ cải tạo được đất và tăng cường hàm lượng dinh dưỡng có trong đất.
Hơn hết, theo nhiều người trồng quế, việc trồng quế cũng sẽ giảm thiểu được chi phí nuôi trồng hơn các loại cây lương thực khác. Trung bình, 1 ha chúng ta chỉ cần chi tiêu khoảng 7 – 10 triệu cho 4 năm đầu. Sau đó, chi phí chăm sóc cây sẽ được giảm dần theo các năm. Sau 15 năm, cây bắt đầu thu hoạch, lợi nhuận trung bình khoảng 20 – 24 triệu đồng cho 1 ha.
Cây quế rừng lấy gỗ
Mục đích trồng quế của người dân tại nước ta chủ yếu là lấy vỏ, lá, thân để phục vụ cho việc sản xuất tinh dầu, làm gia vị phục vụ cho ngành y dược. Một cây quế cho chất lượng gỗ tốt phải có tuổi đời trên 15 tuổi và việc khai thác gỗ đồng nghĩa với việc chặt hạ cây và giết chết cây. Bởi mục đích lấy vỏ và lá nên trong quá trình trồng, người dân thường chặt hết toàn bộ các cành nhánh, chỉ giữ lại các cành mọc tập trung trên ngọn. Do đó, gỗ quế có khá ít khuyết điểm, gỗ thường thẳng và không có nhiều khe nứt nên mang lại giá trị thẩm mỹ cao.
Các loại gỗ quế trên thị trường hiện nay, chủ yếu được khai thác từ cây quế rừng, do được khai thác quá nhiều nên số lượng quế trong tự nhiên đã không còn nhiều như trước nữa. Gỗ quế có màu sắc tự nhiên, ít khuyết điểm, ít bị cong vênh, co rút, có khả năng kết dính cao. Trong thân có chứa tinh dầu nên có thể xua đuổi được côn trùng tới gần. Do đó, gỗ quế được xếp vào nhóm gỗ cao cấp, có chất lượng tốt hơn các loại gỗ bạch đàn, gỗ thông hay gỗ tràm.
Tuy nhiên, gỗ quế cũng có những nhược điểm nhất định. Khi so sánh với gỗ lim hoặc các loại gỗ lâu năm thì gỗ quế có tính chịu lực khá kém, nếu trong quá trình gia công mà người thợ không biết cách xử lý gỗ, gỗ quế dễ bị nứt. Chính bởi các đặc tính của gỗ quế nên người ta đưa chúng vào làm việc sản xuất các đồ nội thất trong gia đình, đồ thủ công mỹ nghệ như: Bàn làm việc, giường ngủ, tủ quần áo, nôi cho trẻ em, đồ chơi cho trẻ em.
Tác dụng của cây quế đối với sức khỏe
Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, bên trong cây quế có chứa: Tinh dầu, (E)-cinnamaldehyd, tanin, đường, chất nhựa, coumarin, calci oxalat và chất nhầy,… Y học hiện đại xem dược liệu vỏ quế như một vị thuốc có tác dụng kích thích khả năng giãn mạch, tăng tuần hoàn hô hấp, kháng khuẩn, tăng nhu động ruột, kháng histamin, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hoạt động bài tiết, gây co bóp tử cung và tăng sức đề kháng. Trong Đông Y nước ta và Trung Quốc, dược liệu vỏ quế góp mặt trong rất nhiều bài thuốc điều trị chứng hôn mê sâu, đau bụng, tiểu tiện khó khăn, tiêu hoá kém, mạch chậm nhỏ, tả lỵ, đau lưng, mỏi gối, teo cơ, bế kinh và rắn độc cắn.
Tác dụng của cây quế đối với sức khỏe của con người là vô cùng lớn, nó được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng hằng ngày với một hàm lượng nhỏ. Bên trong chúng có hàm lượng chất hóa học giúp chống oxy hóa, chống khuẩn, chống nấm mạnh mẽ, cung cấp chất xơ, sắt, canxi, mangan. Khi sử dụng lâu dài, dược liệu này sẽ giúp giảm mỡ trong máu, điều trị tiểu đường, tiêu chảy, tăng cường trí nhớ, loại bỏ hơi có mùi hôi, giúp cơ thể sản sinh ít insulin hơn và hòa tan chất béo trong các tế bào.
Cây quế thơm trong ẩm thực
Ngày từ xưa, quế là một loại gia vị được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, người ta thường sử dụng dưới dạng vỏ quế khô hoặc bột quế. Trong các bữa ăn hằng ngày, quế có vị cay, ngọt, được sử dụng để tăng hương vị, sự hấp dẫn của các món ăn, khử đi mùi tanh của hải sản, cá, thịt,… Cây quế thơm cũng là nguyên liệu không thể thiếu trong các món phở, bún, bánh ngọt, bánh quy,… Hơn hết vỏ và lá quế còn được sử dụng để chế biến thành trà, trà quế có thể giúp giải cảm, làm ấm người.
Ý nghĩa cây quế cảnh
Trong tiếng Hán, “quế” đồng âm với “quý”, mà quý có nghĩa là vinh hoa phú quý. Trong dân gian, người ta thường cài một cành quế nhỏ lên đầu của cô dâu lúc bước vào nhà chồng với ý nghĩa “liên sinh quý tử” và cát tường. Nhiều người còn cho rằng, đây là một loài cây may mắn, nếu trồng cây quế cảnh trong nhà sẽ giúp cho gia chủ được công thành doanh toại, đỗ đạt khoa cử.
Hình ảnh cây quế trong tự nhiên
Dưới đây là một số hình ảnh cây quế trong tự nhiên, mời bạn chiêm ngưỡng qua:
Trên đây là toàn bộ thông tin tổng quan về cây quế, giá trị kinh tế, tác dụng và ý nghĩa của loại cây này khi làm cảnh. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây ngũ sắc: Ý nghĩa phong thủy, tác dụng, độc tố, cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây ngũ sắc: Ý nghĩa phong thủy, tác dụng, độc tố, cách trồng
Cây mít – Đặc điểm, ý nghĩa và kỹ thuật trồng
Cây không khí: Phân loại, tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây mâm xôi: Đặc điểm tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây long não và hợp chất camphor, thành phần cồn long não 10
Cây húng chanh: Tên gọi khác, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Cây hoa giấy đẹp nhất, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc