Cây thốt nốt có ở đâu? Công dụng và cách ươm giống
Cây thốt nốt là loại cây phát triển kinh tế tại nhiều địa phương của khu vực miền Nam, để ra được một cân đường thốt nốt ngọt ngào, một ly nước thốt nốt thơm ngon, người trồng phải bỏ ra nhiều công sức. Vậy cây thốt nốt có ở đâu, công dụng, cách ươm giống và hình ảnh loại cây này thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây.
Cây thốt nốt có ở đâu?
Cây thốt nốt là loại cây trồng phát triển kinh tế tại nhiều địa phương, đường thốt nốt là mặt hàng xuất khẩu góp phần làm gia tăng sự phát triển kinh tế của nước ta. Cây có thân thẳng, cứng cáp, thân có hình trụ, chiều cao trung bình khoảng 25 – 30m, đường kính thân trung bình khoảng 40 – 60cm. Lá thốt nốt mọc cách giống lá dừa, mọc tập trung phía ngọn, khi lá già sẽ rụng đi và tạo các vết sẹo hình lưỡi liềm. Một cây thốt nốt trưởng thành có khoảng 20 – 30 lá, lá thường xoè rộng, cuống dài, cuống có nhiều gai, đường kính của cuống lá khoảng 1 – 2m.
Hoa thốt nốt thường mọc thành cụm, mọc ra từ nách lá, cuống hoa ngắn hơn chiều dài của lá. Trên cùng một cành cây, hoa đực và hoa cái có hình dạng khác nhau rõ rệt. Hoa đực có kích thước lớn, mọc chụm lại và phân thành nhiều nhánh hoa khác nhau. Cụm hoa đực dài khoảng 1 – 2m, có 8 nhánh hoa, mỗi nhánh có khoảng 3 chùm hoa, mỗi chùm lại chứa khoảng 30 bông hoa. Trong khi đó, cụm hoa cái lại không phân nhánh, chỉ mọc tập trung thành cụm, mỗi cụm có khoảng 25 – 30 bông. Quả thốt nốt là dạng quả hạch, có hình cầu, một số quả có hình trứng, đường kính của quả khoảng 15 – 20cm, cân nặng trong khoảng 2 – 2,5kg. Khi non, quả có màu xanh, khi chín quả sẽ chuyển dần sang màu xám hoặc đen, nội nhũ màu trắng, dạng cùi dừa. Mỗi quả chứa khoảng 3 – 4 hạt, khi quả chín, hạt thốt nốt hoá gỗ cứng.
Cây thốt nốt là cây nhiệt đới, phát triển nhanh ở những vùng có khí hậu nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Cây ưa sáng, có thể sống được trong môi trường khô hạn thời gian dài, phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau. Cây mọc nhiều ở sông suối, ven biển, ao hồ hoặc độ cao trên 800m so với mực nước biển. Cây có thể chịu ngập trong thời gian dài, thích hợp trồng ở những nơi có điều kiện nhiệt độ trung bình hằng năm là 32 độ C. Khi đảm bảo được chế độ dinh dưỡng và thời tiết thuận lợi, cây thốt nốt sẽ ra hoa hằng năm, cây sẽ thụ phấn nhờ qua côn trùng.
Phần hạt thốt nốt rơi xuống đất ẩm dễ nảy mầm và tự phát triển thành cây con. Cây thốt nốt có ở đâu là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi muốn tìm hiểu thông tin về loài cây này. Nhắc tới cây thốt nốt, chúng ta không thể không kể tới hai nơi nổi tiếng với các lò nấu đường thốt nốt truyền thống đó là huyện Tịnh Biên và Tri Tôn của tỉnh An Giang. Ngoài ra, một số tỉnh khác có trữ lượng lớn loại cây này đó là: Cần Thơ, Tây Ninh, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Tây Ninh. Độ tuổi để cây ra hoa sẽ tùy thuộc vào điều kiện sinh dưỡng của cây, nếu cây trồng mọc ở độ cao ngang bằng với mặt nước biển, cây sẽ ra hoa sớm hơn những cây trồng ở độ cao lớn hơn.
Công dụng của cây thốt nốt
Theo Đông Y, dược liệu thốt nốt có tính bình, vị ngọt, có công dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kiện tỳ, tiêu viêm, bồi bổ gan, thận. Theo nhiều nghiên cứu về loại cây này, bên trong cây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi như: Vitamin C, vitamin B3, vitamin B1, vitamin B2, canxi, photpho, sắt và potassium. Trong y học hiện đại, công dụng của cây thốt nốt đó là: Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, phòng ngừa thiếu máu, giảm tình trạng đau nửa đầu, giúp chắc khỏe xương khớp, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và làm đẹp da.
Bên trong quả thốt nốt có hàm lượng kẽm và selen lớn, có vai trò chống nhiễm trùng, ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, phòng bệnh ho, cảm cúm,… Những người bị thiếu máu, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai nên ăn loại quả này mỗi ngày.
