Cây ngũ sắc: Ý nghĩa phong thủy, tác dụng, độc tố, cách trồng

Cây ngũ sắc là loại cây xanh đa công dụng, vừa được sử dụng trong y học với nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả, vừa được sử dụng làm cây cảnh trang trí. Bởi hình dáng bên ngoài bắt mắt, lại dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể uốn nắn thành nhiều hình dạng khác nhau. Cây ngũ sắc đang dần trở thành loại cây cảnh phổ biến ở nhiều nơi. Đọc ngay để tìm hiểu về ý nghĩa phong thủy cây ngũ sắc, tác dụng chữa bệnh, độc tố và cách trồng loại cây này.

Nội Dung Chính

Ý nghĩa phong thủy cây ngũ sắc

Cây ngũ sắc còn được biết tới với nhiều cái tên khác như: Cây thơm ổi, cây hoa tứ quý, cây ổi nho, cây mã anh đơn, cây bông ổi, cây hoa tứ thời,… Ngũ sắc là cây bụi có thân thảo, kích thước nhỏ, chiều cao tối đa khoảng 1,5m. Mép lá có nhiều răng cưa, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. Hoa ngũ sắc mọc thành chùm, cánh hoa có 5 màu là đỏ, hồng, cam, vàng, trắng nên được gọi là ngũ sắc. Tại nước ta, cây được trồng chủ yếu để làm cảnh cho trường học, văn phòng làm việc, công viên, vườn nhà,…

Có một điều khá lạ lùng là tại hòn đảo New Caledonia của Pháp, loại cây này lại bị coi là loại cây mang lại dịch bệnh, cần được tiêu diệt. Cây ngũ sắc đã có mặt tại nước ta từ rất lâu, chúng không chỉ sở hữu vẻ đẹp rực rỡ mà còn mang trong mình ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Ý nghĩa phong thủy cây ngũ sắc chính là sức sống mãnh liệt, sự cân bằng và hài hòa trong cuộc sống. Cây có sức sống khá mãnh liệt, dù cho đất đai có khô cằn, cái nắng của mặt trời có hay gắt tới đâu, cây không cần chăm sóc mà vẫn xanh tốt. Nhiều người luôn tin tưởng rằng, mảnh đất nào có hoa ngũ sắc nở thì nơi đó có phong thủy an lành, những người sống tại khu vực này sẽ có cuộc sống bình an, phú quý, thành công và luôn gặp may mắn.

Ý nghĩa phong thủy cây ngũ sắc

Ý nghĩa phong thủy cây ngũ sắc

Ngoài ra, loại cây này còn là biểu tượng cho ý chí sinh tồn mạnh mẽ, trường tồn, sự kiên cường vượt qua mọi thử thách, khó khăn, gian khổ. Khi hoa nở, chúng như nói với chúng ta rằng: Hãy phấn đấu, vươn lên mạnh mẽ về phía trước để trở thành một phiên bản tốt hơn trong tương lai. Loài cây này sẽ mang tới nguồn năng lượng tích cực, loại bỏ những điều tiêu cực trong cuộc sống này.

Cây ngũ sắc cũng là một dấu ấn khó phai trong tuổi thơ của nhiều người. Đây là món quà mà lũ trẻ thường dành tặng cho nhau vào những dịp lễ kỷ niệm. Chúng thường hái hoa để làm thành vòng tay, vòng cổ, vòng nguyệt quế để đeo cho nhau. Khi ngắm nhìn loại cây này, tâm hồn chúng ta sẽ được an nhiên, bồi hồi xúc động về những kỉ niệm đáng nhớ của thời thơ ấu.

Bởi màu sắc và hình dáng hoa khá bắt mắt nên loại cây này được trồng để trang trí cho công viên, trường học, sân vườn, các con đường, vỉa hè. Loại cây này giúp cho cảnh quan được đẹp hơn, tạo một không gian sống xanh, sạch, đẹp, giúp cho chúng ta được thư giãn và dễ chịu hơn. Đây đích thị là loại cây cảnh trang trí mà bạn nên trồng.

Tác dụng của cây ngũ sắc đối với sức khỏe

Dược liệu ngũ sắc được thu hái từ phần rễ, lá và hoa. Hoa ngũ sắc là bộ phận có hàm lượng tinh dầu cao nhất và được sử dụng chủ yếu để chiết xuất tinh dầu. Theo nhiều nghiên cứu về thành phần và tác dụng của loại cây này, cây ngũ sắc có chứa các hợp chất hóa học như: Cadinen, geratocromen, demetoxygeratocromen, caryophyllene. Các hợp chất hóa học này đã được thí nghiệm trên các loài động vật và cho ra các kết quả rất khả quan. Các chất này có công dụng chống dị ứng, chống phù nề, chống viêm cấp và mãn tính.

Tác dụng của cây ngũ sắc đối với sức khỏe

Tác dụng của cây ngũ sắc đối với sức khỏe

Trong Đông Y, rễ ngũ sắc có dược tính mạnh mẽ nhất, có vị ngọt thanh nên thường được sắc thuốc uống chữa các bệnh xương khớp. Lá ngũ sắc có tính hàn, mùi thơm dễ chịu, có ít độc tố, có tác dụng hữu hiệu trong việc tiêu viêm, cầm máu, chữa viêm họng, viêm đường tiêu hóa và viêm phế quản. Hoa ngũ sắc là thành phần nổi tiếng trong Đông Y với công dụng điều hòa huyết áp, cầm máu.