Quả thốt nốt có chứa hàm lượng lớn inulin – Đây là loại chất xơ có thể kiểm soát sự lây lan của các loại vi khuẩn đường ruột, cải thiện tốc độ hấp thu khoáng chất cho cơ thể và thúc đẩy tiêu hóa tốt. Không những vậy, quả thốt nốt có công dụng làm sạch đường ruột, kích thích sự hoạt động của các enzym tiêu hóa, ngừa táo bón, đảo thải độc tố, làm sạch gan, chống oxy hóa, ngăn ngừa quá trình lão hoá.
Công dụng hoa thốt nốt
Hoa thốt nốt là nguyên liệu chính tạo nên đường thốt nốt thơm ngon, nổi tiếng. Mật từ nhụy hoa thốt nốt mang trong mình hàm lượng dinh dưỡng đáng kinh ngạc với nhiều công dụng tuyệt vời như:
- Chứa hàm lượng dinh dưỡng cao: Mật từ nhụy hoa thốt nốt chứa magie, sắt có tác dụng điều chỉnh hệ thống thần kinh, điều trị thiếu máu, bảo vệ các tế bào của cơ thể không bị tổn hại do các gốc tự do gây ra. Đường thốt nốt có thể sử dụng để bổ sung canxi, photpho và kali.
- Mật từ nhụy hoa thốt nốt có thể hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp khoáng chất, thanh lọc cơ thể, giảm đau nửa đầu, chữa cảm lạnh và ho.
Công dụng rễ cây thốt nốt
Theo Đông Y, rễ cây thốt nốt có tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, kiện vị, điều trị bệnh lậu, lợi tiểu, điều trị bệnh viêm gan, viêm dạ dày và chữa nấc cụt hiệu quả.
Cách ươm cây thốt nốt nhanh phát triển
Cây thốt nốt là loại cây được trồng phổ biến tại nước ta trong 1 thập kỷ qua. Cây mang lại giá trị kinh tế cao và được nhà nước khuyến khích trồng tại nhiều địa phương. Loại cây này được trồng chủ yếu bằng hạt, hạt thốt nốt rất dễ nảy mầm khi tiếp xúc với đất ẩm. Nhiều người thường tìm kiếm thông tin cách ươm cây thốt nốt nhanh phát triển, tuy nhiên loại cây này lại được trồng trực tiếp bằng hạt tại vị trí gieo hạt ban đầu luôn chứ không ươm cây non như nhiều loại cây khác.
Sau khi gieo hạt xuống đất khoảng 40 – 60 ngày thì hạt sẽ nảy mầm, chồi non sẽ nhanh chóng đâm sâu xuống lòng đất. Lúc này, rễ bắt đầu xuất hiện, rễ sẽ mọc ngược lên phía trên và phát triển nhanh chóng. Chiều dài cao nhất mà rễ có thể đạt được lúc này là khoảng 120cm. Sau khi gieo hạt được khoảng 9 – 12 tháng, cây non đã mọc khoảng 2 – 3 lá chồi.
Cây thốt nốt bao nhiêu năm có trái?
Cây thốt nốt là loại cây có tốc độ sinh trưởng khá chậm, một cây thốt nốt phải mất từ 4 – 6 năm thì mới hình thành thân. Cây phát triển phần rễ khá nhanh, tuy nhiên mỗi năm cây lại chỉ phát triển chiều cao được khoảng 20 – 30cm. Mỗi năm, cây phát triển thêm được khoảng 12 – 14 lá, tuổi thọ trung bình của lá thốt nốt khoảng 3 – 4 năm. Do đó, một cây thốt nốt trưởng thành chỉ có khoảng 50 – 60 lá.
Việc cây thốt nốt bao nhiêu năm có trái là câu hỏi được nhiều người trồng quan tâm. Cây có tuổi thọ cao, trung bình trong khoảng 100 – 150 năm tuổi, tuy nhiên thời gian thu hoạch chỉ khoảng 70 – 80 năm. Sau khi gieo hạt, cây từ 15 năm tuổi trở lên, cây mới bắt đầu cho trái, phấn hoa lúc này mới đạt chuẩn để khai thác và tạo đường thốt nốt.
Hình ảnh cây thốt nốt trong tự nhiên
Xem ngay một số hình ảnh cây thốt nốt trong tự nhiên mà Elead đã sưu tầm dưới đây:
Trên đây là thông tin cây thốt nốt có ở đâu, công dụng, cách ươm giống và hình ảnh loại cây thế nào? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây tràm – Đặc điểm phân biệt, công dụng và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây tràm – Đặc điểm phân biệt, công dụng và hình ảnh
Cây sầu đâu là cây gì? Công dụng, độc tố và cách trồng
Cây sim – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Cây tam thất – Phân loại, tác dụng và cách sử dụng
Cây sấu – Đặc điểm, vị trí trồng và thời điểm thu hoạch
Cây mây là cây gì? Công dụng, cách dùng và cách trồng
Cây quế: Giá trị kinh tế, tác dụng y học, ý nghĩa phong thủy