Tác dụng của cây ngũ sắc đối với sức khỏe con người đã được y học hiện đại nghiên cứu và cho ra các kết quả khả quan. Do đó, chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng loại dược liệu này để chữa bệnh. Khi sử dụng nước sắc từ loại dược liệu, những triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm, đau do gãy xương sẽ được cải thiện một cách rõ rệt. Nhiều người đã sử dụng và cho kết quả điều trị vô vùng tốt. Tuy nhiên, tác dụng của loại dược liệu này còn được quyết định bởi từng loại bệnh và từng mức độ bệnh. Trước khi sử dụng, chúng ta cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn để có hướng điều trị tốt nhất.

Cách dùng cây ngũ sắc chữa viêm xoang

Với khí hậu nhiệt đới ẩm, việc thay đổi thời tiết đột ngột, không báo trước, ô nhiễm môi trường ngày càng nặng đã gây nên các bệnh về đường hô hấp cho con người. Viêm xoang là căn bệnh vô cùng phổ biến ở nước ta, theo thống kê, có khoảng 15 – 20% tổng số dân số mắc căn bệnh này. Để điều trị dứt điểm được căn bệnh này, người bệnh cần phải uống thuốc trong thời gian dài, ngắn nhất cũng phải 3 – 6 tháng thì mới chữa trị dứt điểm. Chính vì vậy, nhiều người đã chuyển qua điều trị bằng các loại thảo dược thiên nhiên.

Cách dùng cây ngũ sắc chữa viêm xoang

Cách dùng cây ngũ sắc chữa viêm xoang

Cây ngũ sắc chữa viêm xoang là cách chữa bệnh an toàn, lành tính, hiệu quả và không chứa tác dụng phụ. Cách thực hiện như sau: Chúng ta cần chuẩn bị khoảng 100g lá và rễ cây ngũ sắc tươi, 1 lít nước sạch. Rửa sạch nguyên liệu và cho vào nồi đun cùng với nước cho tới khi cạn 1 phần 3 lưtợng nước thì tắt bếp. Chia lượng nước ra làm 2 phần, 1 phần để uống và 1 phần để xông. Xông vùng mũi bằng dung dịch nước sôi vừa đun khoảng 3 – 4 lần/1 tuần để có kết quả tốt nhất.

Cây ngũ sắc có độc không?

Trong dân gian, loại cây này được nhiều người khuyến khích trồng bởi rễ của nó có thể hút chì trong đất. Tuy nhiên, lại có nhiều người khuyên không nên trồng nó bởi nó là một loại cây có chứa nhiều độc tố. Vậy, thực chất cây ngũ sắc có độc không? Theo các nghiên cứu về loại cây này, bên trong quả của cây ngũ sắc có chứa chất độc lantadene a và lantanin alkaloid. Hai chất này có thể gây giãn cơ, bỏng rát đường ruột và rối loạn tuần hoàn máu.

Cây ngũ sắc có độc không?

Cây ngũ sắc có độc không?

Ngoài ra, cây ngũ sắc cũng được xếp vào các loại cây ngoại lai nguy hiểm. Bởi, nó có tốc độ sinh trưởng vô cùng nhanh, việc hút quá nhanh các chất dinh dưỡng có trong đất sẽ làm tiêu diệt tất cả các loài sinh vật sống trong hệ sinh thái xung quanh. Do vậy, nếu đã trồng loại cây này thì tốt nhất không nên trồng bất kỳ loại cây nào xung quanh hoặc dưới gốc.

Cách trồng cây ngũ sắc nhanh ra hoa

Cây ngũ sắc có tốc độ phát triển nhanh, sống mạnh mẽ trong cả những môi trường khô hạn nên cách trồng và chăm sóc cũng rất đơn giản. Cách trồng cây ngũ sắc nhanh ra hoa như sau:

Bước 1: Đào hố trước khi trồng khoảng 20 – 30 ngày. Kích thước hố sẽ lớn hơn kích thước bầu cây khoảng 5 – 8cm, độ sâu tối thiểu của hố khoảng 30cm.

Bước 2: Bón lót phân chuồng hoai mục và vôi bột cho đất.

Bước 3: Cắt bỏ lớp nilon bên ngoài bầu đất, đặt cây vào hố trồng, lấp đất và nén chặt và tiến hành vun gốc cho cây.

Bước 4: Tưới nước ngay sau khi trồng cho cây để cây nhanh bén rễ. Tưới lượng nước vừa phải, tránh tưới quá nhiều làm đọng nước tại gốc, cây dễ bị thối rễ và chết. Tiếp đó tưới nước 1 ngày/1 lần vào mỗi sáng sớm, bón phân NPK kết hợp cùng phân lân 1 lần/4 – 5 tuần.

Cách trồng cây ngũ sắc nhanh ra hoa

Cách trồng cây ngũ sắc nhanh ra hoa

Hình ảnh cây ngũ sắc trong tự nhiên

Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh cây ngũ sắc đẹp trong tự nhiên dưới đây:

Hình ảnh cây ngũ sắc trong tự nhiên

Hình ảnh cây ngũ sắc trong tự nhiên

Hình ảnh cây ngũ sắc trong tự nhiên

Hình ảnh cây ngũ sắc trong tự nhiên

Hình ảnh cây ngũ sắc trong tự nhiên

Hình ảnh cây ngũ sắc trong tự nhiên

Hình ảnh cây ngũ sắc trong tự nhiên

Hình ảnh cây ngũ sắc trong tự nhiên

Hình ảnh cây ngũ sắc trong tự nhiên

Hình ảnh cây ngũ sắc trong tự nhiên

Hình ảnh cây ngũ sắc trong tự nhiên

Hình ảnh cây ngũ sắc trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về ý nghĩa phong thủy cây ngũ sắc, tác dụng chữa bệnh, độc tố và cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.

 Xem thêm: Cây mít – Đặc điểm, ý nghĩa và kỹ thuật trồng

Sinh Vật Cảnh -